Hình tượng ‘người nghệ sĩ đau khổ’ và cách để sáng tạo mà không cần cắt đứt lỗ tai

Sáng tạo bùng lên giữa những cảm giác không thoải mái cứng nhắc, bộc lộ ra bề mặt bên ngoài từ sâu thẳm trong tâm hồn đầy đau đớn.

“Một tác phẩm nghệ thuật không có khởi đầu là cảm xúc thì không phải là nghệ thuật.”

– Paul Cezanne

Những câu từ của họa sĩ chủ nghĩa hậu ấn tượng người Pháp Paul Cezanne đã nắm bắt được cốt lõi rằng tâm lý học và khoa học thần kinh đang bắt đầu trở nên sáng tỏ: Có một liên kết quan trọng giữa cảm xúc và tư duy sáng tạo.

Nhiều tượng đài của thế giới thực đã ủng hộ hình mẫu bất hữu về người nghệ sĩ đau khổ qua nhiều năm:

The Scream by Edvard Munch
Sự lo lắng và ảo giác của Edvard Munch đã cho ra đời một trong những bức họa nổi tiếng nhất của ông, The Scream.
Self-portrait with Bandaged Ear, Easel and Japanese Print by Vincent Van Gogh
Van Gogh vất vả với chứng rối loạn lưỡng cực đã cắt đi một phần tai của mình sau cuộc tranh luận với nghệ sĩ đồng nghiệp Gauguin, người ông đã đe dọa bằng chiếc lưỡi dao cạo râu.

Trong quyển sách Tortured Artists (Người nghệ sĩ khốn khổ) năm 2012, nhà báo Christopher Zara tiết lộ hình mẫu phổ biến cũng như cách áp dụng nó vào các quy chuẩn sáng tạo như phim ảnh, văn học, âm nhạc và nghệ thuật. Zara đã mô tả sơ lược về những nghệ sĩ có đóng góp quan trọng vào lĩnh vực của họ với cảm hứng từ đau khổ và chịu đựng, từ Michelangelo đến Kurt Cobain. Zara mô tả sự xuất hiện của tính sáng tạo từ nghệ sĩ đau khổ như sau: “Cuối cùng, tôi bị thuyết phục rằng mọi thứ đều bắt đầu với cùng một yếu tố: Một cảm giác không thoải mái cứng nhắc, hiển hiện trên bề mặt bên ngoài từ sâu thẳm tâm hồn đầy đau đớn.”


Khoa học đằng sau cảm xúc và tư duy sáng tạo

Gần đây khoa học có xác nhận liên kết đáng kể giữa cảm xúc và tư duy sáng tạo.

Trong một nghiên cứu được xuất bản trong Scientific Reports năm 2016, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương thức tạo hình ảnh cộng hưởng từ trường chức năng (fMRI), một phương thức tạo hình ảnh bộ não, để đo lường hoạt động não của một nhạc sĩ chơi nhạc jazz. Kĩ thuật cho phép các nhà khoa học thần kinh thấy được chính xác những gì đang diễn ra trong bộ não tại thời gian thực.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tham gia vào các hoạt động sáng tạo như chơi nhạc sẽ làm tê liệt một phần não là vỏ não trước trán vùng lưng bên (DLPFC), một khu vực dùng để lên kế hoạch và theo dõi hành vi. Điều này hợp lý vì khi loại bỏ đi cản trở của việc lên kế hoạch và theo dõi, bộ não sẽ ở trạng thái nhàn rỗi để suy nghĩ bức phá và đi theo lực đẩy sáng tạo.

Tuy nhiên trong lúc đo lường ảnh hưởng của cảm xúc đến hoạt động bộ não khi đang sáng tạo, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một điều rất thú vị. Khi được yêu cầu tăng cường một giai điệu để truyền tải cảm xúc của một hình ảnh “tích cực”, sự tê liệt của khu DLPFC trở nên lớn hơn so với khi nhạc sĩ được yêu cầu truyền tải cảm xúc hình ảnh “tiêu cực”. Sự khác biệt về liên kết cảm xúc này đối với tính sáng tạo là rất lớn.

Điều này dường như đi ngược lại với những gì chúng ta biết về nghệ sĩ đau khổ – một hình tượng rất tiêu cực, dằn vặt bởi các cảm xúc tiêu cực như nóng giận, lo lắng, trầm cảm, vân vân. Chúng ta có thể dự đoán rằng các cảm xúc tiêu cực sẽ tác động to lớn đến tính sáng tạo hơn là các cảm xúc tích cực.

Tuy nhiên, kì lạ thay, một hiện tượng khác thường diễn ra trong bộ não khi chúng ta cố gắng thể hiện các cảm xúc tiêu cực một cách sáng tạo: Nó kích hoạt khu vực tự thưởng của não bộ chịu trách nhiệm điều chỉnh hành vi để có kết quả dễ chịu.

Dường như trong khi việc cố gắng thể hiện cảm xúc tích cực một cách sáng tạo có thể dẫn đến cảm giác“in the zone”, là trạng thái tinh thần mà ta hoàn toàn đắm chìm để tập trung năng lượng và thích thú với quá trình thực hiện, thì việc cố gắng truyền tải cảm xúc tiêu cực một cách sáng tạo sẽ cho cảm giác thỏa mãn hơn, như thể được “khen thưởng”.

Có lẽ, động lực của nghệ sĩ đau khổ sẽ mạnh mẽ hơn nhiều so với động lực của nghệ sĩ vui tươi.

Make art not war

Kích hoạt vùng tự thưởng của bộ não cho thấy rằng tính sáng tạo khi phản hồi với các cảm xúc tiêu cực là một hành vi được điều chỉnh theo thời gian. Sự vững chắc của việc học hỏi thêm đã được tìm hiểu chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý như một trong những cách tốt nhất để học hỏi và tiếp tục thực hiện hành vi (mà ở đây là sự đau khổ). Quá trình học hỏi thêm là một cơ chế mạnh mẽ, đã truyền cảm hứng cho một kĩ thuật trong lĩnh vực máy móc học của thuật toán đào tạo AI (trí tuệ nhân tạo), một trong số đó đã trở thành thuật toán đầu tiên đánh bại con người trong một trận cờ vây.

Hiểu biết cơ bản về hình tượng nghệ sĩ đau khổ sẽ giúp giải thích về sự phong phú trong nhân cách. Điều này có thể giúp chúng ta trau dồi thêm về sức sáng tạo trong con người mình.


3 cách để tăng tính sáng tạo mà không cần phải cắt đứt lỗ tai

Sáng tạo không chỉ là thuộc tính của một thiên tài nghệ sĩ hay bị giới hạn trong khuôn khổ truyền thống được coi là “nghệ thuật”. Sáng tạo là yếu tố cần thiết trong các lĩnh vực như khoa học, kỹ sư và kinh doanh. Nó là tài sản cơ bản và quan trọng của mọi thứ từ việc viết nhiều câu chuyện tuyệt vời đến giải quyết vấn đề và tạo ra ý tưởng tiên tiến. Một số người đề xuất rằng sáng tạo sẽ là một trong những kĩ năng quan trọng nhất để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp.

  1. Hãy cho bản thân một con đường. Lần tới khi bạn cảm thấy một cơn thịnh nộ hoặc nỗi buồn sắp ập tới, hãy cho bản thân một con đường để giải tỏa. Hãy mở notepad ra, lấy một trang giấy hoặc bắt đầu gõ liên hồi vào các phím đàn piano. Việc thiết lập kết nối giữa các cảm xúc tiêu cực và sáng tạo là bước đầu tiên để hướng đến việc sử dụng những cảm xúc ấy thật hiệu quả.
  2. Chơi những trò chơi mô phỏng. Trong nghiên cứu về nhạc sĩ nhạc jazz, nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh gương mặt nhằm giúp kích hoạt các cảm xúc tương tự cho người tham gia. Khi xem những gương mặt vui vẻ hoặc giận dữ, nó sẽ giúp bạn thiết lập kết nối cảm xúc đúng đắn để trở nên sáng tạo.
  3. Đừng cố gắng đạt được sự hoàn hảo. Nhiều nghệ sĩ có thể tạo ra kiệt tác ngay tức thời. Mọi cơn thịnh nộ kiềm nén chỉ khiến bạn muốn bẻ gãy bút vẽ của mình, bạn đã đạt được một kết quả sáng tạo hơn khi bạn khoan nhấc cây bút vẽ đó lên. Hãy ghi nhớ điều này.

Không nên cắt đứt đôi tai của mình, vì có một vài cách để điều khiển cảm xúc của chúng ta – đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực – giúp bạn đạt được nhiều sáng tạo hơn. Nghiên cứu chụp ảnh hệ thống thần kinh cho thấy rằng các hoạt động như thế kích hoạt vùng tự thưởng của não bộ, từ đó tạo ra xu hướng (thông qua việc học hỏi thêm) rằng chúng ta sẽ còn tiếp tục thực hiện hành vi giống như vậy nữa. Nếu nghệ sĩ chịu đau khổ có nhiều hình thức khác nhau về nỗi đau, hẳn là chúng ta cũng có đủ thời khắc cho một kiệt tác.

*Nicola Brown là một nhà văn, biên tập viên và chuyên viên truyền thông tại Toronto với nhiều giải thưởng. Cô là người sở hữu và trưởng bộ phận tư vấn truyền thông tại Think Forward Communication và là trưởng ban biên tập tại AnewTraveller.com

Tác giả: Nicola Brown
Người dịch: Đáo
Nguồn: Skyword

Cùng tác giả

#Tag

creativity Heirstory negative emotions The Scream Tortured Artists tư duy sáng tạo

iDesign Must-try

/Tách Lớp/ Đi tìm ‘Linh hồn của Biển’ trong thế giới Edvard Munch
/Tách Lớp/ Đi tìm ‘Linh hồn của Biển’ trong thế giới Edvard Munch
“Tôi cố gắng đi tìm ý nghĩa cuộc sống của bản thân thông qua ngôn ngữ hội họa và tương tự làm sáng tỏ điều ấy cho những người xung…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
1928: Victoire của René Lalique Các tác phẩm của điêu khắc của Lalique gần như là hét lên rằng “Art Deco”, chuẩn mực đối với phong cách này tới mức…