Cặp đôi đa sắc tộc Dillon: Huyền thoại làng minh họa với những tác phẩm đa sắc đa màu

Minh họa cho “Mansa Musa” (2001) /Harcourt Children’s Books

Bởi vì là một cặp đôi đa chủng tộc,
chúng tôi đã sớm quyết định trong sự nghiệp
của mình rằng cả hai muốn thể hiện qua tranh vẽ những nhân vật đa sắc tộc và cho thấy
những khuôn mặt, màu da hiếm khi
được xuất hiện trong sách
dành cho trẻ em lúc bấy giờ.

LEO PHÁT BIỂU TRONG MỘT CUỘC PHỎNG VẤN NĂM 2002.


Gặp gỡ

Cuộc đời của DianeLeo Dillon lần đầu tiên giao nhau vào năm 1953 khi cùng học đại học.

Họ gặp nhau tại thời điểm quan trọng của nhiều sự thay đổi lớn; những thập kỷ tiếp theo liên tục có các cuộc cách mạng hướng tới giá trị tiến bộ, quyền công dân, và công bằng xã hội — tất nhiên trong đó có cả lĩnh vực thiết kế nghệ thuật.

Đây là một thời đại khi tất cả các khuôn mặt trong sách thiếu nhi đều là người da trắng, nhưng nhờ có cặp đôi Dillon, điều đó đã thay đổi.

Minh họa cho quyển sách mang tên Blast Off, viết bởi Linda C. Cain và Susan Rosenbaum, 1973
(nguồn: The Art of Leo and Diane Dillon)

DianeLeo không phải là ví dụ cho một tiếng sét ái tình nào cả. Trên thực tế, khi gặp nhau tại Parsons School for Design ở thành phố New York, họ lập tức là những đối thủ. “Chúng tôi ngồi cạnh nhau và trong ba hay bốn năm đầu tiên, cả hai đều cạnh tranh rất quyết liệt“, Leo giải thích. Sinh ra chỉ cách nhau 11 ngày ở hai đầu nước Mĩ, tài năng của hai người họ là không thể phủ nhận.

Một cách may mắn hay chăng, chúng tôi đã yêu nhau và quyết định rằng cả hai không thể tách rời“. Dù lúc ấy không hề nhận thức được nhưng chính cặp đôi này sau đó trở thành tác nhân thay đổi và là đại diện của sự đa dạng văn hóa, được công nhận là họa sĩ minh họa xuất sắc dành cho giới trẻ.


Áp phích Ground Zero, tiệm cà phê của nhà Dillon tại Brooklyn, 1969

‘Những chú tắc kè hoa’ của làng minh họa

Trong phần lớn sự nghiệp, cặp đôi đã làm việc tại một studio với lối kiến trúc brownstone đặc trưng ở Brooklyn. Kết hôn vào năm 1957 và cũng là năm cả hai bắt đầu có các tác phẩm được xuất bản riêng lẻ.

Mặc dù từ lâu đã có các nhóm họa sĩ hợp tác thực hiện minh họa sách, thường phổ biến với việc một người sẽ làm việc với phần văn bản và người còn lại sẽ vẽ các bức tranh. Trường hợp cả hai cùng thực hiện vẽ tác phẩm như nhà Dillon lúc ấy khá ít gặp, nhất là khi cả hai bắt đầu sự nghiệp với việc cùng nhau minh họa bìa album và bìa sách khoa học viễn tưởng dành cho người lớn.

Cặp đôi minh họa đã sản xuất bìa sách, các minh họa cho báo chí, áp phích phim, bìa album và quảng cáo, chủ đề trải rộng từ văn học thiếu nhi ngọt ngào nhất đến những vùng đất chính trị đầy biến động (một trong những bìa cả hai thực hiện được ngầm xem là biểu tượng của phong trào Black Power những năm 1960).

Minh họa cho CLAYMORE AND KILT (1967).

Tác phẩm của cặp đôi họa sĩ Dillon có sự đa dạng về phong cách, với những ảnh hưởng khác nhau từ nghệ thuật dân gian châu Phi, tranh khắc gỗ Nhật Bản, tranh vẽ từ các bậc thầy xưa trong lịch sử nghệ thuật và các bản ‘chiếu sáng’ thời Trung cổ (illuminated manuscript – các bản thảo này được viết tay và vẽ minh họa, sử dụng họa tiết tỉ mỉ, được ‘chiếu sáng’ thông qua việc tô điểm các chi tiết bằng vàng hoặc bạc, hay sử dụng các sắc tố màu sáng rực rỡ).

Điều này đặc biệt nổi bật vào những năm 1970, khi vợ chồng Dillon bắt đầu minh họa cho trẻ em: thời điểm đó, nhân vật trong tranh hầu hết là người da trắng.

Sự nhấn mạnh về các nhân vật đa dạng cũng xuất phát từ kinh nghiệm của cả hai với tư cách một cặp đôi đa chủng tộc. Như nhà Dillon thường giải thích trong các cuộc phỏng vấn, sau khi con trai của họ, Lee, được sinh ra vào những năm 1960, họ lén lút tô màu da của các nhân vật trong sách tranh của con trai mình và giới thiệu như những nhân vật mới: từ người da đen, Tây Ban Nha đến Châu Á.

Năm 1970, cả hai lần đầu cùng có tên trong phần minh họa cho quyển sách nói về câu chuyện của người bản địa tại Mỹ, The Ring and the Prairie, được viết bởi John Bierhorst. Họ cẩn thận chọn chủ đề thực hiện với chủ đích, những cuốn sách đề cao mặt tinh thần và có thông điệp về tính cá nhân (individuality) và sự công nhận (acceptance).

Minh họa cho quyển A Wrinkle in Time của Madeleine L’Engle, 1979 (tái bản)

Vào thời điểm Diane Leo minh họa cuốn sách nổi tiếng A Wrinkle in Time của Madeleine L’Engle năm 1979, tên của họ đã được biết đến rộng rãi với các chủ đề tác phẩm được trải rộng đáng kinh ngạc.

Ngoài sách thiếu nhi, cặp vợ chồng này còn minh họa sách viết theo chương (chapter book, thường dành cho lứa tuổi từ 7 đến 10), bản in, áp phích, bìa sách, bìa album, sách giáo khoa, v.v. Họ tiếp tục đi qua các thập niên 80 và thập niên 90 bằng cách tích lũy một portfolio đồ sộ với các tác phẩm sinh động với sự chú ý đáng kinh ngạc đến các chi tiết và cách sử dụng màu sắc đa dạng cũng như chủ đề phong phú. Dillon không sở hữu bất kỳ phong cách nào cả. Họ là những tắc kè hoa trong việc sử dụng các chất liệu và kỹ thuật. Mỗi dự án là một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.


Minh họa cho VIRGINIA HAMILTON: HER STORIES.

Quá trình sáng tác

LeoDiane ban đầu thúc đẩy sự nghiệp riêng trong ngành minh họa trước khi nhận ra sức mạnh của họ là hợp tác cùng nhau; họ hợp nhất tính cách và phong cách thành một thực thể thứ ba mà bản thân họ như kẻ ngoài cuộc tự nhìn lấy phiên bản ấy: ‘một nghệ sĩ’.

Cách thức làm việc đặc trưng của họ được mài giũa theo thời gian, thường liên quan đến một cuộc thảo luận ban đầu — sự thỏa thuận để nghe lần lượt đôi bên nêu lên cảm nghĩ về tầm nhìn cho phần văn bản. Khi đã ít nhiều được đồng thuận, một trong hai người sẽ tạo ra các bản phác thảo sơ bộ hay storyboard, thường bằng bút chì màu xanh lam nhạt, được chọn vì khả năng ẩn đi của màu và sự trung lập ở phần ‘tính cách’ trong khi câu chuyện đang dần được tạo nên. Sau đó, nó được chuyển cho người còn lại để tô màu, và đưa về cho người ban đầu tinh chỉnh lần nữa. Và khi hình ảnh ở phiên bản cuối được xuất hiện, họ thường tự bảo nhau rằng đây chính là thành phẩm của một bên thứ ba vô hình nhưng luôn cùng hiện diện, ‘người nghệ sĩ’ mà họ hay dùng cách gọi là ‘It.’

“Chúng tôi đặt ra một khái niệm về ‘nghệ sĩ thứ ba’, là sự kết hợp giữa cả hai khi thực hiện một việc mà chúng tôi không thể nào làm riêng lẻ,” Diane nói. “Khi xem lại một tác phẩm đã hoàn thành, thường chúng tôi còn không thể nhớ ra ai đã làm gì.”


Hầu như ngay từ đầu, cặp bài trùng này đã dấn thân thực hiện một loạt các công việc và chủ đề rộng trong ngành, tiếp cận từng dự án như một thách thức trí tuệ và lấy đó làm cơ hội phát triển với tư cách một nghệ sĩ.

Họ chớp lấy bất cứ phương tiện hay kỹ thuật nào đem lại ‘sự hiệu quả’, bao gồm phấn màu (pastels), chì màu, màu nước, acrylic, stencil (sử dụng khuôn tô, thường là trắng-đen), typography, khắc gỗ, pochoir (một hình thức đi từ stencil nhưng áp dụng màu và có tính chi tiết hơn), lắp ráp vật thể (found-object assemblage), cắt dán (collage) và điêu khắc — cho hàng loạt khách hàng khác nhau.

Không cần phải có một sự tách biệt giữa bất kỳ ngành học nào cả. Chúng tôi đã học ở trường rằng có rất nhiều sự lựa chọn trong thế giới nghệ thuật. Cả hai từng không hề hướng tới việc trở thành họa sĩ minh họa. Chúng tôi bắt đầu với việc muốn trở thành những người nghệ sĩ.

Diane từng phát biểu.


Giải thưởng cho sự cống hiến tận tụy

DianeLeo Dillon đã có một hành trình dài để khám phá vẻ đẹp và sự sáng tạo trên thế giới, với các bảo tàng luôn được họ xem như nguồn cảm hứng chính. Ngày nay, các tác phẩm của cặp đôi họa sĩ Dillon được treo trong Bảo tàng Nghệ thuật MetropolitanBảo tàng Brooklyn, cùng vô số các tổ chức khác.

Một trang đôi và các tranh (chi tiết) trong quyển sách Why Mosquitos Buzz in People’s Ears

Năm 1976, vợ chồng Dillon được trao tặng Huân chươn danh gía Caldecott Medal cho quyển sách tranh Why Mosquitos Buzz in People’s Ears, phần lời viết bởi Verna Aardema. Bộ đôi có nhấn mạnh rằng phần tranh cho cuốn sách này khá độc đáo về phong cách bởi vì họ dùng thủ pháp phóng gần cái nhìn vào chủ thề, một kỹ thuật mới đối với cả hai.

Leo là người da đen đầu tiên có được giải thưởng Caldecott danh giá trong ngành xuất bản sách cho trẻ em.


Vào năm 1977, cặp đôi Dillon nhận được Huân chương Caldecott một lần nữa, cũng là lần đầu tiên giải thưởng này có người được nhận liên tiếp với năm trước đó. Đối với cuốn sách giúp họ giành giải mang tên Ashanti to Zulu: Truyền thống châu Phi, cặp vợ chồng nhà Dillon muốn mô tả những khác biệt trong văn hóa ở một quốc gia, cho thấy mọi người đều khác nhau dù ở nơi nào chăng nữa.

Tranh minh họa cho cuốn sách này làm nổi bật khả năng của họ trong việc kết hợp các chi tiết ‘khó nhằn’ được tỏa sáng: mỗi bức tranh bao gồm một ngôi nhà, một người đàn ông, phụ nữ và một đứa trẻ, một cổ vật, loài vật, một phong cảnh và đại diện cho loài chim của văn hóa khu vực.

Diane và Leo đã dựa rất nhiều vào việc nghiên cứu để hiểu thêm các nền văn hóa khác. “Chúng tôi chưa bao giờ đến Châu Phi,” Leo cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2003. “Chúng tôi không thường đi du lịch và đặt chân đến rất ít nơi trên thế giới. Nhưng cả hai nép mình vào mọi ngóc ngách của sách vở.”

Họ chất đầy tài liệu tham khảo về các khoảng thời gian trong lịch sử, con người và văn hóa để đưa ra ý tưởng vào hình ảnh.

Cặp vợ chồng nhà Dillon đã được trao giải Hugo dành cho Họa sĩ chuyên nghiệp xuất sắc nhất năm 1971, khiến Diane không chỉ là người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng mà còn là người phụ nữ duy nhất sau đó được vinh danh trong 43 năm cho đến khi Julie Dillon (một họa sĩ minh họa ngẫu nhiên trùng họ với Diane) giành chiến thắng Hugo năm 2014. Ballantine Books đã sản xuất một bộ sưu tập tác phẩm của họ, The Art of Leo and Diane Dillon, vào năm 1981.

Năm 2008, Diane Leo Dillon đã được Hiệp hội Minh họa Society of Illustrators trao giải Thành tựu trọn đời. Họ đã làm việc cùng nhau hơn 40 năm và sản xuất hơn 50 cuốn sách tranh dành cho trẻ em. Cặp đôi này đã được trao gần như mọi giải thưởng trong thể loại của họ (đôi khi hơn một lần), bao gồm Huy chương Vàng của Hiệp hội Minh họa, ba giải thưởng Sách minh họa hay nhất của tờ New York Times và giải thưởng NAACP Image.


Hiện tại

Vợ chồng Diane và Leo cùng con trai Lee

Con trai của nhà Dillon, Lee, sinh năm 1965 và về sau cũng nối gót bố mẹ để trở thành một họa sĩ, nhà điêu khắc và thợ thủ công nổi tiếng.

Leo Dillon đã qua đời vào năm 2012 ở tuổi 79, nhưng may mắn thay, những câu chuyện đan xen về họ đã được ghi chép lại cẩn thận.


Đến thời điểm hiện tại, Diane Dillon (hiện 87 tuổi) đang tận hưởng một cuộc sống an nhàn mà không bị thao túng bởi các hạn chót như trước nữa. Diane cũng đã hoàn thành một cuốn sách mà bà và Leo đã dang dở thực hiện trước khi ông qua đời, If Kids Ran the World. Bà tiếp tục khám phá nghệ thuật cá nhân của riêng mình và thực hành phương châm sống trọn đời của của nhà Dillon,

“Hãy biến cuộc sống thành nghệ thuật.”


Biên tập: Lệ Lin
Tổng hợp từ: tor.com / nytimes / aiga.org /
tumblr / the art of Leo & Diana Dillon


Cùng tác giả

#Tag

cặp đôi họa sĩ children's books diane and leo dillon giới thiệu họa sĩ illustration minh hoa nhân vật the dillon

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…