Bầu không khí cô đặc của nước Mỹ thập niên 20 qua 10 tác phẩm di sản của Edward Hopper

Bằng cách tái hiện lại đời sống của người dân Mỹ qua những khung cảnh đời thường mang trong mình nhiều bí ẩn, cuộc sống hằng ngày ở nước Mỹ vào thế kỷ 20 đã được Edward Hopper diễn tả thông qua vẻ đẹp kiều diễm cuốn hút người xem mang đậm chất cá nhân của ông. Tác giả của bức tranh Nighthawks này đã để lại một di sản bằng tranh đồ sộ có sức ảnh hưởng lớn đến nền điện ảnh thế giới. Nào, hãy cùng điểm qua 10 tác phẩm nổi bật để tìm hiểu về phong cách nghệ thuật đặc sắc của ông nhé!

Sinh năm 1882 tại New York, Edward Hopper là một hoạ sỹ người Mỹ chuyên vẽ về những khung cảnh thành thị. Xuất phát là một nghệ sĩ minh hoạ, ông trở nên hứng thú với hội hoạ khi có dịp hợp tác với các nghệ sĩ tại trường Ash Can, một trường phái vẽ tả thực và lấy cảm hứng từ những vùng đô thị ở ngoại ô New York. Sau đó, Hopper du ngoạn châu Âu ba lần, và bắt đầu chịu ảnh hưởng lớn từ những bức tranh của Edgar DegasEdouard Manet. Mặc dù phong cách của họ khá khác biệt, họ đã giúp ông bắt đầu chuyến hành trình tái hiện đời sống qua tranh của mình.

Edward Hopper

Vào thời gian đầu trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, ông làm việc với tư cách một nghệ sĩ minh hoạ để kiếm sống. Nhưng những bức tranh sơn dầu mới thực sự là thứ khiến ông xúc động. Ông lấy cảm hứng từ những khung cảnh thường ngày và làm nổi bật nên những phẩm chất tuyệt vời, đẹp đẽ nhất.


Diễn dịch một nước Mỹ vào thế kỷ 20 qua tranh

Edward Hopper mở studio của mình tại New York và rất nhanh sau đó ông trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc phong trào hội hoạ Hiện thực tại Hoa Kỳ khi vén mở cuộc sống đời thường của những người đồng hương. Các tác phẩm của ông phản ánh chủ yếu lòng hoài niệm về một nước Mỹ xa xưa mà sâu trong đó ẩn chứa những đấu tranh nội tại giữa nhân vật trong tranh và nơi chốn họ đang ở.

Ngôi nhà cạnh đường ray (House by the Railroads), 1925
Automat, 1927
Chop Suey, 1929
Sáng sớm chủ nhật (Early Sunday Morning), 1930

Bố cục sân khấu

Đôi mắt của Hopper có khả năng bắt giữ được những khung cảnh tuyệt vời và những cảm xúc diệu kỳ vào thời điểm vô cùng chính xác. Người xem tranh ông không chỉ là một khán giả mà còn nghiễm nhiên trở thành một kẻ nhìn trộm (voyeur), khi sự tò mò của họ chặn lại sự tĩnh tại trong khoảnh khắc – một góc nhìn khó chịu khơi dậy bởi cái chạm nhiếp ảnh và điện ảnh của Hopper. Như thể chúng ta đang lạc vào một câu truyện trinh thám kỳ bí và mỗi khung cảnh đều ẩn chứa những điều đáng ngờ và kỳ dị.

Căn phòng tại New York (Room at New York), 1932
Bộ phim New York (New York Movie), 1939
Văn phòng buổi đêm (Office at night), 1940

Một di sản hình ảnh chưa từng có

Trong trung tâm thành phố, phía trước một cửa tiệm, quán cà phê, và nhà hàng, Hopper mời gọi ta nhìn vào bên trong. Hơn nữa, chúng ta phải thật sự ngắm nhìn tỉ mỉ đến khi thật sự hiểu điều ông muốn nói. Trong bất cứ tác phẩm nào của Hopper, bóng đổ, dáng điệu, ánh sáng và kiến trúc đều là những lời gợi ý dành cho thông điệp đằng sau, một bí mật cần được khám phá.

Trạm xăng (Gas), 1940
Những người đi đêm (Nighthawks), 1942
Căn phòng cạnh biển (Rooms by the Sea), 1951

Những bức tranh của Hopper đã và sẽ luôn trở thành lời diễn dịch mở. Bạn thấy gì mỗi khi ngụp lặn vào những khung cảnh thiếu thốn, tối giản hay những dáng điệu khó hiểu của các nhân vật trong tranh? Mỗi tác phẩm tạo ra không khí riêng của nó và mỗi không khí hé mở một mặt khác của cuộc sống thường ngày ở Mỹ, đôi khi bức bối, lạc lõng, câm lặng và cô đơn.

Nguồn: Kazoart

Cùng tác giả

#Tag

ánh sáng cuộc sống edward hopper hội hoạ inspiration mỹ nhân vật tranh đời sống

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Bị thu hút đặc biệt bởi các khu dân cư ấm cúng đầy màu sắc được bao quanh bởi bầu không khí huyền ảo, Alfie Caine – một họa sĩ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…
Albert Bierstadt (Phần 1)
Albert Bierstadt (Phần 1)
Trong loạt bài ba phần, chúng ta sẽ tìm hiểu về một nhân vật quan trọng của hội hoạ phong cảnh Mỹ nói chung và cả trào lưu trường phái…
Chủ nghĩa Quang chiếu / Luminism (Phần 3)
Chủ nghĩa Quang chiếu / Luminism (Phần 3)
Trong phần cuối của loạt ba bài về chủ nghĩa Quang chiếu, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm nổi bật của phong cách này, bao gồm cả hội hoạ…
Bản phác thảo đầy bí ẩn và u sầu của Dadu Shin
Bản phác thảo đầy bí ẩn và u sầu của Dadu Shin
Dadu Shin – nghệ sĩ minh họa sống và làm việc tại Brooklyn, New York, đã sử dụng bút bi màu xanh để phác thảo nên những bức vẽ đầy…