‘Tiếng Thét’ của Edvard Munch ẩn chứa một thông điệp bí mật - và cuối cùng chúng ta cũng biết là ai đã viết

Bảo tàng quốc gia của Na Uy đã xác nhận – sau nhiều năm suy đoán – rằng câu chữ gần như vô hình trong “Tiếng Thét” (The Scream) của Edvard Munch là do chính nghệ sĩ viết.

Khám phá được tiết lộ sau một số lần quét tia hồng ngoại mà bức tranh năm 1893 đã trải qua để chuẩn bị cho việc đưa nó vào bảo tàng quốc gia mới của Na Uy dự kiến mở cửa vào năm 2021.

Được viết bằng bút chì ở góc trên bên trái của bức tranh, dòng chữ “chỉ có thể được vẽ bởi một kẻ điên.” nếu đó là một hành động phá hoại hoặc do chính Munch viết. Công nghệ hồng ngoại đã được sử dụng để phân tích chữ viết tay và so sánh nó với các ghi chú và chữ cái của Munch, bên cạnh các chi tiết xung quanh buổi trình diễn công khai đầu tiên của tác phẩm. Sau khi nghiên cứu sâu rộng, những người phụ trách đã xác nhận rằng đó thực sự là bút tích của Munch.

Mai Britt Guleng, người phụ trách tại bảo tàng quốc gia Oslo, cho biết: “chắc chắn chữ viết là của riêng Munch. Bản thân chữ viết tay, cũng như các sự kiện xảy ra vào năm 1895, khi Munch trưng bày bức tranh ở Na Uy lần đầu tiên, tất cả đều đi về một hướng.”

Những người quản lý tin rằng dòng chữ xảy ra sau một sự cố vào năm 1895 khi Munch trưng bày bức tranh lần đầu tiên, gây ra những lời chỉ trích dữ dội và suy đoán của công chúng về sức khỏe tâm thần của ông. Có khả năng là Munch đã thêm văn bản ngay sau đó để phản hồi lại nhận định về tác phẩm cũng như bản thân ông. Được biết ông đã bị tổn thương sâu sắc bởi sự việc này khi ông đã nói về nó nhiều lần trong các bức thư và nhật ký của mình.

“Nghiên cứu mới bổ sung rất nhiều cho trải nghiệm của chúng tôi về các tác phẩm nghệ thuật. Chúng tôi sẽ không bao giờ kết thúc với nghệ thuật của Munch. Mỗi khi chúng tôi đặt câu hỏi về các tác phẩm của ông ấy, những câu trả lời và quan điểm mới sẽ xuất hiện”, Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Karin Hindsbo kết luận.

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: designboom

Cùng tác giả

#Tag

artist arts Edward Munch painting The Scream

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
/Tách Lớp/ Đi tìm ‘Linh hồn của Biển’ trong thế giới Edvard Munch
/Tách Lớp/ Đi tìm ‘Linh hồn của Biển’ trong thế giới Edvard Munch
“Tôi cố gắng đi tìm ý nghĩa cuộc sống của bản thân thông qua ngôn ngữ hội họa và tương tự làm sáng tỏ điều ấy cho những người xung…
Edvard Munch (Phần 1)
Edvard Munch (Phần 1)
Trong loạt bài hai phần về Edvard Munch, chúng ta tìm hiểu về một trong những hoạ sĩ tài năng nhất, gây tranh cãi nhất, có những tác phẩm độc…
Ta thấy gì trong bức tranh ‘Cô gái đọc thư bên cửa sổ đang mở’ của Vermeer?
Ta thấy gì trong bức tranh ‘Cô gái đọc thư bên cửa sổ đang mở’ của Vermeer?
Cô gái đọc thư bên cửa sổ đang mở là một bức tranh sơn dầu trên chất vải của họa sĩ Johannes Vermeer có từ năm 1657-1659. Tác phẩm nghệ…
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Một điểm dễ dàng nhận thấy trong tranh vẽ của James Chapman là bảng màu rực rỡ cùng cách tiếp cận vô cùng hài hước. Tuy không sử dụng quá…
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Theo Victo Ngai, mỗi chúng ta nên tiếp cận màu sắc một cách có chủ đích. Thay vì thêm màu ngẫu nhiên vào tác phẩm, bạn cần tự hỏi mục…