Nghiên cứu mới hé lộ thiên tài Leonardo da Vinci từng bị giễu cợt vì mái tóc đỏ và xu hướng tính dục

Thay vì nhận được sự ngưỡng mộ vì tài năng xuất chúng của mình, Leonardo da Vinci liên tục bị nhiều nghệ sĩ hàng đầu ở thời đó chế giễu và trêu chọc vì mái tóc đỏ kì quặc và xu hướng tính dục lạ thường của mình.

Dù công trình của họa sĩ người Ý rất nổi tiếng lúc bấy giờ, một nghiên cứu chuyên sâu của nghệ sĩ được xuất bản đã chỉ ra bằng chứng rằng ông là đối tượng bị giễu cợt ở thời Phục Hưng.

Đây là bản minh họa mà Simon Hewitt đề cập đến, xuất hiện trong Romanazo e Diana của Gaspare Visconti .

Tác giả Simon Hewitt đã phát hiện ra một hình ảnh ít được biết đến ở Đức, một “comic strip” thực hiện năm 1945 phục vụ cho mục đích minh họa, thông qua đó cho thấy được cách mà Leonardo từng bị giễu cợt. Có một kẻ trong những hình ảnh đầy màu sắc ở đó, được xem là Biểu tượng của công bằng (An Allegory of Justice), một viên thư ký có mái tóc đỏ, hay luật sư tòa án được vẽ ngồi ở bàn, bị say đắm bởi các chàng trai trẻ khác và đó là đại diện của Leonardo da Vinci. “Leonardo với mái tóc đỏ là một hình tượng hoàn toàn mới mẻ,” Hewitt chia sẻ với Observer trước khi phát hành ấn phẩm Leonardo da Vinci and the Book of Doom (Leonardo de Vinci và Quyển sách về sự diệt vong).

*Comic strip: một chuỗi hình vẽ được xếp chung với nhau thành một trang truyện để thể hiện một câu chuyện hài hước ngắn hoặc một dạng thuật chuyện, thường theo chuỗi, với các ô thoại và lời bình.

“Comic strip này là một tác phẩm thực hiện bằng tay mơ hồ ở Berlin và chưa bao giờ được Leonardo nhắc đến.”

Những đoạn chính trong quyển sách của Hewitt đã xác nhận hình ảnh người họa sĩ thông qua hàng loạt các thông tin manh mối trong bảng minh họa quý giá. Ông được khắc họa với hình ảnh “một nhân viên tòa án có mái tóc đỏ… với một cây đàn li-a ở dưới chân mình: rõ ràng đây là một bức tranh biếm họa của Leonardo da Vinci.” Cây đàn li-a là nhạc cụ của Leonardo và cha ông, Ser Piero, nhân vật được khắc họa đang đứng tựa tay lên vai phải của Leo, “đôi tay đang mở một trang giấy tượng trưng cho tài liệu nặc danh tố cáo Leonardo vì tội kê gian tại Florence vào tháng 4 năm 1476.

Có sự tương đồng với Portraits of Musicians, cả hai đều có thể đang mô tả Leonardo da Vinci.

Mái tóc đỏ rất hiếm gặp ở Milan vào thế kỉ 15 nhưng không phải là không xuất hiện và bị coi là kì cục. Hewitt nghi ngờ rằng Leonardo là con cháu của Khazars, người dân tộc Turk từ vùng thảo nguyên châu Á đã đi vòng quanh biển Đen và đông Âu với mái tóc đỏ. “Vào thế kỉ thứ 13 nhà sử học người Arab, Sa’id al-Maghribi có nói: ‘Họ có nước da trắng, đôi mắt xanh thẳm và mái tóc đỏ rực.’”

Một nghiên cứu chuyên sâu về bản vẽ tay bài thơ sử thi Paolo e Daria của Gaspare Visconti cho thấy Leonardo da Vinci có thể là đối tượng bị giễu cợt bởi cách làm thật đãng trí khi ông ngồi vẽ trên chiếc khăn trải bàn thay vì trong quyển sổ phác thảo, và nét đam mê rõ ràng với chàng trai trẻ đang bán khỏa thân phía trước, người đang cầm trên tay một “thiết bị kì cục hình hỏa tiễn kỳ cục, do Leo phát minh ra”.

Leonardo với mái tóc đỏ đang ngồi ở tòa án trong bức Roman Paolo e Daria của Gaspare Visconti.

“Các bằng chứng khác về nhân dạng của Leonardo và nghiên cứu về tình dục đồng giới được cung cấp đồng thời từ một nhóm 8 nhân vật lớn,” Hewitt, người đã thực hiện nghiên cứu 5 năm đối với Leonardo và có hành trình tìm kiếm sự thật về bức chân dung gây tranh cãi, La Bella Principessa. Trong lúc ấy, ông phát hiện ra hình ảnh từ bài thơ của Visconti, trong đó có một người phụ nữ trẻ mái tóc vàng tay cầm cái cân. Hewitt nói đây là Bianca Sforza, con gái của công tước Milan và là chủ thể của bức chân dung trước đám cưới gây tranh cãi đã được thực hiện bởi Leonardo da Vinci vào một năm sau đó.

Tâm điểm tranh luận trong quyển sách mới của Hewitt là Bianca là người phụ nữ trẻ bí ẩn trong La Bella Principessa. Ông tin rằng mình có thể chứng minh rằng Leonardo thật sự là người thực hiện tác phẩm này. Kể từ năm 2009, các chuyên gia đã luôn tranh luận về sở hữu của nó vì người thợ rèn Shaun Greenhalgh tự xưng đó là một trong số các tác phẩm của ông.

Trong sách, Hewitt kể về cuộc đời đầy bi thảm của Sforza, người sau đó bị ám sát, và giải thích lý do vì sao bức chân dung về cô gái của Leonardo được bao gồm trong quyển sách – gia tộc Sforzida – là một trong những lý do để xem đây là “quyển sách về sự diệt vong.”

Giovan Pietro Birago, nghệ sĩ minh họa cộng sự của Leo trong dự án này, thậm chí được trả công cao hơn ông. Khi lần theo các bằng chứng của thế kỉ 15, Hewitt bắt gặp các tác phẩm minh họa thực hiện bởi Birago để chọc cười Leonardo. Một trong số đó Birago vẽ một đứa bé đang thú nhận tội kê gian. “Là một trong số ít đối tượng có mái tóc đỏ trong các tác phẩm của Birago, đây rõ ràng gợi nhắc tinh nghịch về Leonardo da Vinci,” Hewitt viết.

Tác giả: Vanessa Thorpe
Người dịch: Đáo
Nguồn: The Guardian

Cùng tác giả

#Tag

ginger hair Heirstory La Bella Principessa leonardo da vinci Leonardo da Vinci and the Book of Doom Simon Hewitt

iDesign Must-try

Nhà sử học người Ý xác định danh tính cây cầu bí ẩn trong bức Mona Lisa của Leonardo
Nhà sử học người Ý xác định danh tính cây cầu bí ẩn trong bức Mona Lisa của Leonardo
Một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Ý cho biết cây cầu được vẽ trên nền bức “Mona Lisa”, bức tranh mang tính biểu tượng của Leonardo da Vinci treo…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 7/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 7/2021
Tháng vừa rồi bạn có bỏ lỡ sự kiện nghệ thuật thế giới nào không… Đừng quên là chúng mình có hẹn với nhau ở chuyên mục Điểm tin để…
Những điều có thể bạn chưa biết về tác phẩm ‘The Last Supper’ của danh họa Leonardo da Vinci
Những điều có thể bạn chưa biết về tác phẩm ‘The Last Supper’ của danh họa Leonardo da Vinci
Bức bích họa The Last Supper (Bữa ăn tối cuối cùng) là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới, được thực hiện bởi danh họa…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 5/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 5/2021
Sẽ ra sao nếu một ngày đẹp trời bạn được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của các danh họa bậc thầy ở nơi công cộng mà không cần phải…