10 tác phẩm tiên phong làm thay đổi lịch sử của Queer Art

Queer British Art 1861-1967 là một triển lãm đột phá gây tiếng vang lớn tại bảo tàng Quốc gia London, nơi đây trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại được sáng tác từ góc nhìn của Queer. Mục tiêu của triển lãm nghệ thuật này nhằm tạo ra sự trao đổi và phát triển năng lực phản biện ở các khía cạnh văn hoá, xã hội và sự đa dạng của tính dục thông qua các hình thức nghệ thuật. 

Queer (hay nói cách khác là sự công nhận về khác biệt giới tính) đang được đón nhận những cái nhìn tốt hơn từ đông đảo mọi người. Ngay cả trong nghệ thuật, chủ đề này cũng đang phát triển và được chào đón nhiệt tình, tiêu biểu buổi triển lãm Queer British Art. Hôm nay, hãy cùng iDesign khám phá 10 tác phẩm ấn tượng tại buổi triển lãm này để chúng ta có cái nhìn cởi mở và hiểu hơn về cộng đồng LGBTQI nói riêng và Queer nói chung!


1. The Critics – Henry Scott Tuke (1927)

Hoạ sĩ Henry Scott Tuke đã vẽ bức tranh về những thanh niên Cornish đang tắm nắng và bơi lội – hình ảnh chắc chắn mang lại niềm vui cho nhiều khách hàng đồng tính nam của ông. The Critics là một trong những tác phẩm thành công nhất của Tuke. Bức tranh phác họa hai thanh niên khỏa thân nằm trên bờ biển với góc nhìn từ phía sau, họ đang đùa giỡn cùng với một thanh niên khác đang ngâm mình dưới nước. Tác giả thành công trong việc đưa chủ đề Queer trở nên vô cùng gợi cảm với những nét vẽ tinh tế, hình ảnh đáng yêu này gợi nhớ cho chúng ta đến tiểu thuyết Maurice của EM Forster.


2. Gluck – Hannah Gluckstein (1942)

Sinh ra ở London trong một gia đình Do Thái giàu có, Gluck sớm được biết đến như một người đồng tính, vì vậy cuộc sống và sự nghiệp không hề dễ dàng với cô. Bức chân dung tự họa hấp dẫn này được thể hiện với khuôn mặt phong trần và biểu cảm thách thức bên dưới mái tóc đen xù xõa trong gió, miêu tả sự tự chủ của cô. Khi còn trẻ, Gluck từng xuất hiện trong những bức tranh lạ thường như Peter – A Young English Girl (1923-4) bởi nghệ sĩ queer Romaine Brooks, đây là một bức chân dung ám ảnh của chính mình đối với cả bạn bè và người yêu của Gluck.


3. Self Portrait and Nude – Laura Knight (1913)

Năm 1913, các nhà phê bình đã mô tả bức tranh là “thô tục”, tác phẩm được vẽ bởi Laura Knight. Thế nhưng tác giả đã khẳng định sức mạnh từ cái nhìn sáng tạo của bản thân, gợi lên sự tinh tế của cô gái khỏa thân. Bức tranh này cũng gợi nhớ đến một nhân vật trong tiểu thuyết Women in Love của DH Lawrence.


4.  Head of a Greek Sailor – John Craxton (1940)

Được đào tạo như một nghệ sĩ ở London và Paris, những chuyến du lịch của John Craxton ở châu Âu đã đưa anh đến hòn đảo Hy Lạp, nơi anh trở thành một lãnh sự Anh. Thủy thủ Hy Lạp trong bức chân dung của Craxton gợi lên những nét cổ điển thời cổ đại kết hợp chủ nghĩa lập thể trên khuôn mặt và thân hình, tạo cho tổng thể bức tranh một sự ảo mộng thời Phục hưng về sự nam tính. Cứ như thể Picasso kết hợp với Pierre et Gilles để tạo nên tác phẩm này. Người thủy thủ trông trưởng thành với bộ ria mép, song ánh mắt lại thể hiện sự vụng về. Sự mềm mại mà anh toát ra cũng chính là điểm hấp dẫn đối với người xem.


5. Drawing of Two Men Kissing – Keith Vaughan (1958-73)

Bản vẽ bút chì đơn giản, hoàn hảo này trên giấy là tác phẩm đơn giản nhất được trưng bày tại triển lãm; với chất liệu than chì mang đến sự tinh tế cho tác phẩm. Hai người đàn ông hôn nhau với sự đam mê mãnh liệt là một chủ đề cực kỳ hiếm thấy trong lịch sử nghệ thuật châu Âu. Tuy chỉ được phác hoạ bằng những đường nét đơn giản nhưng tác phẩm có một sự trau chuốt đầy chủ ý, Drawing of Two Men Kissing của Vaughan xuất hiện ở thời điểm khi mà Queer vẫn chưa được chấp nhận và mãi đến một thập kỉ sau bức tranh mới được công chúng đón nhận. Bản phác thảo có màu đen trắng, một màu đượm buồn như sự biết trước của họa sĩ về cuộc khủng hoảng AIDS những năm 1980, nó sớm mang lại sợ hãi và nỗi đau cho một thế hệ đàn ông Queer mới.


6. Paul Roche Reclining – Duncan Grant (c. 1945)

Nghệ sĩ Duncan Grant sống tại Charleston đã dành phần lớn cuộc đời của mình để vẽ những bức tranh khỏa thân nam. Tác phẩm Bathing (1911) của ông cũng được trưng bày tại triển lãm, bên cạnh đó bức tranh Paul Roche đang nằm thể hiện rõ nhất sự gợi cảm khi sử dụng bảng màu của trường phái Hậu Ân tượng. Mặc dù trong lúc ngủ Roche vẫn gợi cảm với bộ ngực vạm vỡ và hai chân dang rộng. 


7.  Tea with Sickert – Ethel Sands (khoảng 1911-12)

Ethel Sands sinh ra ở Mỹ và học tập ở Paris, bà đã có một sự nghiệp thành công khi vừa là một nghệ sĩ, vừa được mọi người trong xã hội đón nhận. Một trong số ít nữ nghệ sĩ Hậu Ấn tượng làm việc tại London trước Thế chiến thứ nhất, bà đồng sáng lập nhóm nghệ sĩ và tổ chức triển lãm rộng rãi ở London. Bức ảnh trên của bà thể hiện một viễn cảnh lộng lẫy khác thường với kỹ năng miêu tả đỉnh cao, Ethel Sands vẽ từ góc nhìn trên cao và phía sau bộ áo lông của nghệ sĩ Walter Sickert.

Sands sau này sống với người bạn đời của mình, nghệ sĩ Anna Hope ‘Nan’ Hudson tại Château Keyboarduppegard ở miền Bắc nước Pháp (một bức tranh của Anna cũng được đưa vào triển lãm).


8. Figures in a Landscape – Francis Bacon (1956-57)

Francis Bacon sinh ra ở Dublin, trong cuộc sống và nghệ thuật, nghệ sĩ đều mong muốn xóa bỏ những mối đe doạ nguy hiểm và bạo lực tình dục. Trong bức ảnh này ông thể hiện hình ảnh những đô lực sĩ trở thành người yêu của nhau; những người yêu nhau lại trở thành kẻ thù. Họ yêu thương nhau trong sự tuyệt vọng khi ở một thập kỷ mà đồng tính luyến ái có thể nhận án tù.


9. Going to be a Queen for Tonight – David Hockney (1960)

Vào đầu những năm 1960, bức tranh trừu tượng Going to be a Queen for Tonight của Hockney bị nhầm lẫn với một cuộc biểu tình của phe cộng hòa. Tuy nhiên, đối với một số ít người, bức tranh thú vị ở cách sử dụng ‘Queen’ như một cách chơi chữ với ‘Queer’. Có những từ và số được viết nguệch ngoạc trên bề mặt của bức tranh, từ ‘Queen’ được lặp lại hai lần nằm ngang, dọc và một dãy số năm chữ số. Ban đầu những con số gây hiểu nhầm khi thông điệp mang ý nghĩa như: “Nữ hoàng là tù nhân trong lao ngục.”


10. Sappho and Erinna in a Garden at Mytilene – Simeon Solomon (1864)

Simeon Solomon được sinh ra ở London trong một gia đình Do Thái có truyền thống nghệ thuật, gia đình đã khuyến khích ông theo học tại Học viện Hoàng gia. Là một nhân vật quan trọng tiên phong thời Victoria, nhưng Solomon đã hai lần bị bắt và bị giam giữ vì giới tính của mình. Những vụ bê bối rượu chè cũng khiến cho ông gặp nhiều tổn thất trong sự nghiệp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác phẩm Sappho và Erinna của ông là một bản thi ca táo bạo và vui tươi về tình yêu đồng giới, và được mô tả dưới khung cảnh tuyệt đẹp của âm nhạc và thơ ca, sự chúc phúc của các vị thần, một thiên đường mùa xuân tươi mới.


Biên tập: Thao Lee
Theo: anothermag


Cùng tác giả

#Tag

art history Heirstory hoa si lịch sử nghệ thuật Queer queer art Queer British Art đồng tính

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mặc dù cuộc đời của ông ngắn ngủi một cách đáng buồn, nhưng những bức tranh thô mộc, cấp tiến của Jean-Michel Basquiat đã tạo được ảnh hưởng lâu dài…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…