Năng Khiếu - Có phải là điều kiện bắt buộc để bước vào nghệ thuật?

“Để học nghệ thuật thì chắc phải có năng khiếu” đây là câu nói có lẽ chúng ta đã từng nghe thấy một lần trong đời. Nhưng liệu thực sự năng khiếu có phải là điều kiện tiên quyết hay không? Cá tính nghệ thuật luôn tiềm tàng trong mỗi chúng ta. Với nhiều người, nó chỉ đang ẩn khuất đâu đó trong tấm bản đồ nội tâm phức tạp chưa được khám phá.

Quay trở lại quá khứ, ngay từ khi còn nhỏ, vẽ đã luôn là hoạt động ưu thích của mọi đứa trẻ. Chúng ta say sưa với trí tưởng phong phú của mình, biến trang giấy trắng thành nơi chứa đựng những ý tưởng táo bạo, hình ảnh độc đáo có một không hai trên đời. Mải miết cầm bút vẽ lại cả thế giới bằng đôi tay ma thuật này, cầm những tác phẩm nghệ thuật đó khoe hết mọi người với niềm vui hân hoan và ước mơ sau này sẽ trở thành họa sĩ thực thụ. Nhưng rồi đến một thời điểm bạn nhận ra rằng, tất cả điều đó sẽ không thể thành hiện thực, với một lí do đơn giản: mình không vẽ đẹp bằng bạn A, bạn C và tự nhận ra một điều mình không có năng khiếu vẽ đẹp như họ.

Năng khiếu là tài năng tiềm ẩn, dấu hiệu bẩm sinh cho bạn biết rằng bạn có tiềm năng trong lĩnh vực này. Một cách hình dung đơn giản: nếu coi bản thân là một chiếc xe đua trong tựa game Asphalt, năng khiếu giống như chất xúc tác nitro, giúp bạn đi nhanh hơn. Và nếu không có chất xúc tác này, bạn vẫn hoàn toàn băng băng về được đích ở vị trí dẫn đầu. Vậy nên dù bạn có năng khiếu nhưng không trau dồi, luyện tập thường xuyên thì tài năng đó sẽ thui chột.

Graham Shaw – một diễn giả, chuyên gia về đào tạo kỹ năng giao tiếp nâng cao, ông được biết đến là người đã thay đổi tư duy cho hàng nghìn người, giúp họ nhìn nhận vấn đề một cách hoàn toàn mới mẻ. Trong các buổi thuyết trình của mình, Graham Shaw sử dụng kỹ năng vẽ như là phương pháp để giúp mọi người bắt đầu thay đổi tư duy bản thân. Đa phần mọi người nghĩ rằng “mình không thể vẽ được vì không có năng khiếu”, nhưng Graham đã chứng minh điều ngược lại.

“Khi các bạn vào đây ngày hôm nay, rất nhiều người trong số các bạn không tin mình có thể vẽ. Tôi có một câu hỏi cho các bạn. Có bao nhiêu niềm tin và ý nghĩ bị giới hạn mà chúng ta nghĩ hằng ngày? Niềm tin mà chúng ta có thể thách thức và thay đổi cách suy nghĩ. Nếu chúng ta thay đổi những niềm tin đó thì ngoài vẽ, chúng ta còn có thể làm được những gì?”Graham Shaw

Đúng vậy… chúng ta luôn bị những ý nghĩ làm giới hạn khả năng của bản thân. Khi bạn đặt niềm tin đủ lớn thì không điều gì có thể ngăn bạn lại. “Phải có hoa tay thì mới vẽ đẹp”… Ohhh… nó không hề đúng. Có một sự thật rằng, mình đã gặp và nói chuyện với rất nhiều họa sĩ và có hỏi họ rằng “Liệu phải có hoa tay thì mới vẽ đẹp?” và câu trả lời của những họa sĩ luôn luôn là không. Để vẽ đẹp thì chỉ có cách duy nhất là luyện tập chăm chỉ.

Thế luyện tập chăm chỉ đến bao giờ để vẽ đẹp được? Chắc hẳn mọi người đang thắc mắc vấn đề này. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Anders Ericsson và trong cuốn “Outliers: The Story of Success” của Malcolm Gladwell đề cập, nếu bạn muốn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó thì khoảng thời gian bạn cần bỏ ra đó là 10,000 giờ. Một con số khổng lồ phải không nào, quy đổi ra số năm nó xấp xỉ khoảng 5 năm. Với những người coi nghệ thuật là sự nghiệp của mình 10,000 giờ ~ 5 năm là con số chấp nhận được. Tuy nhiên với những người không chuyên hay mới bắt đầu, nó là một con số khổng lồ khiến bất kì ai cũng có thể chùn bước. Nhưng các bạn đừng lo, con số đó là dành cho các chuyên gia, những con người xuất chúng. Còn con số mà các bạn cần bỏ ra chỉ là 20 giờ.

Đúng… 20 giờ làm việc để biến bạn từ người chưa có kiến thức gì đến thành thục kỹ năng đó. Không đủ để thành chuyên gia nhưng đủ đến khiến người khác trầm trồ về bạn. Trong 20 giờ đó chúng ta làm gì? Josh Kaufman chia sẻ cần 4 bước như sau:

1, Phân tích kỹ năng

Hãy xác định mục tiêu mình cần đạt đến và chia nhỏ công việc đó ra chi tiết nhất có thể. Làm từng việc nhỏ đó 1 cách kĩ càng. Ví dụ bạn muốn vẽ một bức tranh phong cảnh. Đầu tiên xác định các đối tượng nào có trong hình, rồi từ đó đi chi tiết vào những đối tượng nhỏ hơn trong đối tượng trên. Và phân tích những kĩ năng nào cần sử dụng để vẽ bức tranh này.

2, Học đủ để có thể tự sửa sai

Lúc này bạn sẽ cần những nguồn thông tin để đáp ứng cho nhu cầu làm việc của mình. Có thể tìm kiếm các video hướng dẫn về vẽ trên youtube, sách tham khảo,… bất kể nguồn nào đem lại thông tin cho việc vẽ.

3, Vượt qua các chướng ngại vật cản trở việc luyện tập

Đây có lẽ là trở ngại thường gặp nhất cho tất cả mọi người. Sự mất tập trung, các nguồn giải trí xung quanh, mạng xã hội, cuộc hẹn bạn bè,… như muốn kéo ta ra khỏi công việc. Vậy nên trong 1 ngày hãy cố gắng dành từ 45′-1h để tiếp nhận thông tin về hội họa.

4, Luyện tập ít nhất 20 giờ

Với 4 bước đó cùng tinh thần quyết tâm chinh phục, tôi tin bạn chắc chắn thành công. Và nó không chỉ áp dụng cho kỹ năng vẽ mà còn cả các kỹ năng khác nữa nhé. Quay lại một chút về chủ đề “năng khiếu”, vậy có điều gì ở họ giúp khả năng vẽ vượt trội hơn những người còn lại. Các nhà khoa học tại đại học London chỉ ra rằng có 3 điều sau:

1, Khả năng quan sát thế giới xung quanh của người vẽ

2, Cách tiếp nhận thông tin và ghi nhớ chúng

3, Lựa chọn ra những phần quan trọng của vật thể để vẽ lại

Và điều cuối cùng theo mình nghĩ đó là cách cảm nhận nghệ thuật

Các bạn cũng cũng đừng lo quá về những điều trên, chúng hoàn toàn có thể học tập và cải thiện tốt lên hằng ngày. Một cách đơn giản nhất là hãy chăm chỉ quan sát và luôn có sẵn bên mình một cuốn sổ nhỏ để sketch mọi vật trong tầm mắt mình nhé!

Người viết: Hoàng

Cùng tác giả

#Tag

art cảm hứng hướng dẫn mỹ thuật năng khiếu năng lượng tích cực personal growth

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Điều gì giúp phân tách Nghệ thuật và Thiết kế là một câu hỏi phức tạp và được tranh luận sôi nổi bấy nay. Nghệ sĩ và designer đều tạo…