Gặp gỡ Warhol, trong buổi triển lãm tuyệt vời tại bảo tàng Whitney

Quý ngài Mâu thuẫn, người không bao giờ rời đi, đã trở lại.

Mặc dù, đúng rằng “Andy Warhol — From A to B and Back Again” tại bảo tàng Whitney của nghệ thuật Mỹ là một trong những show triển lãm hồi tưởng toàn diện về Andy Warhol đầu tiên trong 31 năm, suốt quá trình ông là người của công chúng – tại bảo tàng, phòng tranh, những buổi đấu giá, trên những chiếc áo Calvin Klein – nhưng dường như việc tái hiện lại người nghệ sĩ trứ danh này trông có vẻ dư thừa làm sao.

Andy Warhol by Jack Mitchell.jpg
Andy Warhol chụp bởi Jack Mitchell .

Đồng thời, sự hiện diện trường tồn khiến ông, như những tấm giấy dán tường, hoặc như không khí, chỉ nhận được sự chú ý hời hợt. Ông ở ngay tại đó, nhưng chúng ta có mảy may quan tâm?

Bộ tranh “Flowers” năm 1964 được đặt bên cạnh
“Giấy dán tường Con bò [Hồng và Vàng]” năm 1966 trong show triển lãm.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times

Chúng ta không thể không quan tâm được. Ông là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất vào nửa sau thế kỷ 20. Show triển lãm tái hiện tầm quan trọng của ông đối với thế hệ mới, nhưng cũng vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ trong phương thức thể hiện.

Mặc dù chỉ tầm cỡ buổi triển lãm tưởng niệm – có gần 350 tác phẩm khắp bảo tàng và một tác phẩm ở địa điểm khác thực hiện bởi Dia gồm bức tranh nhiều tấm ván cỡ lớn có tên “Shadows”.

Buổi triển lãm Whitney – được tổ chức bởi Donna De Salvo, giám đốc uỷ ban của bảo tàng về chiến dịch quốc tế và giám tuyển cấp cao, hỗ trợ bởi Christie Mitchell Mark Loiacono – về một tượng đài chúng ta dường như đã mất dấu, và một người mà các nghệ sĩ trẻ ngày nay có thể liên hệ và trân quý: Warhol – nghệ thuật của ông, là hình thức thể hiện nỗi sợ hãi và mơ ước cá nhân.

Chi tiết tranh “Green Coca-Cola Bottles,” in lụa năm 1962.
Trong thời đại chỉ tranh sơn dầu mới là thể loại nghiệm túc,
Warhol đã đem đến một kỹ thuật thương mại mới, in lụa, làm chất liệu thể hiện của mình.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times

Không có nghĩa là phiên bản mới – cũ của nghệ sĩ sẽ hoàn toàn khác biệt đến nỗi chúng ta chẳng thể nào nhận ra khi bước đên tầng 5 của Whitney. Bà De Salvo đã đảm bảo rằng chúng ta sẽ thấy quen thuộc. Ngày từ lối vào ta thấy một hàng dài những tác phẩm Pop kinh điển của ông: tượng Brillo Box, bức tranh vẽ lon súp Campbell, chai Coca-Cola, những hoạ tiết nguỵ trang, và một phòng tranh chứa đầy những bông hoa in lụa và bò hồng.

Gu thẩm mỹ của Warhol phát triển từ văn hoá đại chúng Mỹ: báo, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, tạp chí.
Bức tranh cắt dán giày vàng của ông xuất hiện từ năm 1955-56.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed
by Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Bức vẽ nét của Warhol dành cho “Truman Capote”, năm 1952, trái,
và “Truman’s Hand.” Warhol thần tượng Capote, người xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay,
“Other Voices, Other Rooms” (1948), đã mô ta thẳng thắn về những người đồng giới.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed
by Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Mẹ của Warhol, Julia Warhola, chuyển đến New York năm 1952 và sống với ông tới năm 1970.
Bà là một nghệ sĩ không chuyên; bức tranh “Cat with a Hat with ‘Purr’ Inscriptions,” năm 1953,
được bao gồm trong buổi triển lãm.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Tuyển chọn từ “Ads” (1985), bởi Warhol, trong triển lãm “Andy Warhol: From A to B and Back Again.”
Khi thực hiện những quảng cáo phong cách hiện đại, ông biến logo từ in ấn thành nghệ thuật, và ngược lại.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Từ trái qua, “Triple Elvis [Ferus Type]” (1963); “Single Elvis [Ferus Type]” (1963); “Large Sleep” (1965), tranh đôi về John Giorno, một ngôi sao mới nổi từ bộ phim “Sleep”; “Marilyn Diptych” (1962).

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
“Mustard Race Riot,” năm 1963, tập trung vào những trận tấn công của cảnh sát
nhằm vào quân biểu tình giành quyền cho người da màu.
Với tác phẩm này, ông trở thành “hoạ sỹ vẽ lại lịch sử tài năng mới nổi”, Holland Cotter viết.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Từ trái qua, “Mylar and Plexiglass Construction” (năm 1970);
bản in “Sunset”, năm 1972, đặt hàng bởi Philip Johnson cho khách sạn Minneapolis;
“Mao” (1972) từ bộ tranh kể từ khi chuyến thăm của tổng thống Mỹ Richard Nixon sang Trung Quốc.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed
by Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Bộ tranh “Ladies and Gentlemen”. Theo chiều kim đồng hồ từ trái sang,
Alphanso Panell, Ivette and Lurdes, Marsha P. Johnson and Helen/Harry Morales, năm 1975.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed
by Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
“Ladies and Gentlemen (Wilhelmina Ross),” 1975.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Tác phẩm sắp đặt chân dung người nổi tiếng bởi Warhol
tại buổi triển lãm“Andy Warhol: From A to B and Back Again.”

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Bộ sưu tập từ những năm 80 của Warhol thể hiện nỗi lo lắng lớn dần,
với sự kiện AIDS và nỗi mất mát bè bạn, càng làm đức tin của ông lớn mạnh.
Vài câu trích dẫn từ quảng cáo trên báo lá cải và các tờ rơi tuyên truyền về ngày tận thế.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
Chi tiết bức “Camouflage Last Supper,” 1986.
Bức tranh dài 25 foot cho thấy “lời sám hối và nỗi sợ hãi chìm ngập trong hoạ tiết nguỵ trang”,
một nhà phê bình của NYT viết.

Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed by
Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times
“Sixty-Three White Mona Lisas,” năm 1979.
Credit: The Andy Warhol Foundation for the Visual Arts, Inc./Licensed
by Artists Rights Society (ARS), New York; Rebecca Smeyne for The New York Times

Nguồn: nytimes

Cùng tác giả

#Tag

andy warhol culture mỹ nghệ thuật pop art Triển lãm văn hóa đại chúng

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính (Phần 3)
“Nghệ thuật không có lịch sử – chỉ có một hiện tại tiếp diễn… Cái hiện tại không ngừng của nghệ thuật! Velázquez, Goya, Manet đều nằm trong một dòng,…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.