Cách đọc giá trị của các tác phẩm in ấn phiên bản giới hạn

Nếu thực hiện nghiên cứu đúng đắn và tìm ra người nghệ sĩ, người in ấn đằng sau, cách thức thực hiện bản in, số lượng và số phiên bản, bạn sẽ dần tìm được hướng đi đúng đắn để xác định giá trị thật sự của bản in.

Nhà sưu tầm không quan tâm mấy đến tác phẩm in ấn. Chúng thường được xem là những bản sao chép đại trà của nhiều tác phẩm nổi tiếng, vì vậy không hề mang giá trị hoặc đáng để đầu tư vào. Tuy nhiên sự thật không hề như vậy. Tác phẩm in ấn có thể mang giá trị tương đồng như tác phẩm nghệ thuật khác và nhiều bản in được thực hiện bởi Pablo Picasso với tựa đề The Frugal Repast (Le repas frugal) đã được bán với giá khoảng gần 60 tỉ VNĐ vào năm 2012 trong khi Au lit: Le baiser, một tác phẩm in thạch bản bởi Toulouse-Lautrec đạt mức giá đáng kinh ngạc hơn 288 tỉ VNĐ.

Mua bản in là một cách hay để thu thập các tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng với giá cả hợp lý, bên cạnh đó chúng có thể đóng góp một phần to lớn vào bộ sưu tập tổng thể về công trình của một nghệ sĩ nào đó (tranh vẽ, tranh màu hoặc bản in). Với giá cả chỉ bằng một phần nhỏ của bức vẽ hoặc hình ảnh, bản in là một cách tuyệt vời để các nhà sưu tập nghệ thuật mới khởi đầu hành trình sưu tập của mình.

Các nhà buôn thường luyên thuyên với người mua bằng những cụm từ như “bản in phiên bản giới hạn”, “có chữ kí của nghệ sĩ,” “được chứng nhận bởi nghệ sĩ” và những thứ như thế. Hiểu được tầm quan trọng của những cụm từ trên là việc làm vô cùng cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn và quyết định giá trị của một bản in.


Tác phẩm gốc và bản tái sản xuất

Không phải mọi bản in đều là phiên bản tái sản xuất của các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Ngược lại, có nhiều tác phẩm nghệ thuật chỉ được thực hiện dưới dạng bản in. Chúng được gọi là bản in gốc, trong khi những bản in đại diện cho các bản sao chép của tác phẩm nghệ thuật khác được gọi là bản tái sản xuất. Giống như các tác phẩm hội họa hoặc điêu khắc, bản in nghệ thuật gốc là tác phẩm gốc bổ sung vào giá trị và giá cả của chúng. Đó là lý do vì sao bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn để có được bản in nghệ thuật gốc so với bản tài sản xuất.


Bản in có và không có chữ kí

Hầu hết các nghệ sĩ sẽ kí lên các bản in ở góc dưới tác phẩm. Người ta cho rằng thông qua việc kí dưới bản in, người nghệ sĩ chứng nhận rằng đó là tác phẩm riêng của họ. Đôi khi các nhà in ấn cũng kí lên bản in mà họ sản xuất, cũng là lý do mà nhiều tác phẩm có 2 chữ kí. Chữ kí có tầm quan trọng đặc biệt trong thị trường in ấn vì chúng góp phần chứng minh tính xác thực của tác phẩm. Giá trị của một bản in có chữ kí thường cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với bản in chưa kí, vì thế nếu được lựa chọn thì bạn nên luôn chọn bản đã được kí.


Bản in mở và phiên bản giới hạn.

Các bản in được sản xuất theo chuỗi được gọi là những phiên bản. Mỗi phiên bản chứa một con số bản in từ một đĩa đơn trong một lần chạy in. Khác với các bản in không giới hạn (hay còn được gọi là bản in mở) có thể được tái sản xuất vô số lần, bản in phiên bản giới hạn (như tên gọi của chúng) được thực hiện với số lần giới hạn. Chúng có thể chứa từ 2 cho đến hàng ngàn bản in dựa vào kĩ thuật được sử dụng và ý đồ của nghệ sĩ. Các bản in từ phiên bản giới hạn có tính chất độc quyền và giá cả cao hơn bản in phiên bản lớn.


Print Run Number là gì?

Mỗi bản in trong phiên bản giới hạn đều được đánh số, thường là bằng viết chì ở cuối bản in. Con số này (trông giống như một phân số) được gọi là print run number và cho thấy vị trí của bản in trong chuỗi. Print run number là nhân tố quan trọng xác định giá trị của bản in.

Phần mẫu số (con số bên dưới phân số) sẽ cho bạn biết số bản in được tạo ra trong một phiên bản. Số phía trên (tử số) cho biết thời điểm mỗi bản in được tạo trong suốt phiên chạy bản in. Ví dụ, nếu bạn thấy phân số 15/100 trong tác phẩm, điều đó có nghĩa là bạn có bản in thứ 15 trong phiên bản chứa tổng số 100 bản in.

Ví dụ về một print run number

Theo như con số print run number gợi ý, quy luật rất đơn giản: con số càng nhỏ thì giá trị càng lớn. Ấn tượng đầu tiên trong phiên chạy bản in sẽ đạt giá cao hơn bởi chúng được cho là gần nhất với ý tưởng gốc của nghệ sĩ.

Phân loại các bản in

Sẽ ra sao nếu một bản in không có số nhưng chứa kí tự A/p hoặc P/P? Liệu điều này có nói rằng nó là giả không? Chắc chắn là không rồi! Bên cạnh các bản in “được đánh số”, mỗi phiên bản có thể có một hoặc nhiều loại bản in gọi là trial proofs, artist’s proofs, bon à tirer proofs printer’s proofs.

Trong suốt quá trình in ấn, nghệ sĩ sẽ thử nghiệm nhiều ý tưởng, màu sắc và bố cục. Những bản in được tạo ra trong nhiều quá trình làm việc được gọi là trial proofs. Chúng chỉ có thể cho biết một phần của bản in không hoàn chỉnh và luôn mang hình thái khác với bản cuối cùng.

Khi nghệ sĩ hài lòng bản cuối cùng thì B.A.T. proof sẽ được hình thành. B.A.T. proof là viết tắt cho “bon à tirer,” một cụm từ tiếng Pháp mang nghĩa là in ấn. B.A.T. proof là ví dụ về hình dáng hoàn chỉnh của bản tác phẩm nghệ thuật cuối cùng. B.A.T. proof được gửi đến nhà in ấn để đảm bảo rằng toàn bộ phiên bản trùng khớp với tầm nhìn ban đầu của nghệ sĩ.

Artist’s proof (hay còn được gọi là épreuve d’artiste, E.A) là một thuật ngữ về in ấn, được hình thành trong suốt quá trình in ấn để đánh giá tình trạng của bản in. Trước kia, artist’s proofs là các bản in đầu tiên được tạo ra, tuy nhiên ngày này artist’s proof có thể được rút ra ở bất kì thời điểm nào trong quá trình chạy bản in. Artist’s proofs mang tính chất tương tự như các bản in phiên bản chuẩn, tuy nhiên khác với các bản in thường với các phân số, những bản in này thường được đánh dấu A/P (hoặc E.A). Nghệ sĩ thường lưu giữ artist’s proofs cho riêng mình để gửi cho nhiều tổ chức với mục đích triển lãm khi phần còn lại của phiên bản được bán ra. Số lượng artist’s proof có thể thay đổi nhưng chúng không vượt quá 10% đợt chạy in phiên bản giới hạn.

Bản in AP tác phẩm “Gare du Nord” của nghệ sĩ Beryl Cook

Bên cạnh trial và artist’s proofs, bạn cũng có thể bắt gặp bản in được đánh dấu P/P hoặc H/C, viết tắt cho printer’s proof hors d commerce proof. Printer’s proofs là những bản in bổ sung cho nhà xuất bản. Những bản in này có rất nhiều và số lượng của chúng dựa vào số máy in trong quá trình thực hiện in ấn (mỗi máy in sẽ có 1 proof).

H/C proofs hoặc hors d commerce proofs (từ tiếng Pháp có nghĩa là không bán) là ví dụ để nghệ sĩ có thể trình bày đến nhà buôn hoặc các phòng trưng bày.

Artist’s proofs, printer’s proofs, H/C proofs, và trial proofs không mang mục đích trao đổi mua bán, tuy nhiên thường thì chúng tự có cách để tuồn ra thị trường. Các nhà sưu tầm thường rất khao khát mua các proofs vì chúng hiếm có hoặc trong trường hợp của trial proof là khả năng cung cấp nhiều góc nhìn giá trị trong quá trình sáng tạo của nghệ sĩ.

Với nhiều nhân tố cần cân nhắc, việc thu thập bản in có thể là việc làm phức tạp. Tuy nhiên nếu thực hiện nghiên cứu đúng đắn, tìm ra người nghệ sĩ và người in ấn đằng sau, cách thức thực hiện bản in, số lượng và số phiên bản, bạn sẽ dần tìm được hướng đi đúng đắn để xác định giá trị thật sự của bản in.

Ghi chú: Bài viết này được viết bởi Art Acacia Gallery & Advisory kết hợp với Milica Jovic. Phần văn bản gốc cũng như các bài đăng khác về nghệ thuật, văn hóa và xã hội đương đại có thể được tìm thấy tại đây.

Tác giả: Art Acacia
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

artwork value limited edition prints printed artworks tác phẩm in ấn

iDesign Must-try

Nỗi ám ảnh bất ngờ và sâu đậm của nghệ thuật Nhật Bản trong việc định hình nên Van Gogh
Nỗi ám ảnh bất ngờ và sâu đậm của nghệ thuật Nhật Bản trong việc định hình nên Van Gogh
Một cuộc triển lãm vừa hé lộ phương thức Van Gogh đã vay mượn kỹ thuật từ những bản in Nhật và kết hợp chúng vào các bức chân dung…