Nhà thiết kế bị lãng quên đằng sau những bức tranh của Gustav Klimt

Mặc dù cái tên của nghệ sĩ này không xuất hiện chớp nhoáng trong đầu bạn như Van Gogh hoặc Monet, nhưng bạn vẫn dễ dàng nhận ra một bức tranh của Gustav Klimt khi thấy chúng.

Bức tranh The Kiss thực hiện bởi Gustav Klimt

Một trong những tác phẩm nổi tiếng gần đây và cũng là chủ đề cho bộ phim lớn của Hollywood – Woman in Gold – với nhân vật mặc trang phục rực rỡ, đa sắc màu và gần như là một bản in gây ảo giác, đã đưa Klimt trở thành một trong những người họa sĩ nổi bật nhất vào thời đại của mình. Các tác phẩm của ông hiện được bán với giá hàng trăm triệu đô la, một số trong đó được cho là có giá cao nhất từng được ghi nhận cho các tác phẩm nghệ thuật cá nhân.

Thế nhưng, liệu những chiếc đầm giống như khảm ấy có thật không? Ai đứng đằng sau các thiết kế của nhân vật phụ nữ người Vienna xinh đẹp được mặc trong tranh của Klimt?


Bên trái: Bức tranh với hình ảnh người phụ nữ mang tính biểu tượng của Klimt – Adele Bloch-Bauer I (1907)
Bên phải: Emilie Flöge

Vâng, bộ đầm ấy có tồn tại ngoài đời thực, nó được tạo ra bởi một người phụ nữ tên là Emilie Flöge, một cái tên bị lãng quên theo cái bóng của thời gian. Và ở đây, cô ấy đang làm mẫu cho những sáng tạo của mình, những bộ váy thực sự đằng sau “Women in Gold”…

Emilie Flöge bắt đầu làm thợ may ở Vienna (Áo) trong thời kỳ hoàng kim nơi này, cô công tác tại trường dạy may mặc của chị gái mình. Họ cùng nhau giành chiến thắng trong một cuộc thi may mặc vào năm 1899 và được giao nhiệm vụ thiết kế tác phẩm cho một triển lãm uy tín.

Từ đó, cả hai xoay sở để trở thành nữ doanh nhân thành đạt, mở một tiệm thời trang cao cấp mà họ gọi là Schwestern Flöge (Chị em nhà Flöge), nằm trên một trong những con đường lớn của Vienna.

Khi salon của riêng cô vươn lên trở thành một trong những địa chỉ thời trang hàng đầu tại thành phố, những người cùng thời ở Paris là các nhà tiên phong như Coco Chanel cũng như Christian Dior đã luôn được cô quan sát học hỏi. Bên ngoài tiệm thời trang cao cấp của mình, Emilie có sở thích nổi loạn hơn về thời trang mà xã hội thông thường sẽ không thể hiểu được tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, một họa sĩ phóng túng tên Gustav Klimt lại hiểu được điều ấy.

Họ đã gặp nhau khi Emilie chỉ mới 18 tuổi.

Em gái của cô, Helene, đã kết hôn với anh trai của Gustav, Ernst Klimt, nhưng Ernst qua đời một năm sau đám cưới. Gustav đã trở thành người bảo trợ cho Helene khi thiếu đi sự hiện diện của anh trai mình, trở thành khách thường xuyên tại ngôi nhà nhà mùa hè của gia đình Emilie ở hồ Attersee.

Ảnh Emilie chụp chung với Klimt

Họ trở nên thân thiết ngay lập tức. Một số người nói rằng họ là người yêu và cặp đôi được miêu tả trong bức tranh The Kiss thật ra là tự họa của chính họa sĩ và Emilie. Dẫu là người yêu hay bạn bè, cô trở thành bạn đồng hành của vị họa sĩ. Emilie hòa mình vào vòng tròn bè bạn của ông, phóng túng và có địa vị xã hội cao, ông cũng gửi đến những khách hàng vương giả cho cô với đủ hai yếu tố ấy.

Giống như Klimt, với phong cách khiêu khích và thiên hướng về nghệ thuật khiêu dâm (erotic art) của mình, Emilie Flöge có xu hướng tạo ra một cái gì đó mang tính cách mạng. Những chiếc váy đặc trưng của cô được mặc không có corset và đặt hờ hửng từ vai với tay áo rộng, thoải mái.

Thường được chụp chung với Klimt trong những bức ảnh cũ này, cặp đôi có thể vượt qua những đối thủ thời trang sành điệu và du hành thời gian từ cuối những năm 1800 đến đây!

Các thiết kế của cô bị ảnh hưởng bởi phong trào nữ quyền thời kỳ đầu tiên, đề xuất một phong cách thực tế và thoải mái hơn, nhưng cũng lấy cảm hứng từ chủ nghĩa phóng túng của Klimt. Klimt cũng sáng tác bên cạnh cô, cho cô và ngược lại.

Một trong những chân dung của Flöge bởi Klimt.



Nhưng các thiết kế của cô không bán được. Chúng trông quá phá cách, quá đi trước thời đại. Trong khi những chiếc váy thông thường mà Emilie tiếp tục bán khiêm tốn tại salon thời trang cao cấp của cô ở Vienna, Klimt vẽ những chiếc váy tiên phong của Emilie cho giới thương lưu và gây được tiếng vang. Vào năm 2006, bức tranh với hình ảnh người phụ nữ mang tính biểu tượng của Klimt – Adele Bloch-Bauer I (1907) – được bán với giá kỷ lục 135 triệu đô la ở New York.

Những bức tranh của Klimt lẽ ra phải tốt hơn bất kỳ quảng cáo trên tờ VOGUE nào cho một nhà thiết kế vừa chớm nở như Flöge, nhưng câu chuyện thành công đột phá đã không bao giờ đến và cô đã không thể chờ được đến lúc những thiết kế nguyên bản của mình được đón nhận.

Tua nhanh tới show diễn Thu / Đông 2015 của Valentino vào tháng 3 (cùng một chương trình thời trang mà dàn diễn viên Zoolander bị tai nạn), các thiết kế lấy cảm hứng từ Emilie Flöge lần lượt bước xuống sàn catwalk.

Cuốn sổ giới thiệu chương trình có trích dẫn cô như một nguồn cảm hứng cho bộ sưu tập, “Valent Valentino FW 2015 x Emilie Louise Floge“. Hầu hết những người tham dự chương trình có lẽ không biết ai là “Emilie”.

Sau Thế chiến II, Flöge đã mất hầu hết các khách hàng của mình sau cuộc xâm lược của Đức Quốc xã và buộc phải đóng cửa tiệm salon.

Từ đó trở đi, cô làm việc trên tầng cao nhất trong ngôi nhà mình. Thế nhưng ở cuối cuộc chiến, một ngọn lửa đã thiêu rụi tòa nhà, bao gồm các bộ sưu tập của cô và nhiều vật có giá trị thuộc về người bạn lâu năm, Gustav Klimt.

Mặc dù được thừa hưởng một nửa gia sản của Klimt, nhưng Emilie có lẽ cũng đã mất cảm hứng để tiếp tục sáng tạo và đổi mới sau cái chết bất ngờ của Gustav ở tuổi 56 bởi cơn đột quỵ năm 1918.

Những lời cuối của ông được thuật lại chỉ vỏn vẹn là: “Hãy gọi Emilie đến đây“.

Đọc thêm về cuộc đời của Emilie Flöge trong cuốn tiểu thuyết lịch sử The Painted Kiss của Elizabeth Hickey, với Emilie là nhân vật dẫn chuyện trong quyển sách này.

Ảnh từ Klimt Museum.


Nguồn: messynessychic

Cùng tác giả

#Tag

art history fashion fashion designer gustav klimt Heirstory lịch sử nghệ thuật thời trang

iDesign Must-try

ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Mối lương duyên giữa thời trang và nội thất
Mối lương duyên giữa thời trang và nội thất
“Mặc thời trang, ở thời trang, ăn thời trang và ngủ thời trang là một lối sống.” Nhiều nhà mốt cao cấp và các thương hiệu thời trang bình dân…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…