Những cách đơn giản để ứng dụng quy tắc một phần ba trong tác phẩm của chính bạn (Phần 2)

Quy tắc một phần ba sẽ nâng cao bố cục của bạn, bất kể chủ đề nào. Đây là cách sử dụng nó một cách hiệu quả.

Bằng cách tuân theo các nguyên tắc và giao điểm được tạo bởi quy tắc một phần ba, bạn có thể dễ dàng tạo ra các bố cục bất đối xứng sống động hơn rất nhiều.

Giờ đây chúng ta đã thấy quy tắc một phần ba hoạt động như thế nào trong các bức tranh của các nghệ sĩ khác, đã đến lúc chúng tôi chỉ cho các bạn những phương thức ứng dụng quy tắc một phần ba để tạo nên tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. Ba hướng dẫn nhanh này sẽ cho các bạn thấy cách áp dụng quy tắc cho tranh tĩnh vật, cảnh quan và nhân vật.

Nếu bạn có bỏ qua phần 1 của bài viết thì hãy cập nhật ngay tại đây trước khi bắt đầu với phần 2 này nhé.

Quy tắc một phần ba trong tĩnh vật

Dẫn chứng đầu tiên của chúng tôi khi sử dụng quy tắc một phần ba để sáng tác một bức tranh tĩnh vật.

01. Đặt cảnh bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba

Sử dụng quy tắc một phần ba để hướng dẫn bố cục ảnh tĩnh vật

Bắt đầu bằng cách sắp xếp các đối tượng của bạn sao cho bố cục thẳng hàng với các đường dẫn và giao điểm được tạo bởi quy tắc một phần ba. Quả chuối và bóng đổ ở đây tuân theo đường dẫn phía dưới trong khi điểm nhấn trên quả xoài lại rơi vào giao điểm phía trên bên phải, tạo ra một tiêu điểm năng động.

02. Sử dụng các đường dẫn giao nhau

Sử dụng các giao điểm làm đường dẫn nét vẽ và cũng là nơi để thông báo về ánh sáng

Bước tiếp theo là tạo bản vẽ bằng cách sử dụng các giao điểm làm đường dẫn. Tạo hình ảnh thu nhỏ giá trị ngay lúc này cũng có nghĩa là bạn có thể lập kế hoạch bố cục giá trị tối của mình. Ở đây, một phần ba bên dưới và bên trái bị chi phối bởi vùng tối trong khi điểm sáng ở phần trên tạo ra một tiêu điểm năng động.

03. Vẽ phác thảo

Chặn trong bóng tối, điều chỉnh để tuân theo các nguyên tắc

Bắt đầu bức tranh bằng cách vẽ phác thảo bóng tối và bắt đầu thêm nhiều màu bão hòa hơn vào bóng cũng như tông màu chuyển tiếp. Để làm cho bố cục chuyển động và không đối xứng, hãy làm thẳng phần vẽ bóng của quả chuối. Điều này mang lại cho nó một sự căn chỉnh theo chiều ngang mạnh mẽ hơn với đường dẫn dưới cùng.

04. Thêm màu

Thêm màu, một lần nữa vẫn theo bố cục của lưới

Tiếp theo, thêm một số hình dạng half-tone và nhiều màu hơn. Ở đây, một phần ba phía trên hoàn toàn là phần mid-tone tối sẽ giúp tạo khung cho tiêu điểm nổi bật. Làm thẳng đường cong của mặt bàn để giúp nó thẳng hàng với đường dẫn phía trên và tạo ra một thành phần giá trị không đối xứng.

05. Thực hiện những bước cuối cùng

Sử dụng sơn dày và sáng hơn ở điểm nổi bật

Để hoàn thành bức tranh, hãy thêm một chút tông màu sáng, điểm nhấn và hoàn thiện. Ánh sáng trên mặt bàn lấp đầy 2/3 dưới của bố cục. Màu sơn dày và sáng hơn cũng như biến thể kỹ thuật được thêm vào điểm nhấn, thứ thực sự hút mắt đến tiêu điểm chính.

Quy tắc một phần ba trong cảnh quan đô thị

Minh chứng tiếp theo là một bức tranh cảnh quan đô thị sử dụng quy tắc một phần ba để ứng dụng với chiều cao trong kiến trúc.

01. Căn chỉnh hình ảnh tham chiếu với lưới

Ở đây chúng tôi hơi “phá vỡ” quy tắc một phần ba bằng cách sử dụng nó theo hướng dọc hoặc phương thẳng đứng. Ảnh tham khảo ở đây cho thấy rằng chúng ta sẽ phải căn chỉnh cấu trúc trung tâm với đường dẫn thẳng đứng một cách phù hợp để tạo ra sự bất đối xứng và đối trọng hơn trong bố cục này.

02. Vẽ và thiết kế

Bắt đầu bức tranh bằng cách vẽ và thiết kế. Trong bản vẽ, di chuyển đối tượng trung tâm sang bên phải để nó thẳng hàng với đường dẫn thẳng đứng. Tương tự, thiết kế các phần tử khác ở dưới cùng của bố cục sao cho nó ứng với đường dẫn bên dưới.

03. Khóa các yếu tố chính

Tiếp theo, tạo khối trong bóng tối và thêm màu vào bóng tối. Bước này giúp bạn chốt các yếu tố chính của bố cục như tiêu điểm trung tâm và phần tối phía dưới. Điều này tạo ra một sự căng thẳng thú vị với 2/3 phía trên của ánh sáng.

04. Xây dựng bằng nửa tông màu và ánh sáng

Tiếp theo, thêm màu half-tone và ánh sáng. Điều này khóa các yếu tố chính của thiết kế và thành phần. Tiêu điểm của tháp xếp thẳng hàng đẹp với đường dẫn bên phải và vùng tối với đường dẫn thấp hơn. Sắc trên bầu trời cũng thêm màu sắc và giá trị tương phản với vùng tối ở một phần ba phía dưới của hình ảnh.

05. Thêm chi tiết cuối cùng

Để hoàn thành bức tranh, hãy thêm các chi tiết ở tiền cảnh tối cùng với nhiều biến thể màu sắc và kỹ thuật hơn. Điều này cũng giúp tạo ra chuyển động và chiều sâu hơn. Làm đơn giản các hình dạng trong cấu trúc tháp trung tâm và sử dụng đường dẫn phía trên để giúp bạn đặt các chi tiết nhỏ và hình dạng chùm nằm ngang.

06. Sử dụng các bộ phận con

Hình ảnh này cho thấy quy tắc một phần ba được chia nhỏ trong bức tranh này. Đỉnh tháp có vạch chỉ dẫn. Các yếu tố trung tâm xếp thẳng hàng khá độc đáo với một đường dẫn. Và nhiều chi tiết, màu sắc cũng như nét nhỏ ở dưới phù hợp với các đường dẫn tại phần dưới.

Quy tắc một phần ba trong vẽ nhân vật

Ví dụ cuối cùng này là một bức tranh vẽ nhân vật hành động bằng màu nước, sử dụng bố cục không đối xứng dựa trên quy tắc một phần ba để nhấn mạnh lực đẩy của hình ảnh.

01. Sắp xếp hành động chính

Bắt đầu vẽ và tạo bóng bằng cách sử dụng đường dẫn phía trên để sắp xếp hành động chính của tư thế. Điều này thiết lập một bố cục động, không đối xứng. Xếp khuôn mặt theo đường dẫn bên phải theo chiều dọc để tạo tiêu điểm phụ.

02. Tạo đối trọng không đối xứng

Tiếp theo, tạo khối bằng màu half-tone sáng và tối, thêm càng nhiều màu càng tốt và bắt đầu làm mềm các cạnh của phần bóng chính. Bên cạnh đó, việc bóng tối và màu half-tone chiếm một phần ba bên phải của bố cục tạo ra một sự sắp xếp bất đối xứng về giá trị. Điều này giúp đối trọng với tiêu điểm chính.

03. Thêm điểm nổi bật

Tiếp theo, thêm các điểm nổi bật. Vì các điểm nổi bật nằm ở đường dẫn phía trên, nó giúp củng cố bố cục. Thêm các điểm nổi bật trên tiêu điểm chính. Để đối trọng với hình ảnh, hãy thêm màu đỏ đậm dọc theo đường dẫn bên phải. Giờ đây bạn sẽ có một sự sắp xếp đơn giản và năng động của các giá trị và màu sắc.

04. Thực hiện những bước cuối cùng

Để hoàn thành bức tranh, hãy thêm nhiều màu sắc cho tiêu điểm tại bàn tay, cùng với sự thay đổi trong kỹ thuật để thực sự thu hút ánh mắt cho tay đấm. Để đối trọng, hãy thêm màu đỏ bão hòa vào mắt trong bóng tối. Điều này mang lại cho hình ảnh một tiêu điểm phụ và luồng mắt năng động cho bố cục.

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

art artist painting practice the rule of thirds

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Điều gì giúp phân tách Nghệ thuật và Thiết kế là một câu hỏi phức tạp và được tranh luận sôi nổi bấy nay. Nghệ sĩ và designer đều tạo…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Edvard Munch (Phần 1)
Edvard Munch (Phần 1)
Trong loạt bài hai phần về Edvard Munch, chúng ta tìm hiểu về một trong những hoạ sĩ tài năng nhất, gây tranh cãi nhất, có những tác phẩm độc…