Những nhân tố bị lãng quên của Art Nouveau: Chị em nhà MacDonald của Glasgow Four

Hầu hết mọi người đã nghe nói về Art Nouveau, nhưng ít người nhớ đến hai trong số những nhân vật có ảnh hưởng nhất tạo nên định nghĩa của nó. Không phải Gustav Klimt mà là một cặp chị em tên Margaret và Frances MacDonald, cùng với các bạn học trường Nghệ thuật ở thành phố Glasgow – Charles Rennie Mackintosh và Herbert MacNair, tạo nên Bộ Tứ Glasgow (Glasgow Four). Art Nouveau sẽ chẳng là gì cả nếu thiếu vắng họ.

Sleeping Princess – Frances Macdonald

Bước sang thế kỷ XX, từ khoảng năm 1890 đến 1914, một loại hình nghệ thuật mới đã xuất hiện ở Châu Âu và Châu Mỹ. Loại hình này sử dụng các hình dáng có tính chất tuyến tính, mang dáng dấp của thực vật và được lấy cảm hứng từ khoa học, tự nhiên, lịch sử thần thoại, giới tính và sự hiện đại hóa. Mọi người gọi nó đơn giản là ‘Art Nouveau’. (Theo nghĩa đen: Tân Nghệ thuật). The Glasgow Four (Bộ tứ Glasgow) đang học tại trường nghệ thuật khi Art Nouveau hình thành.

Spring – Frances Macdonald

Các nhân vật với cơ thể thon dài và một bảng màu mơ mộng đặc trưng cho trào lưu nghệ thuật này. Màu sắc thường tươi sáng, trung tính, mang tính kim loại, tự nhiên cũng như gợi tính thần thoại. Tuy nhiên, nó cũng có những nét của sự hiện đại, như đối xứng hình học và việc sử dụng hình vuông.

Cùng với nhau, hai người phụ nữ và hai người đàn ông của Glasgow Four đã đạt được sự cân bằng đặc biệt hiếm hoi về ‘các phẩm chất giới tính’ trong sự kết hợp của họ. Và đối với một số nhà phê bình, căng thẳng tình dục bên dưới sự hợp tác của bốn người là không thể phủ nhận.

Frances Macdonald (người ở giữa phía sau), Margaret Macdonald (trái), J. Herbert McNair (hàng đầu bên trái), Charles Rennie Mackintosh (hàng đầu bên phải)

Có lẽ điều này cũng giải thích cho một điều về các nhân vật phụ nữ khỏa thân trong tranh họ (họa sĩ nữ vẽ một người phụ nữ khỏa thân vào những năm 1890 là điều ít gặp): Những nhân vật thoát y mang tính trung lập nhất định, họ được miêu tả trong tranh như một người độc lập, thanh tao và không phục tùng.


Margaret MacDonald (trái) và Frances MacDonald (phải)

Margaret MacDonald sinh vào tháng 11 năm 1864 và Frances MacDonald sinh vào tháng 8 năm 1873. Được nuôi dưỡng trong một gia đình trung-thượng lưu cho phép cả hai chị em theo học trường nghệ thuật và khởi xướng sự cách tân trong thế giới nghệ thuật. Vị trí xã hội của gia đình MacDonald đảm bảo rằng họ được giáo dục và có một sự độc lập nhất định. Ngay từ đầu, hai chị em đã được ghi danh vào các trường tiến bộ nhất, bao gồm cả trường nữ Orme (Anh). Ngôi trường này đi tiên phong trong giáo dục nữ bao gồm tiếng Latin, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh, toán học, âm nhạc, khoa học tự nhiên, lịch sử cổ đại và hiện đại, nghệ thuật trong chương trình giảng dạy. Margaret đăng ký vào trường nghệ thuật Glasgow năm 1884, người em Frances nối gót vào năm 1890.

Hiệu trưởng Francis H. Newbery cam kết vào sự xuất sắc trong nghệ thuật, kết hợp chủ nghĩa chức năng với cái đẹp trong khi khuyến khích tính cá nhân và thử nghiệm giữa các sinh viên của mình. Tại đây, các giảng viên đã đào tạo hai chị em nhà MacDonald thành những họa sĩ chuyên nghiệp. Đây cũng là nơi họ gặp gỡ người chồng tương lai của mình, Charles Rennie MackintoshJames Herbert McNair.

Nhà trên đồi, Helensburgh, Scotland.
Được thiết kế bởi Charles và Margaret Macdonald Mackintosh theo đề nghị của nhà xuất bản William Blackie, 1902-04.
Đây là một trong những ví dụ điển hình nhất về phong cách đặc biệt của Bộ tứ, kết hợp những ảnh hưởng của phong trào Arts & Crafts, Art Nouveau và thiết kế của Nhật Bản.

Bốn người trẻ dần được biết đến với cái tên ‘Glasgow Four’ trong thời gian ở trường. Họ đã có triển lãm nhóm đầu tiên được tổ chức tại Arts and Crafts Society vào năm 1896. Trong khoảng thời gian này, Margaret và Frances đã thành lập studio của riêng mình ở 128 Hope Street, thành phố Glasgow (Scotland). Cách phụ nữ được miêu tả trong tranh của Margaret Frances phần riêng phản ánh sự độc lập của chính họ. Trong khi nhiều phụ nữ nghiên cứu nghệ thuật vì niềm vui cá nhân hơn là xem nó như công việc, hai chị em nhà MacDonald đã tự tin rao bán chúng.

Bộ tứ thường hợp tác trên các áp phích và tác phẩm nghệ thuật gửi đến Tạp chí của trường, một ấn phẩm bởi sinh viên, giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật và văn học đa dạng. Đồ nội thất và thiết kế đồ họa của họ đã được công nhận là đậm tính nguyên bản, hoặc hoàn toàn lập dị, bởi ảnh hưởng từ Chủ nghĩa Thanh giáo Victoria (Victorian Puritanism) và Chủ nghĩa Tâm linh Celtic (Celtic Spiritualism).


Những người đương thời ngạc nhiên trước các tác phẩm bằng kim loại của hai chị em Margaret Frances bởi đó là một quá trình nặng nề, ‘bẩn thỉu’ mà phụ nữ thường tránh né cũng như sự gắn kết máu mủ của họ. Họ đồng ký tên vào nhiều tác phẩm ban đầu của mình, và thậm chí quên mất vai trò của mỗi người trong mỗi tác phẩm ấy là gì. Nhưng sau đó, họ kết hôn với CharlesHerbert thì mọi thứ dần thay đổi.

Girl in the East Wind with Ravens Passing the Moon, 1893
vẽ bởi Frances MacDonald

Frances Herbert chuyển về phía nam tới Liverpool để làm việc ở trường đại học và cuộc sống gia đình của cặp đôi. Họ lấp đầy ngôi nhà của mình bằng sự sáng tạo, trong khi MargaretCharles ở lại Glasgow. Charles đã trở thành một kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất nổi tiếng, Margaret thiết kế chủ yếu cho các dự án của chồng mình. Cô là nàng thơ và đồng nghiệp của Charles.

Tòa nhà của phong trào Ly khai Vienna

Một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất đối với bốn người là phong trào Ly khai Vienna (Vienna Secession)*. Klimt là người khởi xướng và vào năm 1900, nhóm của ông đã mời Glasgow Four tham gia triển lãm. Hầu hết mọi thứ Frances Herbert trưng bày đều là các tác phẩm từ nhà riêng, trong khi MargaretCharles mang đến thiết kế thương mại của họ.

*Phong trào nghệ thuật Cuộc ly khai Vienna (1897 – 1914) tại Áo được dẫn đầu bởi Gustav Klimt với các thành viên chủ chốt là Otta Wagner, Koloman Moser và Egon Schiele. Tinh thần của họ là chống lại tư tưởng tù túng trong nghệ thuật, những kẻ bán hàng ‘đội lốt’ người nghệ sĩ vì lợi ích thương mại. Phong trào mở đường cho nghệ thuật nước Áo chuyển mình.


Họ là một thành công lớn ở Vienna, và đã bán tất cả tác phẩm của mình. Hơn nữa, bộ tứ cũng tham gia vào việc tạo ra các tác phẩm cho thành phố Vienna. Một công việc quan trọng nhất của họ là cho phòng âm nhạc Wärndorfer, được lắp đặt vào năm 1902 và 1906 (bảng đá thạch cao). Các vật dụng và thiết kế nội thất của họ ảnh hưởng đến những tác phẩm về sau của Hoffmann Moser. Đối với Klimt, ông như kẻ được giao phó. Người ta thường đồn rằng bức vẽ Beethoven Frieze của ông chịu ảnh hưởng của Glasgow Four, đặc biệt là tác phẩm Sleep (1899) của Frances.

Roger BillcliffePeter Vergo đã viết rằng việc sử dụng hình vuông của Mackintosh là do “được người Áo mô phỏng lại đến mức có được trạng thái gần như là một nét chủ đạo, đặc biệt trong phần chữ và trang trí sách của họ.”

Nhưng trung tâm của phong trào Art Nouveau là Vienna. Mặc dù rất bận rộn khi trở về Glasgow và Liverpool, họ vẫn ở quá xa để duy trì vai trò chủ chốt cho phong trào. Trong một vài năm, Margaret Charles đã di chuyển về phía nam để đến gần London hơn, nhưng việc thiết lập một nhóm khách hàng mới khá khó khăn. Tồi tệ hơn là kinh tế và chiến tranh đã gây thiệt hại không nhỏ.

Tamlaine . Tranh bởi Herbert Macnair

FrancesHerbert đã mất một số tiền trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1909 và cuối cùng Frances đã phải làm các công việc bán thời gian để hỗ trợ tài chính cho gia đình mình. Sự vỡ mộng này còn định hình các tác phẩm về sau của cô. Helland chỉ ra rằng trong các tác phẩm như Man makes the beads of life, but woman must thread them (1912-15) bị ‘bỏ trống’ trong việc từ chối làm hài lòng và tìm cách làm hài lòng người xem.

Và vào năm 1921 khi Frances qua đời vì xuất huyết não ở tuổi 48, Herbert đã phá hủy phần lớn tác phẩm của vợ mình và từ chối không bao giờ vẽ trở lại.



Được đánh giá cao ở Đức và Áo hơn ở nhà, Charles đã bị buộc tội sai trong việc giả mạo làm gián điệp cho Đức trong Thế chiến I. Trong vòng hai năm sau cái chết của Frances, CharlesMargaret chuyển đến Pháp sống lặng lẽ và vẽ tranh.

Trong số bốn người thì Charles Rennie Mackintosh hiện là người được biết đến nhiều nhất. Nhưng dấu vết của mỗi người trong Glasgow Four tồn tại trong tác phẩm của ông. Mỗi tháng 10, thành phố Glasgow lại tổ chức Lễ hội sáng tạo Mackintosh. Du khách có thể di chuyển xung quanh thành phố trong lễ hội, khám phá dấu vết của Glasgow Four ở khắp nơi. Bảo tàng Kelvingrove và Hunterian có bộ sưu tập vĩnh viễn của bốn nghệ sĩ, nhưng phần lớn họ bị lãng quên với phần còn lại của thế giới.

Ngày nay, chị em MacDonald đại diện cho một khoảnh khắc mang tính thử nghiệm sâu sắc, thú vị của phụ nữ trong nghệ thuật vào buổi bình minh của Chủ nghĩa hiện đại. Họ đã đẩy các giới hạn của Art Nouveau, từ chối chịu ảnh hưởng của các nghệ sĩ khác và họ đã làm việc cùng nhau để hoàn thiện thứ nghệ thuật mới do phụ nữ làm trung tâm, do phụ nữ tưởng tượng nên.



Tổng hợp và biên tập: Lệ Lin

Nguồn: Jstor.org / inquiries journal /
graymoorlanedesigns /
tumblr / wikipedia
rob-tomlimson / thearthistory

Cùng tác giả

#Tag

Art nouveau Frances MacDonald Glasgow Four Heirstory Margaret MacDonald tân nghệ thuật

iDesign Must-try

/Tách Lớp/ Những chi tiết ẩn trong bức ‘Chân dung Adele Bloch-Bauer I’ của Gustav Klimt
/Tách Lớp/ Những chi tiết ẩn trong bức ‘Chân dung Adele Bloch-Bauer I’ của Gustav Klimt
Xuyên suốt trong lịch sử hội họa thế giới, hiếm có ai miêu tả vẻ đẹp người phụ nữ sang trọng và lộng lẫy như cách Klimt từng thể hiện.…
Trào lưu chủ nghĩa Biểu tượng (phần 2)
Trào lưu chủ nghĩa Biểu tượng (phần 2)
“Trong nghệ thuật này, những cảnh trí từ thiên nhiên, các hoạt động của con người, và tất cả những hiện tượng thật khác trong thế giới không nhất thiết…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…