Pippa Dyrlaga cùng những tác phẩm cắt giấy siêu chi tiết mất hơn trăm giờ thực hiện

Nghệ thuật cắt giấy (paper-cutting) là một khái niệm không còn xa lạ trong giới sáng tạo, tuy vậy các nghệ nhân, mà đôi khi có thể gọi là kì nhân, chưa bao giờ ngừng làm thế giới ngạc nhiên vì những tác phẩm kiệt xuất của họ.

Paper-cutting là loại hình nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có kĩ năng tập trung cao độ vào chi tiết và sự thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ rạch, cắt chuyên dụng. Các tác phẩm cắt giấy càng có hình dáng phức tạp hay càng chứa nhiều tiểu tiết thì càng được đánh giá cao, và nữ nghệ sĩ Pippa Dyrlaga là một trong số ít những nghệ nhân cắt giấy trên thế giới tạo ra được các tác phẩm vừa đạt được độ phức tạp về kiểu dáng, vừa đảm bảo yếu tố siêu chi tiết, siêu tiểu tiết trên từng trang giấy của mình.

Pippa Dyrlaga khẳng định tên tuổi của mình thông qua các tác phẩm nghệ thuật cắt giấy tinh xảo lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên và có hơi hướng theo trường phái siêu thực. Động vật và thực vật là hai chủ thể chính thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của cô. Hình ảnh một con bướm đang sải cánh, một củ sâm đang nở hoa, một con cú đang gieo mình trên cành cây, một cỗ robot bên hồ nước được tạo hình siêu chi tiết dưới đôi tay tài hoa của Pippa Dyrlaga đã mang đến những trải nghiệm nghệ thuật đôc đáo cho khán giả.

Một tác phẩm nghệ thuật cắt giấy của Pippa Dyrlaga được soi dưới kính lúp để thấy rõ được độ tinh xảo và phức tạp

Pippa Dyrlaga cho biết cô thường mất 100 giờ đồng hồ để hoàn thành một tác phẩm cơ bản, lượng thời gian đó có thể tăng lên tùy vào độ phức tạp của bản vẽ, và tất cả các tác phẩm đó đều được chính tay Pippa Dyrlaga thực hiện xuyên suốt các công đoạn từ lên ý tưởng, vẽ lên giấy cho đến cắt và tô màu.

“While the World is Asleep” (tạm dịch: Khi thế giới đang ngủ) là một trong những tác phẩm tinh xảo nhất của Pippa Dyrlaga . Tác phẩm có kích thước 42 x 28 cm.

Các công đoạn thực hiện một tác phẩm bắt đầu từ việc phác thảo ý tưởng của mình lên mặt sau của một tờ giấy, tiếp theo cô dùng dao mổ chuyên dụng để cắt theo hình đã vẽ, cuối cùng lật lại mặt trước của tờ giấy và phủ thêm màu lên các chi tiết nếu có. Pippa chia sẻ cô cũng sử dụng các loại giấy chuyên dụng để có thể chịu được quá trình cắt rạch phức tạp. Cô thường dùng giấy Washi của Nhà máy Awagami (Nhật Bản) vì loại giấy đặc biệt này có cấu trúc nhẹ tựa lông nhưng lại đảm bảo được độ bền dai cao hơn tất cả các loại giấy đắt tiền khác trên thị trường, rất phù hợp để cô có thể tạo hình được những chi tiết vô cùng mỏng manh. 

Đa phần các tác phẩm của Pippa đều được thực hiện trên giấy trắng, tuy nhiên trong thời gian gần đây, cô bắt đầu thêm màu sắc cho những đứa con tinh thần của mình. Xanh lam, vàng, đen xám là những màu thường xuất hiện trong các tác phẩm của Pippa để tạo điểm nhấn hoặc thể hiện tinh thần tươi trẻ hơn cho người xem.

Mãn nhãn với nghệ thuật cắt giấy siêu chi tiết của Pippa trong Torn#1 và Torn#2. Hai tác phẩm có kích cỡ chỉ nằm vừa trong lòng bàn tay nhưng lại được tạo hình từ các các nét cắt siêu nhỏ.
Tác phẩm mang tên Psychopomp, có kích thước 80 x 40 cm, được vẽ và cắt hoàn toàn bằng tay

Psychopomp là tên của một vị thần được mô tả dưới dạng động vật. Theo thần thoại Hy Lạp, vị thần này được tin rằng sẽ hướng dẫn con người sang thế giới bên kia sau khi kết thúc cuộc đời ở dương gian. “Dùng hình ảnh động vật để ngụ ý cho một câu truyện trong tranh cắt giấy là một lối miêu tả nghệ thuật tuyệt vời. Khi tôi triển khai ý tưởng của Psychopomp, tôi muốn thể hiện hai ý chính, một là ‘ngày và đêm’, hai là ‘sự sống và cái chết’. Phía trên là hình ảnh ban ngày đại diện cho sức sống và sinh sôi của các dạng hữu cơ, thực vật. Phía dưới là hình ảnh những động vật hoạt động về đêm đan xen với các hình lập thể cứng nhắc để thể hiện những gì diễn ra khi qua 1 thế giới khác, chết chóc và u buồn.”, cô chia sẻ.

Kể từ khi tay nghề thủ công của cô được biết đến rộng rãi, Pippa Dyrlaga đã được mời hợp tác với một số thương hiệu và tổ chức uy tín như Đại học York, nhà máy giấy Awagami, công ty Excel Blade của Mỹ và các chương trình triển lãm nghệ thuật mang tầm quốc tế như Salon des Beaux Arts (Paris), Winter is Here (San Francisco), Isle of Dogs Group Art Show 2018 (New York), Cultural exchange through NICE Gallery (Bắc Kinh)…

Pippa Dyrlaga là nữ họa sĩ sinh năm 1983, cô tốt nghiệp cử nhân ngành Nghệ thuật đương đại vào năm 2006, đến năm 2011, cô nhận tiếp tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Nghệ thuật và Thiết kế tại trường đại học Leeds Metropolitans University. Hiện nay cô đang sinh sống và làm việc tại Yorkshire, Anh.

Với tài năng nghệ thuật thiên bẩm của mình cùng với sự rèn luyện bài bản và chăm chỉ, Pippa Dyrlaga sớm gặt hái được nhiều thành công. Các sản phẩm tinh xảo của cô đã có mặt khắp các chương trình triển lãm lớn nhỏ trên toàn cầu, và trong hai năm trở lại đây, cô hợp tác sáng tạo và quảng bá với các doanh nghiệp quốc tế như Element Jewellery, Impression Originale, York University, Market Taverns, Wood & Wire, Awagami Paper Factory and Excel Blades. 

Tổng hợp: Thùy Vân
Nguồn: Pippa Dyrlaga website,
Pippa Dyrlaga Paper Artist, Designer Daily, Colossal

Cùng tác giả

#Tag

cắt giấy nghệ thuật cắt giấy paper paper design paper-cutting Pippa PippaDyrlaga

iDesign Must-try

Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Sarah là một illustrator/animator đang sống tại Brisbane, Úc. Cô bạn nổi tiếng trên mạng xã hội với nghệ danh là eyepicturedthis khi chia sẻ lại hàng loạt các tác…
Tác phẩm điêu khắc trên giấy về tác động của việc tẩy trắng san hô
Tác phẩm điêu khắc trên giấy về tác động của việc tẩy trắng san hô
Sự mỏng manh và tinh tế của chất liệu giấy dường như hoàn toàn phù hợp với chủ đề mà nó đang mô tả. Nghệ sĩ giấy Rogan Brown chia…
Coca-Cola giới thiệu mẫu chai giấy đầu tiên của mình
Coca-Cola giới thiệu mẫu chai giấy đầu tiên của mình
Vừa mới đây Coca-Cola đã thông báo rằng họ đang tạo nên mẫu chai giấy đầu tiên của mình
Cận cảnh bộ sưu tập chân dung động vật được chế tác tinh xảo từ giấy của Calvin Nicholls
Cận cảnh bộ sưu tập chân dung động vật được chế tác tinh xảo từ giấy của Calvin Nicholls
Anh tìm thấy nguồn cảm hứng cho nghệ thuật giấy trong sự đa dạng của động vật hoang dã
Đừng bỏ lỡ những tác phẩm nghệ thuật bằng giấy tuyệt đẹp này của Ayumi Shibata
Đừng bỏ lỡ những tác phẩm nghệ thuật bằng giấy tuyệt đẹp này của Ayumi Shibata
Quan điểm sáng tạo của Ayumi được dựa vào từ "kami" trong tiếng Nhật
Mãn nhãn trước tạo hình các vận động viên Olympic từ nhiều lớp giấy đặc biệt bởi Raya Sader Bujana
Mãn nhãn trước tạo hình các vận động viên Olympic từ nhiều lớp giấy đặc biệt bởi Raya Sader Bujana
Raya Sader Bujana đã làm không ít người phải kinh ngạc với sự sáng tạo của cô qua những thiết kế gấp giấy đầy sống động