Người thật hay CGI và cách bộ phim ‘Alita: Battle Angel’ nâng tầm hiện thực hóa manga

“Alita: Battle Angel” là bộ phim người đóng được làm lại từ manga hành động mang phong cách cyberpunk “Gunnm” (hay còn được biết đến với cái tên “Battle Angel Alita in the West”) của tác giả Yukito Kishiro, dự định ra rạp tháng 12 năm nay nhưng hiện đã dời sang tháng 2/2019.

Bộ phim Hollywood này hy vọng sẽ làm được điều mà chưa bộ phim chuyển thể người đóng nào làm được: Thành công tại các phòng vé. Hãy cùng trò chuyện với nhà sản xuất của Alita – Jon Landau; biên kịch/đạo diễn Robert Rodriguez và chính Alita do diễn viên Rosa Salazar thủ vai để bàn luận về những khó khăn mà các nhà làm phim phải đối mặt khi phải cân bằng giữa CGI và thực tế, tầm quan trọng của sự đa dạng trong “Alita: Battle Angel” và khả năng liệu sẽ có phần tiếp theo hay không.

Trailer của “Alita: Battle Angel”

Vấn đề của Hollywood về những bản chuyển thể

Chân dung Johansson trong vai cô gái Nhật Bản Mokoto Kusanagi (Ghost in the Shell) đã gây nên làn sóng tranh cãi trong cộng đồng fan và non-fan.

Gần đây, từ “chuyển thể phim người đóng” thường khiến người ta mắt tròn mắt dẹt xem thường, và không chỉ những người hâm bộ anime mới hoài nghi. Nhìn quanh một vòng tình hình phòng vé hay điểm Rotten Tomatoes của bất cứ bộ phim chuyển thể nào cũng có thể dễ dàng nhìn thấy người xem không mặn mà gì với chúng.

Lấy “Dragonball Evolution” (2009) hay “Death Note” (2017) làm ví dụ; các thảo luận trên mạng đều có rất nhiều người hâm mộ và người xem bình thường không thích chúng. Diễn xuất nghèo nàn, thay đổi nguồn chất liệu chính của bản gốc, quá thương mại là các lý do làm người xem chán nản. Bộ chuyển thể gần đây là “Ghost in the Shell” vẫn bất chấp lời nguyền này mà mời một diễn viên da trắng là Scarlett Johansson đóng vai Mokoto Kusanagi. Và như những gì bạn có thể kỳ vọng. Làn sóng về việc “tẩy trắng” diễn viên bùng nổ trước cả khi phim ra rạp.

Vậy làm thế nào mà một bộ phim có thể tạo ra các yếu tố chuyển thể vừa đủ để làm hài lòng mọi người? Nếu bạn là Jon Landau, bạn sẽ không chăm chăm vào việc thương mại bộ phim với một ngôi sao tên tuổi lớn, mà là một trái tim lớn.

Theo Landau, những cảnh cảm xúc như thế này sẽ khiến bộ phim chuyển thể bật lên

“Tôi không muốn loại bỏ chi tiết nào trong các bộ phim khác, nhưng ‘Alita: Battle Angel’ là một bộ phim về trái tim. Nó cần tạo ra một nhân vật nhiều xúc cảm, hấp dẫn và khiến bạn cảm nhận được điều gì đó. Vì sao ư? Vì bạn sẽ thấy cô ấy thật sự có cảm xúc. Nếu từng xem trailer, bạn sẽ thấy một cảnh cô ấy khóc. Khoảnh khắc đó tách bạch bộ phim ra khỏi bất kì bộ phim chuyển thể nào khác.”

Landau có lẽ đã đúng một phần nào đó. Phần thị giác tuyệt vời của “Ghost in the Shell” lại có phần ngắn ngủi so với bố cục câu chuyện, để lại rất nhiều cảm giác lạc lõng. “Alita: Battle Angel” cũng đã xuất hiện bề nổi theo cách tương tự. Trailer mới nhất làm ta tròn mắt với kỹ xảo và hành động đẹp. Tuy nhiên, Salazar nhấn mạnh ý của Landau rằng bộ phim hơn thế rất nhiều nhờ một phần có những ngôi sao và đạo diễn người Mỹ gốc Latin.

“Ý tôi là, bạn có hai người Mỹ gốc Latin đứng sau máy quay ở đây,” Salazar tươi cười nói. “Bạn sẽ có rất nhiều cảm xúc, sẽ cảm nhận được trái tim của nó. Tôi nghĩ cốt lõi cảm xúc và các mối quan hệ trong phim đã được xây dựng rất tốt.”

Đó đã là một chặng đường dài đối với “Alita: Battle Angel” vì bộ phim đã được bắt đầu thực hiện từ năm 1999 với nhà sản xuất James Cameron và Landau. Nó bị trì hoãn do Cameron phải tập trung cho “Avatar”.

“Chúng tôi luôn nghĩ rằng việc ứng dụng công nghệ cho Avatar trước khi làm Alita sẽ giúp bộ phim được thực hiện dễ dàng hơn,” Landau nói.


Một nhân vật chân thực trong thế giới Manga

Có một lý do thực tế để người hâm mộ tỏ ra vui mừng. Đó là trailer mới nhất đã cho thấy một tạo tác gần như hoàn hảo của thế giới manga, bao gồm cảnh lướt đi trong bãi phế liệu – nơi chứa bối cảnh chính của câu chuyện, và một phần bối cảnh bên dưới thành phố Zalem (hay còn gọi là Tiphares). Rõ ràng, Rodriguez và Landau đã hoàn thành tốt bài tập của mình.

“Tôi nghĩ chúng tôi nhìn vào bộ phim như một cơ hội để lần đầu tiên thật sự mang manga vào đời sống và tỏ lòng kính trọng với phong cách này, đồng thời vẫn có thể kết hợp nó vào thế giới điện ảnh của Hollywood,” Landau giải thích.

Để làm được điều này, họ tạo ra nhân vật chính càng thật càng tốt. “Thử thách lớn nhất chính là nhân vật Alita và đẩy xa nhân vật này vừa đủ để tỏ lòng kính trọng với manga, nhưng không khiến cô lạc lõng hay chệch tông với phần còn lại của bộ phim,” Landau nói. “Đó là khi bạn thật sự thưởng thức bộ phim, quên đi và chấp nhận cô như một lẽ đương nhiên trong thế giới này. Khi thực hiện với thiết kế như thế về cô, mọi người cũng dần quên đi việc Alita được làm từ CGI vốn là thử thách lớn nhất.”

“Đơn vị hiệu ứng hình ảnh Weta Digital đã phải làm việc trong hàng năm trời,” Landau nói. “Họ nhận thức được da người chính là chìa khóa để tạo nên một nhân vật CG trông rất thật. Họ đã phải nghiên cứu rất nhiều về chuyện đó.”

Alita trông như một nhân vật manga, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra chân dung của Salazar trong cô.

“Họ là những kỹ sư nhưng đồng thời cũng là những nhà thơ. Họ phải luôn túc trực trên trường quay với trí tưởng tượng của mình, dựng nên mọi thức chúng ta cần để thực hiện hậu kỳ.”

Rosa Salazar

Luôn có cách để cân bằng một cách tinh tế khi bộ phim trở nên chồng chéo giữa diễn xuất và công nghệ. Những bộ phim như “Star Wars” phiên bản đặc biệt và “Green Lantern” bị chỉ trích thậm tệ vì lạm dụng đồ họa máy tính thế nên để tìm ra sự cân bằng cho “Alita: Battle Angel” không hề dễ dàng.

“Rosa khiến nó thử thách hơn cho Weta vì diễn xuất của cô không có tính  đối xứng trong mỗi hành động. Và khi nhìn vào khung hình họ sẽ bắt đầu những câu như ‘Sao cô ấy làm vậy được? Khóe miệng nhểnh lên nhưng khóe lông mày lại đi xuống,” Landau nói. “Những trải nghiệm hoàn toàn mới xảy ra với họ khi tạo mẫu nhân vật vì chúng tôi không muốn một nhân vật do Weta tạo ra, mà là do Rosa.”

Việc kết hợp giữa kỹ thuật mô phỏng chuyển động và CGI có vẻ rất phù hợp trong “Alita: Battle Angel”. Hợp đến mức Alita giống hệt Salazar, ngay cả với đôi mắt anime to tròn. “Có một anh chàng ở tiệm cà phê nhận ra tôi trong trailer. Tôi nghĩ ‘Thật tuyệt. Tôi sẽ tranh thủ kiếm chút tiếng tăm rồi tìm cách khiến họ không nhận ra mình nữa’. Họ khiến tôi giống với đồ họa quá”.


Tạo điều kiện cho những người dẫn đầu đậm chất Latin trong dòng phim viễn tưởng

Những nữ anh hùng viễn tưởng như Ellen Ripley trở thành biểu tượng là hoàn toàn chính đáng, nhưng đã đến lúc chừa chỗ cho người Latin và những phụ nữ da màu khác.

Nhưng việc giữ hình ảnh của Salazar trong “Alita: Battle Angel” làm được nhiều thứ hơn chỉ là sự miêu tả siêu thực về nhân vật chính. Nó cho ta thứ mà Hollywood vô cùng thiếu: một nữ anh hùng viễn tưởng siêu ngầu có dòng máu Latin.

Ellen Ripley (trong ‘Alien’), Sarah Connor (trong ‘Terminator’), Princess Leia (trong ‘Star Wars’) đều là những cái tên đầu tiên nhớ đến khi nghĩ về biểu tượng nữ anh hùng viễn tưởng. Vai diễn của Salazar có thể thay đổi điều đó bằng cách mở ra một cánh cửa mới với những tài năng người Latin.

Nhưng đây không phải là một trường hợp đa dạng hóa trong làn sóng đa sắc tộc ngày nay, Salazar giải thích rằng: “Tôi rất may mắn khi được chọn dựa vào chính năng lực của mình. Nó giống như khi một tài năng nhận ra được một tài năng và muốn cùng nhau hợp tác.”

“Trong buổi tuyển vai, tôi biết cách diễn của cô ấy sẽ làm cho cơ thể máy móc với làn da đó một lý do để chuyển động theo cách mà bạn phải thốt lên ‘Đó là người, Alita đầy tính người” đạo diễn Robert Rodriguez nói về Salazar.


Tác động của một biểu tượng

Khi bạn nằm trong nhóm thiểu số, việc thấy ai đó giống mình đang trong vai nữ anh hùng có tác động rất khổng lồ.

Báo cáo về sự đa dạng ở Hollywood của Đại học California tại Los Angeles năm nay đã cho ra con số chính thức phía sau những gì chúng ta vốn đã biết: Diễn viên người Latin là nhóm thiểu số ở Hollywood. Chỉ chiếm 2,7% các vai diễn trong những bộ phim đứng top năm 2016. Không chỉ vậy, những phim do người Latin (hoặc người da đen) dẫn dắt được phân phối ở ít thị trường quốc tế hơn các phim khác. Đó là lý do thành công của những bộ phim như “Alita: Battle Angel” mang tính quyết định rất lớn. Tuy nhiên,  Salazar vẫn hy vọng rằng cô sẽ trở thành một ngọn đèn dẫn dắt cho những người khác.

“Tôi thật sự hy vọng điều này sẽ tạo nên thay đổi nào đó. Vì tôi chỉ là một cô bé nghèo đến từ Washington, D.C và trông chẳng giống mấy nữ anh hùng tôi vẫn ngưỡng mộ tí nào.” –  Rosa Salazar

Đạo diễn và ngôi sao của “Alita: Battle Angel” bên cạnh bối cảnh Nam Mỹ mang đến thông điệp rằng chúng ta có thể thật sự tạo nên một phiên bản mô phỏng chính xác sự dồi dào (cũng có thể là đa dạng) về nhân vật và nội dung trong bộ manga.


Giữ gì và bỏ gì?

Daisuke Ido kéo Alita ra khỏi bãi rác trong bản manga gốc – một khoảnh khắc cũng được giữ lại trong phim

James Cameron đã làm việc cùng kịch bản của “Alita: Battle Angel” trong một khoảng thời gian trước khi bàn giao công việc này cho Rodriguez. Mặc cho độ dài của kịch bản, nó vẫn có trọng tâm rất rõ ràng. “Cameron đã tìm thấy một chủ đề đặc biệt để tập trung vào, đó là cặp đôi đầu tiên của câu chuyện,” Rodriguez giải thích. “Bạn giới thiệu Ido với cô, rồi mang Yugo vào, sau đó thêm vài chiếc motorball cho gay cấn.”

Nhưng câu chuyện có nhiều điều để khai thác hơn là những cảnh motorball bạo lực nổi tiếng. Những ai từng đọc “Alita: Battle Angel” đều biết rằng đó chính là mối quan hệ của Alita với người khác, cũng chính là điều mà Cameron đã chọn được.

“Tôi nghĩ chủ đề mà ông tập trung vào giúp ông hướng đến mối quan hệ giữa Alita – Ido đầu tiên và xây dựng nên con người cô, cho cô một khởi đầu rất tốt,” Rodriguez nói. “Dù đó có là câu chuyện duy nhất có nội dung tốt đi chăng nữa – khi cô đi từ một kẻ nằm trong bãi rác cho đến khi tìm được sức mạnh bên trong của mình thật sự là gì”.

Alita khai phá sức mạnh dẫn đến hành trình khám phá bản thân

Nhưng Salazar đã chỉ ra, thế giới của tác giả Kishiro cũng đầy những “nhân vật hỗ trợ đầy kinh ngạc” – ví dụ như gã chiến binh thợ săn Murdock hay Koyomi mồ côi – người vô cùng thành công trong manga. Rodriguez nhận thức được rất rõ điều này: “Chính vì vậy mà một số nhân vật có thể phải được giới thiệu sau… còn đối với câu chuyện này, ai là người chúng ta cần đến? Và yếu tố nào cốt truyện cần đến? Vì vậy đó là một quy trình cần phải loại trừ dần vì nó có cả tấn những chất liệu rất hay.”


Còn phần còn lại của câu chuyện?

Bản chuyển thể người đóng sẽ chưa đưa ta đến vùng Badlands

“Alita: Battle Angel” chỉ dùng một phần nhỏ của nguồn chất liệu, bạn có thể giả dụ rằng bộ phim này sẽ là phần một của bộ ba phim – hay ít nhất là sẽ có phần tiếp theo. Tuy nhiên sau tất cả, Rodriguez xác nhận với người hâm mộ rằng bộ phim sẽ không liều lĩnh phát triển bối cảnh đến vùng đất Badlands hay thật sự được nhìn thấy Zalem từ trên cao. Thế nhưng tất cả đều là những kế hoạch chưa chắn chắn.

“Tôi nghĩ chìa khóa dẫn đến thành công cho việc phát triển thành chuỗi là bộ phim đầu tiên phải có thể đứng một mình được,” Landau nói. “Tôi nghĩ đó là một trong những mục tiêu của mọi người: kể một câu chuyện hoàn chỉnh, cô đọng. Cộng đồng sẽ quyết định phần tiếp theo nếu họ muốn, nhưng chúng tôi không muốn bước đi với sự ngạo mạn rằng ‘Này, chúng tôi sẽ tiếp tục làm và sẽ làm đến 3 phim đó!”

Dĩ nhiên cũng không có nghĩa là những người làm phim không muốn khám phá thêm thế giới cyberpunk của Kishiro. Salazar không thể đợi đến khi được quay trở lại với vai diễn của mình. “Tôi muốn đến Zalem,” Salazar nhấn mạnh. “Tôi đã hỏi Jim ‘Hey khi nào chúng ta sẽ làm phần hai vậy anh bạn?’ Tôi thật sự rất hứng thú với dự án và kiểu như ‘Chúng mình phải làm phần hai thôi.’ Anh ấy đáp, “Chúng ta hãy để khán giả quyết định’. Và tôi đặt tay lên tim mình, phải rồi đó là những gì mình muốn nghe. Mình muốn họ phản hồi với bộ phim rồi kể mình biết. Đó là cách thực hiện được nó. Tôi học được rất nhiều điều từ những người khổng lồ giàu kinh nghiệp làm phim ở đây”.

Alita dự kiến sẽ được ra rạp vào 14/02/2019.

Nguồn: FANDOM, CNET
Ban biên tập iDesign

Cùng tác giả

#Tag

Alita: Battle Angel gunnm idesign james cameron phim ảnh tua phim yukito kishiro

iDesign Must-try

Cuộc thi viết Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023 - 2024
Cuộc thi viết Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023 - 2024
Tổng quan về Cuộc thi viết Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023 – 2024 Giới thiệu về Hanoi Grapevine’s Finest Reviews 2023-2024 Hanoi Grapevine’s Finest Reviews là cuộc thi viết cảm…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Xinê Xem Fest 2023 và lễ trao giải Golden Door Awards tiếp tục là chuỗi sự kiện đáng lưu tâm trong lĩnh vực điện ảnh, được tổ chức thành công…
Haiku thị giác - hợp lưu nghệ thuật Đông - Tây
Haiku thị giác - hợp lưu nghệ thuật Đông - Tây
Những tác phẩm pha trộn giữa thơ haiku và nghệ thuật thị giác có thể mang đến gợi ý gì cho những người thực hành nghệ thuật đa phương tiện,…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…