Những bản nhạc tuyệt nhất mà Quentin Tarantino sử dụng trong phim của mình

Có ba điều bạn có thể chắn chắn trong đời – là cái chết, tiền thuế và sự tuyệt đỉnh trong nhạc phim của Quentin Tarantino.

Là trùm “thả kim” (needle drop – một thuật ngữ trong phim ảnh, ý chỉ những bài hát đã có trước rồi mới được đưa vào phim, không phải bài hát gốc trong phim), ông biết cách kết hợp âm nhạc vào từng cảnh phim hoàn hảo như thế nào. Hãy xem danh sách các bản nhạc phim hay nhất trong gia tài điện ảnh đồ sộ của vị đạo diễn tài ba này. 


12. “Hold Tight!” — Death Proof

Có nhiều lý do tại sao những đoạn nhạc ’thả kim’ hay nhất mọi thời đại lại hiệu quả đến vậy. Một trong số đó là nó có thể ru khán giả vào một cảm giác an toàn sai lầm trước khi chuyện kinh khủng xảy ra.

Đó chính xác là cảm giác về phân cảnh này trong Death Proof. Các nhân vật phản anh hùng vừa lái xe vừa nghe một bài hát pop của thập niên 60, nhưng ít ai biết rằng họ sắp sửa chạm trán Mike McKay. Tarantino thậm chí sử dụng bài hát để ám chỉ nguy hiểm phía trước bằng cách dừng bài hát đột ngột khi góc quay của phim chuyển từ các cô gái sang Mike.


11. “There Won’t Be Many Coming Home” — The Hateful Eight

Bản nhạc Roy Orbison này phát ở gần cuối phim và suốt phần credits kết phim. Đúng là cuối phim hay có nhạc kết, nhưng để chọn một bài hát làm khán giả nhớ hoài thực sự là một nghệ thuật.

Trong khi một số bản nhạc hay nhất từ những bộ phim hay nhất của Tarantino được sử dụng đầy châm biếm, bài hát này ghi điểm trực tiếp vào tâm trí khán giả vì phù hợp chủ đề. Nó là một trong những khoảnh khắc âm nhạc đáng nhớ và rõ ràng nhất của ông bởi vì, theo nghĩa đen, hầu hết những người ở trong cabin đều không về nhà.


10. “Little Green Bag” — Reservoir Dogs

Reservoir Dogs trở thành tiêu chuẩn của Quentin Tarantino và là tiền đề cho những gì khán giả có thể mong đợi từ vị đạo diễn này ở những bộ phim sau. Một đặc điểm quan trọng trong phim ông là khuynh hướng lồng các bản nhạc pop vào các cảnh quan trọng, và phần giới thiệu sử dụng Little Green Bag trong phim này thật sự tuyệt vời.

Phân cảnh này là những tên trộm vừa ăn xong bữa sáng và đang trên đường thực hiện một phi vụ lớn. Bài hát gói gọn tất cả mọi cảm giác của họ, là sẵn sàng để có được những chiếc túi màu xanh lá cây. Họ không biết gì về sự đổ máu sắp sửa xảy ra, nhưng tất cả đều đang trải qua một khoảng thời gian dễ chịu.


9. “Django” — Django Unchained

Nếu có một điều mà Tarantino thành thạo đó là nghệ thuật pha trộn văn hóa nhạc pop phù hợp với nhu cầu của ông. Điều này thể hiện đầy đủ trong phần mở đầu của Django Unchained giới thiệu vị anh hùng của phim thông qua bài hát từ một phim cao bồi Ý năm 1966.

Tarantino đã nói rằng bộ phim của ông là một sự tôn vinh dành cho Django, và không có cách nào thể hiện điều đó tốt hơn bằng âm nhạc. Nếu đã xem bộ phim năm 1966, bạn sẽ biết chính xác nên mong đợi những gì về một bộ phim thuộc chủ đề bạo lực.

Ở đây, Tarantino sử dụng một bài hát từ quá khứ để thông báo cho khán giả về những gì có thể mong đợi trong vài giờ tới. Nhiều bài hát mà Quentin Tarantino dùng trong phim đến từ các bộ phim khác, nhằm báo hiệu trước cho khán giả cũng như thể hiện kiến thức điện ảnh của ông.


8. “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” — Kill Bill Vol. 1

Mở đầu một bộ phim bằng một ca khúc u uất như vậy là một rủi ro lớn. Trong trường hợp này, bài hát lại thành công vì giúp khán giả biết chính xác thể loại phim họ đang xem.

Bài hát hiệu quả theo đúng nghĩa đen của chính bài hát bởi vì Cô dâu đã bị Bill đánh bại. Sau bài hát là một khoảnh khắc cực kỳ bạo lực, nó gần như trở thành điếu văn cho đám tang mà khán giả chứng kiến trên phim. Tiếng guitar tinh tế cũng gợi nhớ đến những gì bạn có thể nghe thấy trong một bộ phim cao bồi Ý, một thể loại đã ảnh hưởng đến nhiều phim Tarantino, bao gồm cả bộ phim này.

Ngoài việc bài hát là một ví dụ trong cho cách Tarantino viết hội thoại, đây còn là một bộ phim tuyệt vời để nghiên cứu cách sử dụng needle drop.


7. “Girl, You’ll Be a Woman Soon” — Pulp Fiction

Đây là một ví dụ tuyệt vời khác về cách các bài hát hay nhất của Quentin Tarantino hoàn toàn trêu đùa mong đợi của bạn. Mia và Vincent trở về nhà và cô ấy bật một bài hát của Neil Diamond do Urge Overkil cover. Bài hát có một số ca từ khá gợi cảm, vì vậy khán giả mong đợi một cảnh nóng bỏng sẽ xuất hiện.

Thế nhưng tất nhiên, cuối cùng Mia lại hít heroin thay vì cocaine, đưa cảnh quay sang một hướng hoàn toàn khác so với những gì bạn đang mong đợi. Bài hát tiếp tục phát qua cảnh cô lên cơn quá liều và liền trở thành một phân cảnh biểu tượng.


6. “Always Is Always Forever” — Once Upon a Time in Hollywood

Phải mất một thời gian để nhận ra mối đe dọa tiềm ẩn đang diễn ra trong bối cảnh của Once Upon a Time in Hollywood. Tarantino chắc chắn đã làm hết sức mình để đem đến sự hồi hộp về những phân cảnh ở trang trại Spahn Rnach. Nhưng làm thế nào để gợi ý về mối đe dọa đó mà không quá khó hiểu? Chỉ cần một nhóm các cô gái trẻ hát một bài hát được viết bởi Charles Manson.

Các nhân vật của Tarantino thích nghe nhạc, và nhiều người trong số họ cũng thích hát theo. Việc các cô gái Manson hát một bài hát trong một phân cảnh vô thưởng vô phạt có thể gợi ý cho khán giả biết những gì sắp xảy ra. Trong nhiều trường hợp, âm thanh thực trong phim (diegetic sound) có thể có tác động mạnh hơn âm thanh hiệu ứng (non-diegetic sound), vì thế khi quyết định làm thế nào để đưa một bài hát vào phim, hãy xem xét liệu bài hát đó nên phát qua cảnh đó hay qua tiếng hát của một nhân vật.


5. “Cat People (Putting Out Fire)” — Inglourious Basterds

Tarantino không ngại theo phong cách lỗi thời, thiếu nhất quán trong phim của mình. Ví dụ như ông sử dụng một bài hát của David Bowie từ thập niên 80 trong một bộ phim về Thế chiến II, và đáng ngạc nhiên lại hiệu quả bất ngờ.

Đây là phân cảnh Shoshanna quyết liệt chuẩn bị thực hiện kế hoạch giết Hitler và một nhà hát đầy Đức quốc xã. Giọng hát mượt mà của Bowie chính xác là những gì bộ phim cần để đưa khán giả vào phần cuối cùng.

Không giống như Dj Django, ít nhất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến Django Unchained, bộ phim Cat People thực sự không liên quan gì đến Inglourious Basterds. Nó chỉ là một bài hát tuyệt vời được sử dụng trong một phân cảnh tuyệt vời.


4. “Battle Without Honor or Humanity” — Kill Bill Vol. 1

Nếu có bất kỳ bài hát nào xác định phong cách của Quentin Tarantino thì đó là bài hát này. Bài hát làm người xem phấn khích vì trận chiến cuối cùng sắp diễn ra, và cách thể hiện thì vô cùng ngầu.

Bài hát là một người bạn đồng hành thú vị với Bang Bang (My Baby Shot Me Down) trước đó trong phim. Nếu bộ phim thể hiện sự cô đơn và mất mát của cô dâu, bài hát này thể hiện bản chất xấu xa của cô. Các bộ phim và chương trình truyền hình khác sẽ tiếp tục sử dụng bài hát này, nhưng sẽ không thể nào thể hiện được như Tarantino đã làm trong Kill Bill.


3. “Across 110th Street” — Jackie Brown

Như chúng tôi đã thấy trong danh sách này, Tarantino thích lấy nhạc từ các bộ phim khác và đem đến bối cảnh mới cho chúng. Across 110th Street xuất phát từ một bộ phim cùng tên năm 1972, nhưng đã có sức sống mới khi xuất hiện cùng nhân vật chính Jackie Brown.

Với lời bài hát “You’ve got to be strong if you want to survive” xuất hiện cùng với Jackie, người có vẻ ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh, khán giả cảm thấy như đã biết cô ấy trước khi cô ấy nói chuyện. Từ bài hát đến đoạn phim vay mượn rất nhiều từ cảnh mở đầu của The Graduate, đây là một phân cảnh điện ảnh đích thực.


2. “You Never Can Tell” — Pulp Fiction

Dù còn nhiều tranh cãi, Pulp Fiction lại được xem là bộ phim hay nhất của Quentin Tarantino vì những cảnh như thế này. Khi có cơ hội cạnh tranh trong một cuộc thi nhảy, Mia nhảy trên sân khấu với Vincent. Đây cũng là cơ hội để Tarantino thể hiện sự ưu ái dành cho thể loại âm nhạc đã cùng ông trưởng thành. Phong cách nhảy múa nói lên rất nhiều về tính cách của hai nhân vật, đồng thời cũng tạo tiền đề cho mối quan hệ của họ ở phần còn lại của bộ phim. Mia rất dễ tính và vô tư, chính xác là kiểu người có thể sẽ hít thuốc phiện của bạn trước khi biết thuốc phiện là gì. 


1. “Stuck in the Middle With You” — Reservoir Dogs

Một bản nhạc pop bắt tai kết hợp cùng một chút tra tấn lại tạo nên một trong những khoảnh khắc điện ảnh mang tính biểu tượng nhất. Vận dụng kỹ thuật juxtaposition (đặt hai yếu tố gần nhau để so sánh / đối chiếu), phân cảnh này kết hợp cực kỳ tốt với bài hát mà không ai hiểu vì sao. Ngay cả trong một cuộc phỏng vấn, Tarantino cho rằng sự kết hợp này giống như… một cuộc hôn nhân tự nhiên.

Nhưng tại sao lại hay đến vậy? Đó là vì ông Blonde đang thích thú tra tấn vị cảnh sát. Bài hát này khiến người nghe cảm thấy vui vẻ, nhưng lại tạo cảm giác tức cười khi được thì thầm vào một tai bị cắt đứt của nạn nhân. Cảm giác tréo ngoe này làm bài hát nổi bật và khiến khán giả nhớ mãi. 

Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: Studiobinder.com

Cùng tác giả

#Tag

death proof django unchained jackie brown kill bill needle drop nhạc phim pulp fiction quentin tarantino reservoir dogs soundtracks the hateful eight tua phim

iDesign Must-try

Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua từ ngày The Devil Wears Prada ra mắt và trở thành tượng đài của những bộ phim mang đề tài thời trang. Hãy…
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
Dù sắm vai chính diện hay phản diện, những nhân vật có mang trong mình căn bệnh tâm lý ám ảnh luôn có một sức hút đối với khán giả.…