Điểm qua các họa sĩ đồng tính nữ nổi bật trong lịch sử nghệ thuật tại Châu Âu (1850-1950) - Phần 2

Thuật ngữ ‘lesbian artist‘ (họa sĩ đồng tính nữ) xuất phát từ phong trào nữ quyền những năm 70.

Bài viết được thực hiện bởi tác giả Birthe Havmoeller.



Các bức ảnh ‘tự sướng’ của nghệ sĩ đồng tính nữ và một số thí nghiệm khác về gender-bending*

Với nhiếp ảnh trở thành phương tiện truyền thông phổ biến mới vào đầu thế kỷ 20, một số nhiếp ảnh gia đồng tính nữ bắt đầu thực hiện những bức ảnh được dàn dựng; các bức ảnh ‘tự sướng’ đầu tiên của họ được tạo ra cũng như các bức ảnh chụp nhanh cho bạn bè và người tình. Chúng cung cấp góc nhìn đáng chú ý về đời tư của các nhiếp ảnh gia, các thí nghiệm về gender-bending và dự án nghệ thuật.

*gender-bending (uốn cong giới tính), ám chỉ người phá vỡ các chuẩn mực đã được thiết lập của vai trò giới tính truyền thống.



Marie Høeg (1866 – 1949)

Các nhiếp ảnh gia Marie HøegBolette Berg đã điều hành một studio thương mại ở thị trấn Horten của Na Uy từ năm 1895 đến 1903. Marie Høeg là một người vận động vì quyền bầu cử của phụ nữ, bà đã sử dụng studio làm nơi gặp gỡ cho các nhà hoạt động xã hội và phụ nữ quan tâm đến phong trào bầu cử cũng như quyền bầu cử của phụ nữ.

Chân dung người hút thuốc bởi Marie Høeg (ltrái) và người tình Bolette Berg (1895 – 1903).
Việc hút thuốc từng được xem là không dành cho phụ nữ vào những năm 1900,
nhưng những người phụ nữ xem thuốc lá như dấu hiệu của tự do.
Một dấu hiệu mà họ được làm chủ chính bản thân mình.

Vào những năm 1980, một chiếc hộp gồm các ảnh chụp âm bản trên kính thủy tinh (glass plate) được đánh dấu là ‘riêng tư’ của cặp đôi nhiếp ảnh gia được phát hiện tại trang trại nơi họ từng sống, tiết lộ cuộc sống riêng tư cũng như các ảnh chụp cùng nhau của họ.


Claude Cahun (1894 – 1954)

Vào khoảng năm 1919, nghệ sĩ kiêm nhà văn tại Paris, Lucy Renee Mathilde Schwob, 25 tuổi, trở thành Claude Cahun. Cô sống với người bạn đời và cộng tác viên nghệ thuật Marcel Moore, người được đặt tên là Suzanne Malherbe. Claude là một trong số ít những nữ họa sĩ thuộc trường phái siêu thực trong vòng tròn bạn bè của họa sĩ trứ danh cùng trường phái này tại Pháp, André Breton.

Tác phẩm để lại của cô bao gồm loạt ảnh của những người đồng tính với đầu đã cạo trọc, mặc áo choàng và đeo mặt nạ; các nhân vật mặc trang phục đi ngược lại giới tính của chính họ trong ảnh chân dung và một số ấn phẩm, tác phẩm chưa từng xuất bản. Công việc của Claude Cahun vào những năm 1920 và 1930 gần như bị lãng quên cho đến cuối những năm 1980, phần lớn công việc của bà và Suzanne đã bị Đức quốc xã phá hủy và nhà của họ ở Jersey cũng bị quân Đức trưng dụng. Những gì còn lại chủ yếu nằm trong bộ sưu tập của Jersey Heritage Trust.

Vào những năm 1990, Claude Cahun đã đạt được danh tiếng quốc tế nhờ những bức ảnh ‘queer’* của cô vẫn còn rất phổ biến và thường được trưng bày tại các bảo tàng trên khắp thế giới.

*queer: thuật ngữ chỉ các nhóm thiểu số giới tính, những người không dị tính hoặc không phải là người có thẩm quyền.


“Ở Nga, các nhà thơ và nghệ sĩ nữ cũng có các cuộc thử nghiệm giới tính vào đầu thế kỷ XX. Việc chọn giọng kể đi ngược lại giới tính của người kể trong thơ và mặc quần áo khác giới tính của họ ở nơi công cộng đặc trưng cho sự (tự) đại diện của một số phụ nữ sáng tạo cấp tiến thời bấy giờ. Sự mất ổn định của giới tính thường không chỉ tiêu biểu trong nghệ thuật của họ, mà còn là cách họ phơi bày cơ thể, cho thấy góc nhìn chủ quan trên mọi phương diện.”

Alexandra Exeter



Elizaveta Sergeyevna Kruglikova (1865 – 1941)

Chân dung Elizaveta Kruglikova,
vẽ bởi Mikhail Nesterov

Nghệ sĩ người Nga này đã học vẽ tại Paris vào đầu những năm thế kỉ 20. Bà đã vẽ bức tranh Horse Race (Cuộc đua ngựa) vào năm 1914 ngay trước Thế chiến I. Elizaveta cũng đã thực hiện một loạt các bức chân dung cũng như vẽ các hình bóng (silhouettes) màu đen đáng chú ý của cuộc sống đường phố ở Paris.

Horse Race, vẽ bởi
Elizaveta Kruglikova

Elizaveta Kruglikova là người đồng tính nữ đã đầu tư sự sáng tạo của mình vào việc vén màn về sự mơ hồ giới tính của bản thân. Phong cách nam tính của Elizaveta bao gồm việc tham gia các môn thể thao nam, như đạp xe đường dài và leo núi. Nghệ sĩ và bạn gái của bà, Mademoiselle Sellier đã đạp xe từ Paris đến Brittany vào khoảng năm 1905, mặc quần dài chuyên dụng cho việc đi xe đạp (cycle bloomers) vẫn được coi là khá sốc ở Pháp lúc bấy giờ.




Các salon nghệ thuật và người tiếp đãi

Các (cặp đôi) đồng tính nữ sẽ chiêu đãi các nghệ sĩ và những người khác từ giới tinh hoa văn hóa trong một ‘salon‘ (phòng tiếp khách trong một ngôi nhà lớn) tại nơi ở của họ. Đây là cách phổ biến để kết nối với những người cùng chí hướng. Ngày nay, một số người trong số đó vẫn nổi tiếng với các salon văn học và mạng lưới không chính thức của các nghệ sĩ đồng tính và các cá nhân sáng tạo khác.

Natalie Clifford Barney (1876 – 1972)

Natalie Clifford Barney là một nhà viết kịch, nhà thơ, tiểu thuyết gia và người nước ngoài sống ở Paris từ năm 1900 cho đến khi bà qua đời. Natalie đã tổ chức một salon trong hơn 60 năm, đầu tiên tại nhà của cô ở Neuilly và từ năm 1909 tại nhà của cô ở ngân hàng Left Bank tại Paris.

Natalie Clifford Barney,
vẽ vào 1896 bởi mẹ cô, Alice Pike Barney

Trong thời kỳ này, cô đã tập hợp các văn nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Cô công khai bản thân là người đồng tính và bắt đầu xuất bản các bài thơ tình cho phụ nữ dưới tên riêng từ đầu năm 1900. Tựa đề tập thơ đầu tiên của cô tên Quelques Portraits-Sonnets de Femmes. Mối quan hệ lâu nhất của cô là với họa sĩ người Mỹ Romaine Brooks, người mà cô gặp vào khoảng năm 1914; họ đã bên nhau 50 năm.

Nathalie Barney đã tổ chức các buổi họp mặt đầu tiên của salon tại nhà cô ở Neuilly (Pháp). Cuộc vui bao gồm các phần đọc thơ và diễn kịch (trong đó đôi khi có sự biểu diễn của tiểu thuyết gia nổi tiếng Colette). Mata Hari đã thực hiện điệu nhảy ở đấy một lần, cưỡi ngựa trong vườn với tư cách là Lady Godiva với chiếc áo choàng màu ngọc lam trên một con ngựa trắng .

Vở kịch ‘Equivoque’ có thể đã khiến Natalie Barney rời Neuilly vào năm 1909. Theo một bài báo, khi ấy, chủ nhà của cô phản đối việc cô tổ chức một buổi biểu diễn ngoài trời về người đồng tính, mà anh ta cảm thấy rằng đã “đi quá đà với tự nhiên”.’ – Theo Wikipedia


Romaine Brooks (1874 – 1970)

Romaine Brooks, Self-Portrait, 1923

Họa sĩ người Mỹ Romaine Brooks và người tình đã sống phần lớn cuộc đời của mình ở Paris, nơi cô là một nhân vật hàng đầu của một một phong trào phản văn hóa (counterculture) tiên phong của người châu Âu thượng lưu và người Mỹ tại nước ngoài; nhiều người trong số họ là người sáng tạo, hay ngao du và đồng tính.

Cô nổi tiếng với hình ảnh mặc trang phục lưỡng tính hoặc nam tính, trong đó có bức ảnh tự chụp năm 1923, trong đó cô mặc áo khoác nam và đội một chiếc mũ cao. Romaine Brooks khám phá về giới tính và tình dục trong nhiều bức chân dung đã dẫn đến sự tìm hiểu thú vị về công việc của cô trong những năm 1980 sau khi cô mất. Một tiểu sử mới bao gồm các chi tiết về cuộc đời cô được xuất bản vào năm 2016.


Nan Hudson (1869 – 1957) & Ethel Sands (1873 – 1962)

Tea with Sickert, Ethel Sands (1911 – 1912)

Nghệ sĩ người Mỹ Anna Hope ‘Nan’ Hudson trở thành một phụ nữ trẻ độc lập vào năm 1892. Cô có quyền tự do lựa chọn con đường của riêng mình trong cuộc sống và chuyển đến Paris để học nghệ thuật. Ở đó, cô gặp một sinh viên nghệ thuật người Mỹ Ethel Sands (1873 – 1962), người đã trở thành bạn đời của cô. Họ sống và làm việc ở châu Âu trong suốt quãng đời còn lại, chia thời gian giữa Pháp và Anh.

Do sự giàu có của gia đình, Ethel đã thu thập và là một người bảo trợ nghệ thuật, nhưng cô còn được biết đến như là một bà chủ của giới thượng lưu văn hóa tại nhà riêng ở Anh và nhà của Nan ở Pháp.


Gertrude Stein (1874 – 1946)

Gertrude Stein là một tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà sưu tầm nghệ thuật và người đồng tính nữ Do Thái. Cô chuyển đến Paris vào năm 1903 và biến nước Pháp thành ngôi nhà mới của mình.

Hulton Archive/Getty Images

Gertrude đã tổ chức một salon ở Paris, nơi những nhân vật hàng đầu của chủ nghĩa hiện đại trong văn học và nghệ thuật sẽ gặp nhau. Nhiều khách mời của cô là những nghệ sĩ đồng tính hoặc lưỡng tính như họa sĩ Marie Laurencin. Các ấn phẩm ban đầu của Gertrude, bao gồm Q.E.D. (Quod Erat Demonstrandum) (1903), kể về một mối tình lãng mạn đồng tính nữ liên quan đến một số bạn nữ của cô.

Năm 1933, Gertrude Stein đã xuất bản một cuốn hồi ký trong những năm ở Paris: The autobiography of Alice B.Toklas (Cuốn tự truyện của Alice B. Toklas), được viết bằng giọng nói của người tình Alice B. Toklas. Cuốn sách vô cùng thành công sau chuyến lưu diễn vòng quanh nước Mỹ vào năm 1934 – 35, nơi cô có những bài nói chuyện về bản thân mình, nghệ thuật tiên phong và nghệ thuật hiện đại của Paris, cũng như có dịp đàm đạo với Eleanor Roosevelt trong Nhà Trắng.


Marie Laurencin (1883 – 1956)

Le Bal élégant, La Danse à la campagne
– Marie Laurencin (1913).

Họa sĩ người Pháp và người phụ nữ lưỡng tính (bisexual) Marie Laurencin là một nhân vật quan trọng trong phong trào tiên phong (avant-gardene) tại Paris. Bà là một trong số ít nữ họa sĩ người Cuba; người đã trình bày chân dung phụ nữ tại các triển lãm ở Pháp và Hoa Kỳ trước Thế chiến I và là khách thường xuyên trong salon của Gertrude Stein.

Tác phẩm của bà thoát khỏi giới hạn của các quy tắc trường phái Lập Thể, theo đuổi thẩm mỹ đặc biệt nữ tính bằng cách sử dụng màu pastel và các đường cong, gợi lên một thế giới đầy mê hoặc. Bà cũng vẽ chân dung của những người nổi tiếng ở Paris và tạo ra các vật dụng cho sân khấu, đặc biệt là cho đoàn ba lê Ballets Russes.
Năm 1983, bảo tàng Musée Marie Laurencin đã mở tại tỉnh Nagano, Nhật Bản.
Bảo tàng là nơi lưu giữ và là kho lưu trữ hơn 500 tác phẩm của bà.


Nguồn: femininemoment

Cùng tác giả

#Tag

cộng đồng lgbt giới thiệu họa sĩ Heirstory lesbian lịch sử nghệ thuật

iDesign Must-try

Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…