Biến cố đau thương của Ernst Haeckel và niềm cảm hứng với loài sứa vĩ đại

Câu chuyện biến nỗi thương đau của một cuộc đời thành sự kỉ niệm những điều lớn lao trong cuộc sống.

“Tôi mong bạn có thể chăm chỉ chuyên tâm vào lĩnh vực khoa học và những hồi tưởng đau đớn càng sâu càng tốt,” Charles Darwin đã viết vào mùa xuân năm 1864 cho thông tín viên người Đức trẻ vô danh, người vừa mới gửi cho ông hai hồ sơ của bài nghiên cứu được minh họa rất ấn tượng về các thực thể đại dương đơn bào – một kiệt tác khiến Darwin mê mẩn bởi chúng là một trong những thứ tráng lệ nhất mà ông từng thấy.

Tuy nhiên Ernst Haeckel (16 tháng 2 năm 1834 – 9 tháng 8 năm 1919), người đã đặt ra thuật ngữ ecology (sinh thái học) và trở thành người dẫn đầu xuất chúng về sự tiến hóa lại ám ảnh về những kí ức vốn dĩ không thể nào bị lãng quên được. Vài tháng trước đó, vào sinh nhật thứ 30 của mình, Anna, tình yêu của đời ông, đã rời xa ông khi sử dụng phải một loại thuốc gây tử vong trong khi cả hai chuẩn bị cưới nhau vào mùa hè năm ấy sau thời gian đính hôn dài. Đây là khoảng thời gian cả hai gắn bó cùng nhau đủ lâu để bắt đầu một gia đình mới kể từ khi Ernst nhận được sự bổ nhiệm hàn lâm đầu tiên của mình.

Anna Sethe và Ernst Haeckel trước khi bà qua đời.

Trước sự mất mát đầy người thương yêu đầy đau đớn, nhà sinh học đại dương trẻ đã di chuyển đến Pháp để quên đi thương đau. Khi băng qua bãi biển ở Nice với tâm trí đang lưu lạc phương nào và một trái tim trống vắng, ông đột nhiên dừng lại. Có một thứ gì đó khiến ông chú ý, và chỉ những điều tuyệt vời mới có thể bắt lấy tâm hồn đã vỡ tan sâu sắc của ông: Nổi trên mặt hồ là một con sứa – một loài sứa mà ông chưa từng nhìn thấy trước đó.

Thamnostylus Dinema (bản in có sẵn).

Haeckel đã bị mê hoặc bởi loài sứa 10 năm trước, vào năm 20 tuổi khi đi cùng một người hướng dẫn về thám hiểm nghiên cứu và đánh bắt cá. Ông đã hồ hởi chia sẻ trong lá thư gửi đến ba mẹ mình rằng:

“Ba mẹ sẽ không thể tin được về những điều mới lạ mà con đã thấy và học được ở đây mỗi ngày đâu; nó vượt xa những kì vọng và mong đợi của con. Mọi thứ con học được trong sách vở trong nhiều năm, con đều thấy tận mắt ở đây, cứ như thể con bị bỏ bùa vậy. Mỗi giờ trôi qua đều mang cho con nhiều ngạc nhiên và bổ ích, đem đến những kí ức thật sự tuyệt vời cho thời gian sắp tới.”

Aequorea, Orchistoma, Zycocanna, Olindias (bản in có sẵn).
Pectyllis Arctica (bản in có sẵn).
Polybostricha (bản in có sẵn).

Loài sứa mà con thuyền kéo lên đã vượt qua sự tưởng tượng của Haeckel với vẻ đẹp thoát tục và những bí ẩn khoa học chưa được khám phá của chúng: Ông biết rằng các sinh vật đơn bào dạng ống ấy được cho là tiến hóa từ những quả trứng sứa và tự hỏi liệu đó có phải là nền tảng để những kì công rực rỡ phức tạp khác được tiến hóa từ sinh vật đơn bào này không. Tuy nhiên khi đặt câu hỏi cho giáo viên hướng dẫn của mình, ông rất ngạc nhiên khi nhận được một tuyên bố đầy thú vị – giáo viên hướng dẫn thừa nhận rằng nguồn gốc sinh vật này là hoàn toàn bí ẩn.

Dipurena, Euphysa, Steenstupia (bản in có sẵn).
Cannorhiza, Versura (bản in có sẵn).

Giờ đây, sau một thập kỉ và những đau đớn, Haeckel để cho sự quyến rũ này chi phối mình, theo đuổi kết nối song song giữa việc khám phá những vẻ đẹp lộng lẫy với các thử thách khoa học đầy thú vị. Trong quyển Tragic Sense of Life: Ernst Haeckel and the Struggle over Evolutionary Thought (thư viện công), Robert J. Richards tranh luận rằng “Khoa học và di sản của Haeckel dành cho thuyết tiến hóa hiện đại đã cho thấy các đặc tính cố hữu của chúng, khi chịu tác động bởi trải nghiệm đầy đau thương trong cuộc sống của ông.” Ông cũng đánh giá cách mà người đàn ông trẻ tuổi này đương đầu với những biến cố cá nhân, yếu tố định hình tầm nhìn khoa học và trí tưởng tượng đầy nghệ thuật của ông:

“Ernst Haeckel cảm thấy được đam mê của mình dành cho sinh vật siêu việt này thông qua tình yêu, nó giúp ông sung sướng tột cùng rồi vùi mình trong tuyệt vọng. Trải nghiệm này đã xâm chiếm thái độ kiên định đầy lí trí của ông, thậm chí biến khoa học thành một ý nghĩa lớn lao giúp ông thoát khỏi bàn tay tử thần.

Khi tình yêu chết lịm và nỗi trống trải thế chỗ, khoảng trống nhanh chóng được lấp vào bằng những nỗi buồn chẳng thể tránh khỏi, đắng cay và tuyệt vọng mà bạn bè cũng không thể nào xoa dịu. Thông qua màn sương mù đầy độc tố, Haeckel tìm ra lối thoát, là hiến dâng bản thân cho sự nghiệp, dùng nó để vượt qua sự mong manh của mình. Ông không ngừng thúc đẩy lý tưởng của Darwin và hướng nó về những ai từ chối nhìn nhận cuộc sống và cái chết với tâm ý đối diện điều hiển nhiên này.”

Haeckel dành 15 năm tiếp theo để nghiên cứu và thực hiện minh họa cho những sinh vật kì lạ và đẹp đẽ này – hình dáng chúng như cây và nấm, gợi liên tưởng đến bầu nhụy hoa và những con tàu không gian. Đây là những sinh vật đẹp nhất mà ông từng gặp và ông lấy tên cho chúng theo người thân yêu đã mất: Mitrocoma Annae – “dải băng buộc đầu của Anna”.

Mitrocoma (bản in có sẵn).

Một khoảng thời gian khá lâu trước khi Carl Chun, người đồng nghiệp và đồng hương với ông hoạt động trong lĩnh vực sinh học, thuê một người họa sĩ để minh họa cho mục bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới về động vật thân mềm dưới biển sâu, Haeckel đã tự mình minh họa cho bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới về loài sứa biển sâu. Đây là một danh mục gồm nhiều phần về hơn 600 các loài sứa. Đính kèm với bài luận khoa học tuyệt vời của ông là nỗi niềm riêng tư về đau thương của mình:

Mitrocoma Annae là thực thể quyến rũ và tinh tế nhất trong tất cả các loài sứa. Tôi phát hiện ra nó lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1864 ở Vịnh Villafranca gần với Nice… Chuyển động của nó thật kì diệu và tôi cảm thấy thích thú khi dành hàng giờ nhìn những xúc tua trông như đồ trang trí vàng hoe được kéo dài từ một chiếc ô và cùng nhau xoắn lại chỉ với những chuyển động mềm mại nhất. Tôi đặt tên loài vật này là công chúa của Eucopiden như một sự tưởng nhớ đến người vợ yêu quý không bao giờ bị lãng quên của tôi, Anna Sethe. Nếu thành công trong cuộc hành hương khắp thế giới để cống hiến cho nền khoa học tự nhiên và con người, tôi xin được dành phần công lao lớn nhất cho người vợ yêu quý, người bị tước khỏi vòng tay tôi bởi cái chết quá đột ngột…

Ulmaris, Undosa, Aurosa (bản in có sẵn).
Floscula, Floresca (bản in có sẵn).
Cunarcha Aeginoides (bản in có sẵn).
Ephyra, Palephyra, Zonephyra, Nausicaa (bản in có sẵn).
Pectis Antarctica (bản in có sẵn).
Polycolpa Forskalii (bản in có sẵn).
Tesserantha Connectens (bản in có sẵn).
Periphylla Mirabilis (bản in có sẵn).
Leonura Terminalis (bản in có sẵn).
Tetranema, Dissonema, Thaumantias, Cosmetira, Melicertella, Polyorchis (bản in có sẵn).
Tessera, Depastrella (bản in có sẵn).
Pericolpa (bản in có sẵn).
Periphylla (bản in có sẵn).

Khi Haeckel, ở độ tuổi gần 50, có thể xây dựng một ngôi nhà cho mình ở Jena, ông tô điểm tường nhà bằng các bức bích họa về loài sứa và đặt tên nó là Villa Medusa.

Codonium, Sarsia, Dicodonium, Amphicodon, Amalthaea (bản in có sẵn).
Drymonema Victoria (bản in có sẵn).

Bất kì ai đã trải qua mất mát người thân đầy đau thương sẽ biết rất rõ khoảnh khắc ấy – khoảnh khắc có thể kéo dài nhiều tháng, năm, một đời – tựa như cách duy nhất để gạt đi những chịu đựng là đánh mất bản thân mình. Có lẽ điều khiến Haeckel tìm đến những sinh vật này là vì cơ chế sinh học tiến hóa đặc biệt của chúng, làm tan biến ý niệm về một thực thể. Trong vòng đời phức tạp của chúng, khái niệm sinh sống đơn lẻ là vô cùng bình thường. Một thực tại được liên kết về mặt tâm lý với sự tồn tại của loài người, ở đó chúng ta dành cả đời để nhận biết đâu là nơi ta sẽ chết và đâu là nơi thế giới bắt đầu, cũng chính là sự liên kết tâm hồn với cấu tạo vật lý của loài sứa. (Nhà khoa học và nhà thơ vĩ đại Lewis Thomas đã khám phá ra điều này rất lâu sau khi tác phẩm Haeckel in Medusa and The Snail – một trong những kì công to lớn và đẹp đẽ nhất từng được viết về nghịch lý của một thực thể.) Một số loài sứa tồn tại thông qua quá trình luân phiên xen kẽ các thế hệ – con lớn sẽ bơi trôi nổi và tái sản sinh, tuy nhiên ấu trùng xuất phát từ trứng được thụ tinh sẽ trở thành những sinh vật tựa như quái vật Hydra thời cổ đại có nguồn gốc từ đáy biển, thực hiện nhân bản vô tính rồi sau đó lặp lại chu kỳ này để phát triển thành loài sứa trưởng thành. Vài loài sứa tồn tại như một phần chuyên biệt trong nhóm động vật thuộc địa có các tế bào đơn lẻ dần biến thành cơ quan thông qua quá trình tái sản sinh, tiêu biến và vận động.

Đối với Haeckel, sự quyến rũ và niềm vui từ loài sứa này xuất phát từ tố chất thoát ly của nó. Khi so sánh chúng tựa như những bó hoa được tự nhiên phú cho “một cấu trúc phức tạp chỉ ra sự phân chia đầy thú vị và cao cấp trong quá trình sinh sản,” ông viết:

Hãy nghĩ về một bó hoa nhỏ, những chiếc lá và chồi có màu của nó trong suốt như thủy tinh, một bó hoa trôi qua dòng nước thật nhẹ nhàng và sống động. Đó chính là hình dung về những loài động vật bản địa tuyệt vời, đẹp đẽ và tinh tế này.

Trong quần thể hình hoa này Haeckel không chỉ tìm thấy sự an ủi cho những đau đớn của bản thân mà còn là sự định hình cho những ý tưởng cốt lõi, từ đó dẫn dắt ông trở thành một trong những người ủng hộ nhiệt thành và hiệu quả nhất cho thuyết tiến hóa của Darwin, chống lại phe đối lập giáo điều của thời đại. Darwin, người trải qua những mất mát khi con gái Annie của ông qua đời để rồi ông đã chọn khái niệm chọn lọc tự nhiên làm trọng tâm trong công trình nghiên cứu của mình – các loài sống còn và tiến hóa là nhờ sự kế thừa từ mỗi cá thể trong loài. Hiểu biết đó, dù mang tính khoa học hay cá nhân, đã không đơn thuần xem cái chết là số mệnh mà là yếu tố hỗ trợ của tự nhiên, một phần của quy luật công bằng, kết nối vũ trụ với nhau – cái chết đã thoát ly khỏi đạo đức và các yếu tố siêu hình học. “Góc nhìn này về cuộc sống mang trong nó sự lớn lao và vĩ đại,” Darwin thì thầm với chính mình trong những trang cuối cùng của quyển sách, nơi đã viết nên một sự thật khoa học mới mẻ làm thay đổi hiểu biết của con người về tự nhiên mãi mãi.

Pteronema, Gemmaria, Ctenaria, Dendronema (bản in có sẵn).

Một thế kỷ sau, tiếp nối những gì mà Haeckel bỏ lại và đưa thuật ngữ hệ sinh thái (ecology) từ hệ ngôn ngữ hẹp sang kho từ vựng chính thống. Rachel Carson – một nhà sinh học biển có những đột phá từ bi kịch – đã khẳng định sự vĩ đại đó trong một tác phẩm tiên phong về thi pháp khoa học, viết rằng:

“Vòng đời của một loài thực vật hoặc động vật hiện diện không phải để hoàn chỉnh kịch tính cho cuộc đời nó mà là sự chuyển tiếp tích tắc cho một cuộc thay đổi vô tận trong bức tranh toàn cảnh.”

Pectanthis Asteroides (bản in có sẵn).

Tác giả: MARIA POPOVA
Người dịch: Đáo
Nguồn: Brainpickings

Cùng tác giả

#Tag

biến c Darwin ecology ernst haeckel illustration sứa biển

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…