Nghệ sĩ John Zabawa khẳng định “góc nhìn” tạo nên nét khác biệt trong nghệ thuật từng cá nhân

Từ việc bị bắt thôi học trường nghệ thuật trước khi tốt nghiệp, phải nhảy thẳng vào làm thiết kế tự do với gần như không có kinh nghiệm, John Zabawa đã không chọn cho mình một con đường bình thường như bao người.

Trong bài phỏng vấn này ta sẽ nghe anh nói về thực tế cuộc sống và công việc của một nghệ sĩ nghèo và làm thế nào mà góc nhìn có thể tạo nên sự khác biệt trong thời buổi hình ảnh tràn ngập.

Anh hiện đang sống tại LA, nhưng đã sống ở Chicago trong một thời gian dài. Anh lớn lên ở đâu? Và bằng cách nào mà môi trường sống định hình ý tưởng của anh về nghệ thuật và thiết kế?

Tôi sinh ra tại Colorado. Cha tôi là lính đã nghỉ hưu, vì vậy ông ngụ tại Hàn Quốc vào đầu những năm 90. Đó là nơi tôi “lớn lên”, cho đến khi học tiểu học, chúng tôi chuyển sang Missouri.

Nhiều năm sau đó, khi nghĩ về việc mình muốn làm gì với cuộc đời, tôi nhớ về một cô giáo dạy vẽ đã khuyến khích tôi theo học nghệ thuật sau khi thấy các bản phác thảo của mình. Trải qua nhiều khó khăn vì không được chính phủ trợ cấp, tôi cuối cùng cũng có thể bắt đầu học tại Columbia College Chicago. Nhưng rủi thay sau ba năm, tôi phải bỏ học. Tôi không thể trả tiền học phí được nữa. Đó là một hoàn cảnh đặc biệt, dẫu vậy, tôi đang làm freelance lúc đó, vì thế nên dù nghỉ học, tôi vẫn có thể tiếp tục làm việc. Những năm đầu rất khó khăn, khi tôi bắt đầu dần hình thành nên quy trình cho bản thân.

Anh đã bị đẩy ra thế giới rộng lớn ngoài kia khi mới chỉ là một cậu bé còn chập chững ở ghế nhà trường, không có quá nhiều nền tảng và sự chuẩn bị. Những trải nghiệm đó đem đến điều gì, và đóng góp như thế nào vào những tác phẩm của anh bây giờ?

Thất bại là chìa khoá. Tôi không nghĩ bạn có thể thành công nếu không sẵn sàng thất bại – đây chỉ là một phần của sự khám phá mà thôi. Nó không hữu hình. Kết quả hữu hình của thiết kế được gọi là “sản phẩm”, và “giao phẩm”, và “ấn phẩm”. Nhưng thiết kế, đối với tôi, tất cả là về suy nghĩ. Và điều khiến tôi hiểu được ý tưởng này, là nhờ hoàn cảnh quá khứ đưa đẩy. Hãy đặt mọi thứ vào góc nhìn, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ không chỉ về bản chất của thiết kế, mà còn về giá trị thật của đồng tiền.

Trong phương diện nào anh cho phép mạo hiểm và thất bại diễn ra trong công việc thường ngày của mình?

Tôi cảm thấy hoang mang khi thấy các nhà thiết kế giới thiệu những hình ảnh tìm được trên mạng như một phần ý tưởng của mình. Khi bạn chỉ tìm kiếm trên mạng, bạn sẽ chỉ thấy những ý tưởng và cảm hứng xung quanh đã được thực hiện rồi. Vì vậy dù không quá mạo hiểm, tôi cố gắng cụ thể nhất về cảm hứng mình tìm kiếm, và nơi tôi sẽ tìm chúng.

Chúng ta đang sống trong thời đại hình ảnh hiện diện khắp mọi nơi, đây có lẽ là thực trạng trong thế giới kỹ thuật số ngày nay. Về mặt này, tôi thấy rất nhiều tác phẩm của anh xuất hiện trong mục “cảm hứng” trên mạng xã hội của mọi người. Anh cảm thấy như thế nào về việc mạng xã hội trở thành một nền tảng cho những gì anh tạo ra?

Tôi thiết nghĩ điều này không hẳn tốt hay xấu. Nó chỉ như thế thôi. Mạng xã hội có nhiều mặt tốt, và nó cũng có nhiều khía cạnh nguy hiểm, thậm chí đáng sợ nữa. Khi bạn ở ngoài đó, đồng nghĩa với việc bạn đang mở ra cơ hội để mọi người phê bình, và điều này đôi khi có thể làm bạn mất tinh thần. Nhưng bạn cũng cho phép mọi người chiêm ngưỡng và ca ngợi hoặc đưa bạn những lời khuyên có ích. Thông qua mạng xã hội, bạn cũng có thể nhìn thấy khả năng một bức ảnh có thể đi xa đến đâu, và cách nó kết nối với ý tưởng và tầm nhìn của những người khác.

Mọi người ai cũng sử dụng cùng một công cụ, bạn thấy đấy. Ta sử dụng màu, cọ, canvas, chì than. Vậy thì điều gì làm nên sự khác biệt? Bạn có thể nói là phong cách, đương nhiên, nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề về góc nhìn nhiều hơn.

Trong bối cảnh sáng tạo, cảm hứng nên là một mối cân nhắc to lớn và nghiêm túc hơn. Nếu bạn nhìn vào một vài tác phẩm của tôi, và có thể những tác phẩm của nhiều người trước tôi – tôi sẽ không nói tên – trông khác nhau nhiều hơn về góc nhìn. Mọi người ai cũng sử dụng cùng một công cụ, bạn thấy đấy. Ta sử dụng màu, cọ, canvas, chì than. Vậy thì điều gì làm nên sự khác biệt? Bạn có thể nói là phong cách, đương nhiên, nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề về góc nhìn nhiều hơn. Việc đưa một chủ thể, đặt dưới ống kính vĩ mô hoặc vi mô – nhìn nó kỹ càng hơn, hoặc khác biệt hơn. Tôi nghĩ rằng tinh thần của những ý tưởng mới mẻ và khác biệt nằm ở đây.

Khi tôi thấy những tác phẩm trên mạng trông giống thứ mình tạo ra, phản ứng đầu tiên của tôi là, “Ồ tuyệt đấy! Tiếp tục đi”. Tôi biết nghệ sĩ và nhà thiết kế thường cảm thấy khó chịu về điều này, như thể điều này sẽ kéo mất ánh đèn sân khấu khỏi họ, và họ sẽ không thể toả sáng nữa. Nhưng nếu bạn không tự tin đến thế, có nhiều hơn một câu hỏi quan trọng mà bạn phải tự hỏi bản thân mình.

Cá nhân tôi tin rằng đó là cách nghệ thuật vận hành, vì vậy tôi không cảm thấy khó chịu. Đó không phải là ăn cắp; chẳng ai sở hữu một hình hài, hay một màu sắc cả. Yves Klein chẳng phải là người duy nhất nghĩ ra màu xanh kiểu đó; ông ấy chỉ là một trong những người đầu tiên đem nó ra ánh sáng. Chẳng có “tôi” trong nghệ thuật nào ở đây cả. Và không có cả ranh giới cho điều đó. Vì vậy làm cách nào để bạn định nghĩa hay đo lường một thứ gì có thể diễn dịch cả ngàn cách mà chẳng có giới hạn? Phải có một chừng mực về sự vị tha bên trong.

Không may thay với một vài nghệ sĩ, điều này chỉ là vấn đề về cái tôi. Nhưng tôi không nghĩ cái tôi làm nên một người nghệ sĩ thực thụ. Hãy đưa vào sự khiêm tốn, sẽ tốt hơn.

Nguồn: The Great Discontent

Cùng tác giả

#Tag

John Zabawa nghệ sĩ phỏng vấn

iDesign Must-try

Nhiếp ảnh gia trẻ Thành Long: Việc khó nhất là tạo cảm xúc qua ảnh
Nhiếp ảnh gia trẻ Thành Long: Việc khó nhất là tạo cảm xúc qua ảnh
Nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm thời trang là một công việc thầm lặng, dù bạn có thể bắt gặp những tác phẩm của họ hàng ngày hàng giờ.…
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Orpheus là một tác phẩm điêu khắc/ sắp đặt trên giấy được làm từ hơn 350 vết cắt giấy do nghệ sĩ Aivaras Ligeika tạo ra. Phòng trưng bày bằng…
/nhân vật/ Rohan Dahotre, hoạ sĩ đam mê thiên nhiên và muông thú
/nhân vật/ Rohan Dahotre, hoạ sĩ đam mê thiên nhiên và muông thú
Hoạ sĩ kiêm nhà thiết kế đồ hoạ người Ấn Độ Rohan Dahotre rất đam mê thiên nhiên và thế giới hoang dã. Những tác phẩm của anh thể hiện…
Gặp gỡ Doan Ly: Nhà thơ của những bức hình tĩnh vật hoa
Gặp gỡ Doan Ly: Nhà thơ của những bức hình tĩnh vật hoa
“Tôi yêu cái đẹp, cuộc sống xung quanh chúng ta có thể khó khăn, và tôi muốn là người đem đến những điều tích cực dành tới mọi người.” Bằng…
Họa sĩ Stephen Savage: Minh họa sách trẻ em là công việc dành cho đứa trẻ bên trong ta
Họa sĩ Stephen Savage: Minh họa sách trẻ em là công việc dành cho đứa trẻ bên trong ta
Chúng ta đã quen với việc thường thức nghệ thuật trong phạm vi bảo tàng. Thậm chí xem chiếc TV thế kỉ 21 là một phương tiện thể hiện nghệ…