Mail Art - Nghệ thuật trong những bức thư tay

Năm 1976, một làn sóng sáng tạo đã lớn mạnh trong chính những hòm thư quen thuộc. Nhà giám tuyển Joanna Espin đã chia sẻ những tác phẩm tuyệt vời và khám phá lịch sử sinh động của các tác phẩm nghệ thuật được thực hiện và trao đổi qua những bức thư tay (Mail Art) trong bài viết dưới đây.


Bài viết được đăng trên trang web của The Postal Museum (Bảo tàng Bưu chính tại Anh).

Các bộ sưu tập tại đây lưu giữ những câu chuyện đáng ngạc nhiên và hấp dẫn về mạng xã hội đầu tiên của những thập kỉ trước: Từ các phòng trưng bày mang tính tương tác đến chuyến đi đường sắt dưới lòng đất, các cơ sở nghiên cứu hiện đại đến một loạt các hoạt động học tập. Đứng sau nơi này còn là Postal Heritage Trust, một tổ chức từ thiện độc lập được tạo ra để bảo vệ và chia sẻ về phần lịch sử phong phú này.


Mail Art thường được mô tả là bắt nguồn từ những năm 1950 bởi nghệ sĩ Ray Johnson, người đã đăng các tác phẩm nghệ thuật cho bạn bè và đồng nghiệp của mình, và sau đó thành lập New York Correspondence School (Trường Thư tín New York). Tuy nhiên, bộ sưu tập của The Postal Museum bao gồm các ví dụ minh họa có từ hệ thống bưu điện từ tận thời Victoria ở Anh.

Sau cuộc cách mạng Penny Post năm 1840 là sự bùng nổ về số lượng thư được gửi đi, giấy viết thư có in hình ảnh đã trở nên rất phổ biến. Ngay cả ở giai đoạn đầu này, công chúng đã muốn cá nhân hóa các bức thư của họ, gửi hình ảnh cùng với văn bản để trang trí bức thư và giúp người nhận thư giải trí hơn. Một số thư còn có dạng… câu đố để người đưa thư tìm cách giải mã!

Phong thư của Tolhurst năm 1919

Bộ sưu tập phong bì thư lớn nhất của Bảo tàng Bưu chính nắm giữ thuộc về một người có tên Charles Frederick Tolhurst thực hiện và gửi đi. Các phong bì Tolhurst minh họa trong bộ sưu tập, tổng cộng khoảng 76 cái, được gửi từ năm 1909 đến năm 1934, cho các thành viên khác nhau của gia đình ông; chúng cũng hé lộ phần nào cái nhìn gần gũi hơn cho thời kì mang tính rẽ ngoặt lớn trong lịch sử nước Anh khi ấy.

Phần bổ sung mới nhất cho bộ sưu tập Mail Art của The Postal Museum là một nhóm gồm 65 phong bì, do Jacqui McLennan tặng cho bảo tàng. Năm 1976, Jacqui, cùng với một nhà thiết kế đồng nghiệp, đã gửi hai phong bì và tem cho các nghệ sĩ, nhà thiết kế và bạn bè, yêu cầu họ trang trí phong bì và gửi lại qua bưu điện. Các bức thư mà bà nhận lại được là sự nổi loạn về màu sắc và màn trình diễn thị giác của những kỹ thuật khác nhau thực hiện bởi chính những người thân quen xung quanh.

Có những phong bì thư được làm từ nhiều mảnh vải được khâu lại cùng nhau, cái lại có hình minh họa, cái đã được xé thành hai mảnh và dán lại với nhau; từ lông vũ, ảnh, nhựa, nhãn dán, tranh thêu, nhãn rượu, pom pom, tạp chí đến những viên kẹo có vị anh đào.


Nhà giám tuyển Joanna Espin đã hỏi Jacqui một số câu hỏi về dự án và điều gì đã truyền cảm hứng cho cô ấy trong bài phỏng vấn sau đây:


 

Điều gì đã thu hút bạn đến với Mail Art?

Tôi không thể nhớ rõ lắm mặc dù kí ức còn sót lại khi nhỏ là tôi luôn bị mê hoặc bởi những con tem và sưu tập tất thảy chúng, giống như nhiều đứa trẻ của những năm 50 khi ấy. Tôi luôn yêu thích chữ viết tay cùng sự sắp xếp tên và địa chỉ trong một không gian nhất định cùng với những con tem.


Sự mỏng manh của giấy viết thư và phong bì (hay còn được gọi là onion-skin paper) khiến tôi mê mẩn, với những đường sọc xung quanh phần mép của chúng. Tôi có chút buồn khi dịch vụ chuyển phát thư bằng đường hàng không đã qua đi. Tôi luôn yêu quý cái cảm giác hồi hộp khi mở một lá thư từ ai đó gửi đến và cũng biết đến phong trào Mail Art vào cuối những năm 60, đầu những năm 70.

Điều bạn mong muốn từ dự án này là gì?

Tôi không chắc ý tưởng đến với mình khi nào. Tôi biết nhiều nghệ sĩ và nhà thiết kế mà mỗi người họ đều nghĩ rằng sẽ rất thú vị khi bản thân mình trang trí phong bì và sau đó liệu Royal Mail có nhận gửi chúng đi hay không.

Liệu dự án đã đáp ứng được kì vọng của bạn?

Hẳn nhiên rồi! Mọi người dường như hòa vào niềm vui thực hiện dự án này. Ngoài ra, sau khi gửi phong bì ban đầu, những người tham gia tiếp tục dự án mail art theo cách riêng của họ để gửi đến cho tôi nhiều phong bì hơn nữa.

Liệu bạn đã có gặp trở ngại gì không?

Không hẳn. Tôi tin rằng hầu hết các phong bì đều đến tay tôi ổn thỏa, mặc dù người đưa thư của chúng tôi vào thời điểm đó phải giặt khô đồng phục của anh ấy vì màu sơn mà một trong những người bạn thiết kế của tôi sử dụng vẫn còn ướt trên bề mặt phong thư!.

Có tác phẩm nào đặc biệt truyền cảm hứng cho bạn trong dự án này không?

Không – vì tôi không thực hiện dự án này để lấy cảm hứng, mà là một cuộc thử nghiệm với bạn bè về những gì họ sẽ làm và để xem Royal Mail cho phép gửi đi những thứ gì trong các hộp thư của họ.


Niềm vui của Jacqui khi gửi những phong bì khác thường qua bưu điện đã phần nào thành công trong việc lặp lại dấu ấn của những ‘Địa chỉ gây tò mò’ (‘Curious Addresses’) thời Victoria khi từng thách thức người đưa thư giải câu đó của người gửi.


Dự án của cô là một sự thực hành trong việc thử nghiệm và tò mò, đã thu hút những phản ứng sáng tạo tuyệt vời và khơi dậy trí tưởng tượng của rất nhiều người.

Mong muốn được minh họa sự giao tiếp giữa người với người dường như là điều thôi thúc ta không ngừng nghỉ. Sự phổ biến của Emojis (biểu tượng cảm xúc) như đại diện cho thế hệ tiếp theo trong việc kết hợp hình ảnh với văn bản để giao tiếp hiệu quả hơn và thêm sự khởi sắc cho chữ viết.


Tác giả: Joanna Espin
Người dịch: Lệ Lin
Nguồn: The Postal Museum


 

Cùng tác giả

#Tag

art Heirstory lịch sử nghệ thuật mail art thư tay

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Điều gì giúp phân tách Nghệ thuật và Thiết kế là một câu hỏi phức tạp và được tranh luận sôi nổi bấy nay. Nghệ sĩ và designer đều tạo…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…