Dịch bệnh trong nghệ thuật: 10 tác phẩm kinh điển ghi dấu lịch sử

Trong thời khắc vi rút Corona đang lan nhanh trên toàn thế giới, chúng tôi muốn mô tả cho các bạn thấy cách nghệ sĩ khắc họa bệnh dịch trong nghệ thuật vào thời điểm mà bệnh dịch vô cùng chết chóc.

Tôi biết là điều này sẽ không giúp ích gì cho tình huống hiện tại nhưng thật tình, khi bạn suy nghĩ về nó, dịch bệnh không thể chữa được là một phần trong cuộc sống con người trong nhiều thế kỉ qua. Cái chết đen thời trung cổ là một trong những bệnh dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Nó gây ra cái chết của khoảng 75 đến 200 triệu người ở châu Á và châu Âu, đạt đỉnh từ năm 1347 đến 1351 ở châu Âu.

Năm 1918, đại dịch bệnh cúm với tên gọi cúm Tây Ban Nha (xuất hiện từ tháng 1 năm 1918 đến tháng 12 năm 1920) đã lây nhiễm cho 500 triệu người dân trên toàn thế giới. Con số này tương đương 27% dân số thế giới lúc bấy giờ. Số người chết ước tính từ 17 đến 50 triệu người và có thể lên đến 100 triệu người. Nó xảy ra chỉ 100 năm trước mà thôi.

Hay còn về HIV/AIDS, ước tính từ thời điểm bắt đầu của cơn đại dịch những năm 1980, 75 triệu người đã nhiễm vi rút HIV và khoảng 32 triệu người chết vì căn bệnh này. Chưa có phương pháp điều trị hoặc vắc-xin cho căn bệnh này, tuy nhiên liệu pháp chữa trị kháng vi rút có thể làm chậm tiến trình của bệnh và duy trì lối sống bình thường. Dù vậy, gần 13000 người mắc bệnh do AIDS gây ra ở liên bang Hoa Kỳ chết mỗi năm. Đỉnh điểm dịch bệnh này xảy ra chỉ vào lúc 30 năm trước.

Chúng ta không biết được con số thương vong cuối cùng do vi rút corona (còn gọi là COVID-19) gây nên. Kể từ lúc bùng phát vào tháng 12 năm 2019, hơn 780.000 trường hợp mắc bệnh và hơn 37.000 người chết theo báo cáo. Đồng thời, hơn 165000 người đã được chữa khỏi hoàn toàn (tính đến thời điểm ngày 31 tháng 3). Vì thế, hãy rửa tay thật sạch (theo tổ chức WHO thì đây là cách tốt nhất ngăn chặn vi rút corona) và cùng nhau điểm qua dòng lịch sử nghệ thuật và các tác phẩm kinh điển trong thời dịch bệnh này.


1. Người dân ở Tournai đang chôn xác chết trong đợt đại dịch Cái chết đen, thế kỉ thứ 14

Người dân ở Tournai, Áo, đang chôn người chết trong đại dịch Cái chết đen từ năm 1347 đến 1352. Chi tiết lấy từ một bức tiểu họa he Chronicles of Gilles Li Muisis (1272-1352), cha trưởng của tu viện St. Martin of the Righteous, Bibliothèque royale de Belgique, MS 13076-77, f. 24v.

Trong cơn đại dịch Cái chết đen (1347 đến 1351), các chủ đề như bộ xương, cái chết và Vũ điệu của cái chết rất phổ biến trong văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật. Không ngạc nhiên gì khi ước tính hơn 30% người dân châu Âu chết trong cơn đại dịch này. Tại một số thành phố như Venice, 60% người dân đã chết. Đồng thời một nửa dân số gồm 100.000 người ở thành phố Paris qua đời. Giovanni Bocaccio trong quyển Decameron (1353) đã viết:

Xuất hiện những khối ở nách và bẹn ở cả nam và nữ, sau đó chúng phát triển thành những khối lớn như trái táo và quả trứng… Hai bệnh nhân nói rằng chúng nhanh chóng lan truyền qua những phần khác của cơ thể theo nhiều hướng khác nhau; sau đó hình thái của bệnh bắt đầu thay đổi thành những đốm đen và tím ngắt xuất hiện trên cánh tay, bắp đùi hoặc ở nhiều vị trí khác đối với nhiều ca bệnh. Chúng từ từ gia tăng về số lượng cũng như kích thước. Các khu u này là biểu hiện rõ ràng của một cái chết sắp đến đối với những bệnh nhân mắc căn bệnh này.

– Giovanni Bocaccio, Decameron, 1353.

Sau đó, bệnh nhân có triệu chứng sốt cấp tính và bắt đầu ói ra máu. Hầu hết các bệnh nhân đều chết sau từ 2 đến 7 ngày kể từ lúc bị lây nhiễm.

Báo cáo đương thời cho thấy nhiều người chết được chôn cất do dịch bệnh. Trước năm 1350, có khoảng 170.000 người chết ở Đức. Năm 1450, con số này giảm đi gần 40.000 do đại dịch Cái chết đen. Trong bức tiểu họa này chúng ta có thể thấy cách thức người dân ở Tournai, Áo chôn cất người chết. Có 15 người đi chôn và 9 quan tài nhồi nhét trong một không gian chật hẹp. Thú vị thay gương mặt của mỗi người được khắc họa rất riêng với nỗi buồn rầu và sợ hãi thật sự.


2. Giacomo Borlone de Burchis, Cái chết thống trị với Vũ điệu của thần chết, thế kỉ thứ 15

Giacomo Borlone de Burchis, Sự thống trị của cái chết với Vũ điệu của thần chết, thế kỉ thứ 15, Oratorio dei Disciplini in Clusone, Ý.

Sự kinh hãi của Cái chết đen mang đến một hiệu ứng không ngờ khác vô cùng tối tăm. Bệnh dịch này thường được nhìn nhận với góc nhìn khủng khiếp và tàn nhẫn. Chủ đề Vũ điệu của thần chết (Danse Macabre) là một ví dụ cho điều này. Sự xuất hiện trước đó của đại dịch được thể hiện qua bài thơ chuyện kể về cuộc gặp gỡ của sự sống và cái chết. Hầu hết các vật thể sống đều là thành viên mạnh mẽ, kiêu hãnh như hiệp sĩ và giám mục. Cái chết ngáng đường họ với thông điệp ngầm định: “Chúng ta là cái chết và sớm muộn gì các ngươi cũng vậy thôi, sức mạnh hay sự trung thành sẽ không giúp nhà ngươi thoát khỏi cái chết đâu.”

Vũ điệu của thần chết của Clusone là một phần trong phân cảnh Sự thống trị của cái chết. Nó thể hiện một vài nhân vật từ nhiều tầng lớp xã hội đang đi cùng với nhiều bộ xương để tham gia vũ điệu thần chết ma quái. Sự thống trị của cái chết được thể hiện khi bộ xương hoàng hậu tung cuộn giấy bằng hai tay. Bà có hai bộ xương tùy tùng bên cạnh để giết mọi người bằng cung tên và súng cổ. Xung quanh bà, một nhóm người tuy mạnh mẽ nhưng vô cùng tuyệt vọng đang dâng hiến những món đồ vật quý hiếm và cầu xin tha thứ. Tuy vậy thần chết không hề quan tâm đến sự giàu có đầy dung tục của họ và bà chỉ muốn mạng sống từ họ mà thôi. Bên dưới chân của bà là một cái quan tài nơi chôn xác chết của một vị hoàng đế và giáo hoàng vây quanh bởi các sinh vật chết chóc, biểu tượng cho cái chết nhanh chóng và nhẫn tâm.


3. Pieter Bruegel the Elder, Sự thống trị của cái chết, c. 1562

Pieter Bruegel the Elder, Sự thống trị của cái chết, c. 1562, Museo del Prado, Madrid.

Chúng ta không còn sống trong thời Trung Cổ nữa nhưng tác phẩm Sự thống trị của cái chết của Pieter Bruegel the Elder trường phái Flemish Renaissance giúp ta hình dung được sự hiện diện của Cái chết đen trong một ngôi làng ở châu Âu. Có lẽ tôi đang hơi cường điệu hóa một chút nhưng hình ảnh đội quân xương tàn phá khu đất tối tăm hoang vắng gây được ấn tượng mạnh cho đến ngày hôm nay. Phía xa là những đốm lửa cháy và biển thì đầy những mảnh vỡ tàu thuyền. Mọi thứ đều đã chết, thậm chí là cây cối và cá ở dưới ao. Tác phẩm này khắc họa những con người từ mọi tầng lớp địa vị xã hội, từ nông dân, người lính cho đến dân quý tộc cũng như vị vua và giáo chủ. Cái chết mang họ đi hết không phân biệt một ai.


4. Paulus Furst of Nuremberg, Doctor Schnabel von Rom, 1656

Paulus Furst of Nuremberg, Doctor Schnabel von Rom, 1656, Bảo tàng Anh, Luân Đôn.

Cái chết đen không chỉ là cơn ác mộng thời Trung Cổ, nó luôn quay trở lại. Hơn 300 năm tiếp theo đó, cơn đại dịch trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của châu Âu. Những trận dịch bùng phát tàn phá nhiều thành phố. Hãy hình dung châu Âu từ thế kỉ thứ 14 đến thế kỉ thứ 17 đều mang dấu ấn đều đặn của dịch bệnh. Một vài nghệ sĩ tài năng, bao gồm Hans HolbeinTitian đã chết vì nó. Trong khi đó những nghệ sĩ khác đã cố gắng đương đầu với nó bằng nghệ thuật như Tintoretto. Ông đã vẽ nên nhiều tác phẩm tuyệt vời nhất của mình tại Scuola Grande di San Rocco ở Venice, một tòa nhà của vị thánh chống lại dịch bệnh. Chết vì dịch bệnh là một yếu tố thường thấy trong cuộc sống của con người thời đó.

Trong bản khắc axit này chúng ta có thể thấy bộ trang phục bảo vệ được sử dụng ở Pháp và Ý thế kỉ thứ 17. Nó làm mọi người kinh hãi vì là dấu hiệu của cái chết đang cận kề. Nó được thiết kế với một cái áo khoác dài đến ắt cá chân, cái mặt nạ hình đầu chim cùng với đôi vớ, giày, chiếc mũ rộng và một bộ quần áo rộng. Chiếc mặt nạ có phần kính dành cho đôi mắt của bác sĩ với miếng băng dính giúp giữ chiếc mũi của mặt nạ ngay phía trước mũi bác sĩ. Chiếc mặt nạ cũng có 2 lỗ mũi nhỏ và là một dạng lọc khí thời đó ngăn ngừa các chất có mùi mạnh (thường là hương hoa ỏa hương). Chiếc mũi cũng có thể ngăn chặn hoa khô, bụi cỏ, hương vị, mùi long não và hương giấm chua. Mục đích của chiếc mặt nạ là ngăn chặn mùi hôi thối, khí độc được coi là nguyên nhân chính của dịch bệnh. Lý thuyết mầm bệnh (Germ theory of disease) ra đời sau đó đã bác bỏ điều này.


5. Arnold Böcklin, Plague, 1898

Arnold Böcklin, Plague, 1898, Kunstmuseum Basel.

Tác phẩm Plague cho thấy sự ám ảnh của Arnold Böcklin với cơn ác mộng về chiến tranh, dịch bệnh và cái chết. Böcklin là người theo trường phái Tượng Trưng và đây là hình ảnh Thần chết cưỡi trên một con vật có cánh đang bay vòng quanh con đường ở thị trấn thời Trung Cổ. Theo các nhà lịch sử học nghệ thuật, ông lấy cảm hứng từ tin tức về dịch bệnh xuất hiện ở Bombay vào năm 1898. Dù không có bằng chứng rõ ràng cụ thể về nguồn cảm hứng từ người dân Ấn Độ (người theo chủ nghĩa Tượng Trưng luôn sử dụng những biểu tượng phổ biến và mơ hồ nhất có thể) Böcklin đã tạo ra khung cảnh mà những người sáng tạo của bộ phim Trò chơi vương quyền sẽ thấy rất thích thú.


7. Egon Schiele, The Family, 1918

Egon Schiele, The Family, 1918, Belvedere, Vienna.

Thế kỉ 20 diễn ra hai cuộc Chiến tranh thế giới, sự hủy diệt hàng loạt, chính quyền hung tàn không thể tưởng tượng được và cảm cúm Tây Ban Nha. Quy mô khủng khiếp của dịch bệnh rất khó để để có thể ước lượng được. Vi rút đã lây nhiễm cho 500 triệu người trên thế giới và giết chết khoảng 100 triệu người. Như vậy con số này tương đương với hơn nửa số người lính và dân thường bị giết trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Triệu chứng của nó giống như bệnh cảm cúm thông thường: cảm sốt, buồn nôn, đau nhức và tiêu chảy. Nhiều trường hợp bị viêm phổi nặng. Những đốm đen sẽ xuất hiện trên má và nạn nhân sẽ trở nên xanh xao, cảm thấy khó thở vì thiếu oxi khi phổi của họ bị những thực thể bọt khí xâm chiếm. Khác với bệnh cảm thông thường khi số người chết nhiều nhất là trẻ sơ sinh và người lớn tuổi, bệnh cảm năm 1918 gây nguy hại đến người trẻ và người trưởng thành khỏe mạnh.

Egon Schiele là một trong những nghệ sĩ tài năng chết vì căn bệnh này. The Family là tác phẩm chưa được hoàn thiện khi ông mất và trước đó được gắn với tên gọi Squatting Couple. Nó là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông. Trong đó chúng ta có thể thấy hình ảnh Schiele với người vợ Edith và đứa con chưa chào đời của họ. Trong lá thư cuối cùng của mình ông diễn tả sự lo lắng: “Gửi mẹ, Edith bị cảm Tây Ban Nha 8 ngày trước và phổi bị viêm. Em ấy mang thai được 6 tháng. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm và đe họa sự sống con người; Con đang chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất”. Edith mất vì cảm Tây Ban Nha trong tháng thứ 6 của thai kì, 3 ngày sau đó Egon cũng ra đi.


8. Edvard Munch, Bức tự họa sau dịch Tây Ban Nha, 1919

Edvard Munch, Bức tự họa sau dịch Tây Ban Nha, 1919, Oslo, phòng trưng bày quốc gia.

Trong số những nghệ sĩ nổi tiếng chết vì dịch Tây Ban Nha có Gustav Klimt, Amadeo de Souza Cardoso,Niko Pirosmani. Edvard Munch có bị mắc bệnh nhưng đã phục hồi và sống sót. Munch đã vẽ tác phẩm này năm 1919. Ông đã tạo ra chuỗi các nghiên cứu, bản vẽ phác thảo và tranh nơi khắc họa chi tiết lúc ông cận kề cái chết. Như chúng ta có thể thấy, tóc của Munch rất mỏng, làn da trở nên vàng đi và ông gói mình trong chiếc áo choàng dài và khăn. Vào mùa hè năm 1919, cơn đại dịch kết thúc, Những người bị nhiễm một là chết hai là có được kháng thể miễn dịch.


9. Keith Haring, Ignorance = Fear 1989

Keith Haring, Ignorance = Fear, 1989, Poster Collection Noirmontartproduction, Paris.

Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, sự bùng nổ của dịch HIV và AIDS đã lan ra khắp các bang ở Hoa Kỳ và những nơi khác trên thế giới. Dịch bệnh khởi phát từ những thập kỉ trước đó. Ngày nay, hơn 70 triệu người bị nhiễm HIV và khoảng 35 triệu người chết vì AIDS kể từ lúc bắt đầu của dịch. Vi rút này được truyền thông qua dịch cơ thể như máu, tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và sữa từ tuyến vú. Vào những năm 1980, mọi người coi AIDS là “căn bệnh của người đồng tính”, thậm chí được gọi là “dịch bệnh đồng tính” trong nhiều năm. Trước đó HIV lan truyền từ người qua người thông qua cơ chế quan hệ không an toàn, kim tiêm và từ mẹ sang con.

Keith Haring thiết kế và thực hiện poster này vào năm 1989 sau khi ông được chẩn đoán nhiễm AIDS vào năm trước đó. Năm 1989, một người Mỹ được chẩn đoán nhiễm HIV mỗi phút và bốn người chết vì AIDS mỗi giờ trôi qua. Năm 1991 cơn đại dịch đã tước đi mạng sống của 100.000 người dân Mỹ. Thiết kế poster này khắc họa 3 hình thái con người “không thấy, không nghe, không nói”. Điều này ám chỉ những khó khăn của người sống với AIDS, thử thách mà các cá nhân và nhóm người phải đối mặt khi không nhận thức đúng đắn về dịch bệnh. Thông tin về HIV/AIDS ở Hoa Kỳ những năm 1980 là vô cùng kinh hãi. Lúc ấy các thông tin sai lệch vô cùng phổ biến, phản ứng của chính phủ Mỹ về tình hình lúc đó không đầy đủ, thuốc men và dịch vụ chăm sóc y tế đều rất đắt đỏ. Người bị nhiễm HIV bị bỏ lại phía sau với cô đơn.

Keith Haring chết vì AIDS vào năm 1990 ở tuổi 31.


10. David Wojnarowicz, Untitled (Falling Buffalos), 1988-1989

David Wojnarowicz, Untitled (Falling Buffalos), 1988-1989, National Gallery of Art, Washington.

Tác phẩm Untitled (Falling Buffalos) của David Wojnarowicz là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nghệ sĩ và có lẽ là một trong những lời hồi đáp nghệ thuật ám ảnh nhất đối với cơn khủng hoảng AIDS vào những năm 1980. Trong bức ảnh dựng phim này chúng ta thấy một đàn trâu rơi xuống vách đá để về với thần chết. Những con trâu đang rơi gợi lên cảm giác về số phận và sự vô vọng, khiến cho tác phẩm gây được hiệu ứng mạnh mẽ và kích thích. Thực hiện trong lúc được chẩn đoán dương tính với HIV, hình ảnh của Wojnarowicz đã cho thấy sự tương quan giữa cơn khủng hoảng AIDS và cái chết hàng loạt của những con trâu ở Mỹ vào thế kỉ thứ 19. Nó nhắc nhở người xem về sự thờ ơ và phân biệt dành cho HIV/AIDS vào lúc ấy. Bạn có thể đọc thêm cách mà ông thể hiện sự thương tổn của mình trong thời đại HIV/AID tại đây.

Wojnarowicz chết vì HIV/AIDS vào năm 1992. 

Tác giả: Zuzanna Stanska
Người dịch: Đáo
Nguồn: Daily Art Magazine

Cùng tác giả

#Tag

classic art coronavirus Covid-19 Heirstory plague in art

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy…
‘Tách biệt, trong sự hòa hợp’, dự án ảnh nghệ thuật lấy cảm hứng từ đại dịch Covid-19
‘Tách biệt, trong sự hòa hợp’, dự án ảnh nghệ thuật lấy cảm hứng từ đại dịch Covid-19
Khi tạo ra ‘Detached, in Harmony’, Walls muốn khai thác sắc thái và sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết để phản ánh tình trạng thế giới trong…
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Một nguyên nhân sâu xa cho sự lên ngôi của chủ nghĩa Tối đa được cho là hệ quả của sự tự do đột ngột sau đại dịch Covid-19 khi…
5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
Với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, ít nhiều trong chúng ta sẽ có những cảm giác không được vui vẻ trong lúc này: sợ hãi; căng…
Nguồn năng lượng tích cực từ những thiết kế ứng dụng yếu tố ánh sáng
Nguồn năng lượng tích cực từ những thiết kế ứng dụng yếu tố ánh sáng
Sự dung hòa giữa khoa học, thiết kế và kỹ thuật mang đến những thiết kế tuyệt vời cho cuộc sống con người và giúp chúng ta giải quyết rất…
Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh những ngày giãn cách: ‘Nếu như còn có thể, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục…’
Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh những ngày giãn cách: ‘Nếu như còn có thể, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục…’
“Nếu như còn có thể, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục…”, câu nói từ nghệ sĩ Ái Như trong những ngày giãn cách do Covid-19 như trả lời cho cả…