8 tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ các bức tranh nổi tiếng

Các tác phẩm hội họa thường xuyên trở thành nguồn cảm hứng cho những tiểu thuyết gia. Dưới đây sẽ là một số ví dụ điển hình cho những nguồn cảm hứng này.

Có không ít những tiểu thuyết gia giả tưởng, ở cả thể loại truyện ngắn và truyện dài, thế nhưng vẫn có một số nhà văn viết truyện và tiểu thuyết dựa trên các tác phẩm hội hoạ có thật: tác phẩm hội hoạ đóng vai trò là nguồn tạo cảm hứng; từ đó, một cách tường minh hoặc hàm ý, mạch truyện dẫn ra dựa trên tác phẩm hội họa này. Một số nhà văn khác còn đi xa hơn, bằng cách sử dụng nội dung của tác phẩm hội hoạ làm cốt truyện cho tác phẩm văn học của của họ. Trong trường hợp này, từ nhân vật đến các sự kiện trong tác phẩm văn học này đều sẽ chịu sự ảnh hưởng của tác phẩm hội hoạ gốc.

Có rất nhiều lý do cho những niềm cảm hứng qua lại này, đó có thể là quá trình để sáng tạo không rơi vào lối mòn; cho phép người viết hình dung nên những viễn cảnh sống động; và cũng mở ra cơ hội cho nhà văn khám phá sâu sắc hơn một số ý tưởng nhất định.

Dưới đây là tóm tắt một vài tác phẩm văn học kinh điển được sáng tạo dựa trên tác phẩm hội hoạ có thật. Có một số tác phẩm chưa được phát hành ở Việt Nam nên chúng tôi tạm dịch tựa, mong các bạn bỏ qua nếu có sai sót.

In Sunlight or in Shadow, Lawrence Block biên tập

(Tạm dịch: Dưới ánh nắng hay trong bóng râm)

Nhà văn trinh thám nổi tiếng Lawrence Block đã biên tập lại tuyển tập truyện và tạo ra một loạt các câu chuyện rầu rĩ, cường điệu bằng cách sử dụng khung cảnh đầy tâm trạng có trong tác phẩm nghệ thuật của Edward Hopper. Một trong số đó, với xuất phát điểm là việc sử dụng các bức tranh của Hopper đã làm tác phẩm thay đổi theo chiều hướng khác xa so với ý tưởng ban đầu của hoạ sĩ – cụ thể như là câu chuyện của Craig Ferguson về một linh mục bị bệnh nan y, hay câu chuyện về di sản của Elvis Presley.

Tác phẩm “Kẻ thức đêm” (1942) nổi tiếng của Edward Hopper là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Khác với Edward Hopper, một số các tác giả khác dùng ngôn từ diễn dịch một cách sâu sắc hơn về bức tranh mà họ lấy cảm hứng, như Stephen King đã biến cảnh căng thẳng của một cặp vợ chồng với cánh cửa thấp thoáng hậu cảnh thành một câu chuyện đáng kinh sợ về những tên tội phạm trong hôn nhân với cách giết người đặc biệt không cần động tay. Một vài tác giả khác lấy bối cảnh từ những tác phẩm hội hoạ thời của Hopper, một số khác chọn bối cảnh hiện đại. Dù cùng sử dụng một phương pháp lấy cảm hứng, các tác phẩm có được lại rất đa dạng, khác biệt. Chính điều này giúp khẳng định hiệu quả của phương pháp sáng tạo văn học có phần đặc biệt trên.

Khát vọng sống – Irving Stone

Cuốn tiểu thuyết năm 1934 của Irving Stone có chủ đề xoay quanh cuộc đời và tác phẩm của Vincent van Gogh; tiếng vang của nó trong liên tục nhiều thập kỷ sau đó là minh chứng điển hình cho việc một tác phẩm hội hoạ có sức ảnh hưởng lâu dài sẽ gây được sự chú ý cho những tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ nó. Stone đã bao quát toàn bộ cuộc đời của Van Gogh, khám phá những phương pháp mà ông đã sử dụng để tạo nên những tác phẩm tiêu biểu nhất của mình. Dẫu vậy, đây không phải là bước đột phá duy nhất của Stone trên con đường nghệ thuật của ông. Nhiều năm sau, ông còn viết cuốn Nỗi đau và niềm vui sướng: Tiểu thuyết tự truyện của Michelangelo.

Con sẻ vàng – Donna Tartt

Có rất nhiều vấn đề được đặt ra trong cuốn tiểu thuyết thứ ba của Donna Tartt: về hoàn cảnh và sự di truyền của các gia đình. Câu chuyện kể về một chàng trai trẻ trải qua tuổi trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn; và góc nhìn chi tiết hơn về cuộc sống chi tiêu chắt chiu nơi phố thị. Đó cũng là câu chuyện về nỗi ám ảnh – cụ thể là nỗi ám ảnh của nhân vật chính về bức tranh năm 1654 của Carel Fabritius, một yếu tố quan trọng trong cuốn tiểu thuyết.

Bức tranh “Con sẻ vàng” (1654) của Carel Fabritius

Tác phẩm hư cấu của Tartt đi theo khuynh hướng thường thấy ở các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa và sáng tạo khác: Những bí mật lịch sử được trích dẫn từ văn học cổ điển. Khi tác phẩm Con sẻ vàng giành được giải thưởng Pulitzer, xu hướng viết truyện dựa trên tác phẩm hội họa trở nên phổ biến hơn.

Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai – Tracy Chevalier

Cuốn tiểu thuyết năm 1999 của Tracy Chevalier lấy chủ đề là quá trình sáng tạo nên bức tranh nổi tiếng của Johannes Vermeer. Tác phẩm khám phá các câu hỏi về sự sáng tạo, giới tính, sự gắn kết giữa nghệ sĩ và chủ thể, cũng như sự thay đổi của vai trò người nghệ sĩ trong xã hội.

Bức tranh “Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai” (1665) của Johannes Vermeer.

Một bản chuyển thể điện ảnh được phát hành vào năm 2003 đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Nhiều tiểu thuyết sau đó của Chevalier cũng đã được sáng tạo với mục đích khám phá cuộc đời của những con người sống ngược chiều và bất tuân đối với khuôn phép xã hội.

Artful – Ali Smith

Tạm dịch: Nghệ thuật phù phiếm

Nghệ thuật phù phiếm là một quyển sách khó phân loại của Ali Smith, tác phẩm bắt đầu với một loạt 4 bài giảng mà Smith đã thực hiện trong thời gian cô đến thăm Đại học St. Anne’s với tư cách một nhà văn. Họ quan tâm đến các chủ đề lớn như nghệ thuật, văn học, thời gian, và tham khảo một loạt các tác phẩm, nhà văn, nghệ sĩ thực sự. Đồng thời những bài giảng này cũng được lồng vào một bối cảnh lớn hơn, tạo cho chúng nét hư cấu: người kể chuyện thấy mình đang bị hồn ma của một tình yêu thất lạc viếng thăm. Nó biến quyển sách thành một nét đẹp rực rỡ, khi tập hợp các cuộc thảo luận thẩm mỹ trong các lĩnh vực siêu hình hơn và để mọi tình tiết ở trạng thái khó đoán trước.

Leviathan – Paul Auster

Tạm dịch: Thủy quái Leviathan

Tác phẩm Thủy quái Leviathan của Paul Auster là một cuộc vật lộn với hàng loạt các chủ đề lớn: mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị, khi các động cơ chính trị thúc đẩy những hành động nham hiểm và mối liên kết giữa những người gây ra chúng.

Bên cạnh đó, bằng những trùng hợp và ngẫu nhiên trong phần lớn tác phẩm của mình, Auster muốn thể hiện sự tôn trọng đối với dự án nghệ thuật mang tính khái niệm tên Cuốn danh bạ (The Address Book) của Sophie Calle, trong đó Calle liên lạc với những người có tên trong một cuốn danh bạ chỉ mà cô tìm thấy trên đường.

Because She Never Asked – Enrique Vila-Matas

Tạm dịch: Vì cô ấy chưa từng hỏi

Không chỉ Paul Auster, tác phẩm của Calle cũng đặc biệt gợi nhớ đến một số nhà văn trong những năm gần đây. Ví dụ cuốn tiểu thuyết ngắn Vì cô ấy chưa từng hỏi của Enrique Vila-Matas cũng lấy cảm hứng từ tác phẩm của Calle, trong đó xuất phát với việc pha trộn một mối quan hệ hư cấu giữa Calle và một nhà văn (có lẽ là đại diện cho tác giả). Thông qua cấu trúc đầy mê hoặc của tác phẩm, nó đặt ra những câu hỏi táo bạo về bản chất của việc kể chuyện, và đối chiếu cách thức mà tiểu thuyết gia và một nghệ sĩ giỏi xây dựng những cách kể chuyện.

The Exquisite – Laird Hunt

Tạm dịch: Đau đớn tột cùng/Đẹp tựa như tranh

Cuốn tiểu thuyết Đau đớn tột cùng năm 2006 của Laird Hunt gồm nhiều thứ trong một tiểu thuyết cùng một lúc: một bức thư tình gửi đến một nơi cụ thể của thành phố New York, một câu chuyện ám ảnh và điên loạn, và một câu chuyện ma quái không giống bất kỳ điều gì khác. Nhưng nó cũng lấy cảm hứng dồi dào từ bức tranh Lớp học giải phẫu của Tiến sĩ Nicolaes Tulp do Rembrandt thực hiện năm 1632, một tác phẩm nổi bật cảnh cơ thể của một tên tội phạm bị hành quyết. Bản thân bức tranh được lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết, nhưng hình ảnh của nó cũng lặng lẽ thấm vào văn xuôi của Hunt để tạo một hiệu ứng ớn lạnh xuyên suốt.

Tác phẩm “Lớp học giải phẫu của Tiến sĩ Nicolaes Tulp” (1632) là một trong những kiệt tác đời đầu của Rembrandt.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Huffpost

Cùng tác giả

#Tag

ali smith cảm hứng văn học con sẻ vàng edward hopper in sunlight or in shadow irving stone khát vọng sống lịch sử văn học liturature paul auster văn hóa văn học nước ngoài vermeer vincent van gogh

iDesign Must-try

Làng lụa Mã Châu
Làng lụa Mã Châu
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng thêu Văn Lâm
Làng thêu Văn Lâm
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
Tây Tạng là một nơi xa xăm, rất xa sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Truyền thông phương Tây chỉ nói về khu vực này khi nó dính…
Điểm tin nghệ thuật thế giới Tháng 02/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới Tháng 02/2023
Trước những biến động của nền kinh tế, trái đất chúng ta đang sinh sống và tiến bộ của khoa học công nghệ, nghệ thuật vẫn đang đóng một vai…
Xem Trung Võ làm mới các tác phẩm văn học trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân
Xem Trung Võ làm mới các tác phẩm văn học trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân
Yêu thích những tác phẩm đến từ tập truyện Vang bóng một thời, Trung Võ đã quyết định vẽ một bộ tranh minh hoạ cho 12 chương của sách với…