Những trào lưu điện ảnh quan trọng mà người mê phim nên biết (phần 3)

“The Hudsucker Proxy” (1994 – Ethan Coen, Joel Coen)

Trào lưu điện ảnh là cách gọi chung của các phim được làm ra theo xu hướng thịnh hành của một thời kỳ lịch sử. Hầu hết những trào lưu điện ảnh vốn được sinh ra ở một quốc gia, nhưng sau đó tác động đến điện ảnh các nước khác. Các bộ phim tiêu biểu cho những trào lưu điện ảnh thể hiện rõ văn hóa đương đại và những vấn đề xã hội.

Dưới đây là phần ba của bài viết về những trào lưu quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của điện ảnh thế giới:

13. Làn sóng mới Iran (Iranian New Wave): 1960s-hiện nay

“The Cow” (1969 – Daryush Mehrjui)

Dù đã được hình thành qua nhiều năm, điện ảnh Iran vẫn chưa thực sự phát triển cho đến khi chính quyền cho phát hành “The Cow” vào năm 1969. Iran trở nên khác biệt so với thế giới bởi sự kiểm duyệt của chính phủ vô cùng gắt gao ở từng bộ phận. Nội dung kịch bản phải được duyệt trước khi sản xuất. Do đó, các nhà làm phim đều phải giấu đi thông điệp chính trị trong tác phẩm của mình. Tình dục và khiêu dâm là chủ đề cấm kỵ.

Ở giai đoạn bắt đầu, chỉ một vài phim may mắn được ra rạp sau quá trình cắt dựng nghiêm ngặt trong khi số còn lại bị cấm hoàn toàn. Sau đó, các nhà làm phim lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Tân hiện thực Ý và tài liệu, chú trọng vào sự thể hiện hình ảnh đầy chất họa và nội dung giàu chất thơ. Vì đề cao chủ nghĩa tự nhiên, họ thường vẫn tiếp tục cảnh quay dù diễn viên có trở nên bối rối hay gặp bất kỳ vấn đề nào.

“Offsides” (Bị cấm chiếu ở Iran năm 2006 – Jafar Panahi)

Những cái tên tiêu biểu: Jafar Panahi, Abbas Kiarostami, Mohsen Makhmalbaf.

Một số phim đáng chú ý:

  • “The Cow” (1969 – Daryush Mehrjui)
  • “Offsides” (Bị cấm chiếu ở Iran năm 2006 – Jafar Panahi)
  • “Ten” (Bị cấm chiếu ở Iran năm 2002 – Abbas Kiarostami)
  • “Close up” (1990 – Abbas Kiarostami)
  • “A Moment of Innocence” (Bị cấm chiếu ở Iran từ năm 1995 đến 1997 – Mohsen Makhmalbaf)
  • “A Separation” (2011 – Asghar Farhadi)
  • “This Is not a Film” (Thực hiện trái phép / Bị cấm chiếu ở Iran năm 2011 – Jafar Panahi và Mojitaba Mirtahmasb)

14. Điện ảnh Đức mới (New German Cinema): 1962-1982

“Paris, Texas” (1984 – Wim Wenders)

Ngày 28/02/1962, hai mươi sáu nhà làm phim trẻ tuổi người Đức đã cùng nhau ký vào Tuyên ngôn Oberhausen, bắt đầu sự hình thành một thế hệ phim truyện mới ở Đức. Cũng như các trào lưu khác, các nhà làm phim trẻ từ chối cách làm phim rập khuôn chính thống, hướng đến sự sáng tạo và phong cách thể hiện. Những tác phẩm nghệ thuật với kinh phí thấp nhưng vẫn thể hiện được các vấn đề hiếm được đề cập là chính trị Tây Đức.

Lòng kiên trì và nhiệt huyết cùng tinh thần sáng tạo khiến các nhà làm phim đưa được những câu chuyện mới lạ và độc đáo vào tác phẩm của mình. Đặc biệt là, mỗi nhà làm phim thuộc phong trào này đều có cách thể hiện độc lập và riêng biệt, không hề sao chép nhau và cũng không giống với bất kỳ ai trước đó.

“Ali: Fear Eats the Soul” (1981 – Rainer Werner Fassbinder)

Những cái tên tiêu biểu: Rainer Werner Fassbinder, Werner Herzog, Wim Wenders, Volker Schlöndorff.

Một số phim đáng chú ý:

  • “Paris, Texas” (1984 – Wim Wenders)
  • “The Tin Drum” (1979 – Volker Schlondorff)
  • “Ali: Fear Eats the Soul” (1981 – Rainer Werner Fassbinder)
  • “Stroszek” (1977 – Werner Herzog)

15. Làn sóng mới Đài Loan (Taiwan New Wave): 1980s-2000s

“Eternal Summer” (2006 – Trần Chính Đạo)

Thập niên 1980, thị trường phim ảnh tại gia ở Đài Loan bước đầu phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết các phim trình chiếu ở quê hương của giải thưởng Kim Mã danh giá đều là của Hồng Kông. Tuyệt vọng tìm kiếm nhân tài ở quê nhà, Hãng phim Trung Ảnh (Central Motion Picture Corporation) đã đầu tư vào các nhà làm phim trẻ, tạo điều kiện phát triển ngành điện ảnh Đài Loan để cạnh tranh với Hồng Kông.

Giai đoạn đó, vì dễ dàng có được số tiền đầu tư nên các nhà làm phim đều thỏa sức sáng tạo và thể hiện cái tôi cá nhân. Nhờ vào điều này, điện ảnh Đài Loan phát triển mạnh mẽ, bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với phim Hollywood tại quê nhà. Qua thời gian, nghệ thuật không giới hạn và cái tôi cá nhân vẫn được nhà làm phim chú trọng nhưng có thêm cân nhắc đến thị hiếu của khán giả đại chúng.

“Three Times” (2005 – Hầu Hiếu Hiền)

Những cái tên tiêu biểu: Lý An, Dương Đức Xương, Hầu Hiếu Hiền, Thái Minh Lượng.

Một số phim đáng chú ý:

  • “Eternal Summer” (2006 – Trần Chính Đạo)
  • “Three Times” (2005 – Hầu Hiếu Hiền)
  • “Vive L’amour” (1994 – Thái Minh Lượng)
  • “Taipei story” (1985 – Dương Đức Xương)
  • “Prince of Tears” (2009 – Yonfan)
  • “A City of Sadness” (1989 – Hầu Hiếu Hiền)
  • “Yi Yi” (2000 – Dương Đức Xương)
  • “Pushing Hands” (1992 – Lý An)

16. Làn sóng mới Anh (British New Wave): 1959-1963

“This Sporting life” (1963 – Lindsay Anderson)

Chứng kiến những bộ phim nội địa ngày càng trở nên giống với Hollywood và xa rời thực tế đời sống nước nhà, các đạo diễn của Anh bắt đầu mong muốn thay đổi điều đó. Làn sóng mới của Anh có đặc trưng và quy ước về phong cách và chủ đề tương tự như Làn sóng mới Pháp. Các phim được quay trên phim nhựa trắng đen và sử dụng bối cảnh và người thật theo hướng giả tài liệu (cinéma vérité).

Chủ đề nổi bật thường được khai thác trong trào lưu Làn sóng mới Anh là những con người thuộc tầng lớp lao động, mang nỗi giận dữ về sự phân chia giai cấp, về cuộc sống nghiệt ngã và về thực tại xã hội đầy thách thức.

“Kes” (1969 – Ken Loach)

Những cái tên tiêu biểu: Ken Loach, Tony Richardson, Lindsay Anderson, Richard Lester, Karel Reisz.

Một số phim đáng chú ý:

  • “This Sporting life” (1963 – Lindsay Anderson)
  • “The Loneliness of the Long Distance Runner” (1962 – Tony Richardson)
  • “if….” (1968 – Lindsay Anderson)
  • “Kes” (1969 – Ken Loach)
  • “A Hard Day’s Night” (1964 – Richard Lester)
  • “Saturday Night and Sunday Morning” (1960 – Karel Reisz)
  • “The L-Shaped Room” (1962 – Bryan Forbes)
  • “Tom Jones” (1963 – Tony Richardson)

17. Cực đoan mới của Pháp (New French Extremity): 2000s-2010s

“Frontier(s)” (2007 – Xavier Gens)

Đầu những năm 2000, kinh dị trở thành thể loại thịnh hành nhất bên cạnh khiêu dâm. Các đạo diễn Pháp khao khát đẩy mọi thứ trong phim của mình lên mức cao trào, không ngại thể hiện nghệ thuật bằng những chủ đề nhạy cảm và gây tranh cãi. Dù hầu hết những bộ phim này chẳng phải thuộc thể loại kinh dị, nhưng chúng thể hiện yếu tố cực đoan, suy đồi đạo đức và chứng rối loạn tâm thần trong hành vi quan hệ tình dục, giết người hay hiếp dâm.

Trào lưu Cực đoan mới của Pháp dần được lan rộng và truyền cảm hứng cho các nhà làm phim trên thế giới về việc thể hiện hiện thực trần trụi và đẩy mọi thứ đến giới hạn. Tuy vậy, những bộ phim này thường phải đối diện với các chỉ trích về đạo đức. Trong đó, một vài phim vướng phải rào cản phát hành vì nội dung cực đoan và gây tranh cãi.

“Baise-Moi” (2000 – Virginie Despentes và Coralie Trinh Thi)

Những cái tên tiêu biểu: Gaspar Noe, Xavier Gens, Pascal Laugier.

Một số phim đáng chú ý:

  • “Frontier(s)” (2007 – Xavier Gens)
  • “Martyrs” (2008 – Pascal Laugier)
  • “Baise-Moi” (2000 – Virginie Despentes và Coralie Trinh Thi)
  • “High Tension” (2003 – Alexandre Aja)
  • “Irreversible” (2002 – Gaspar Noe)
  • “Pola X” (1999 – Leos Carax)
  • “Trouble Every Day” (2001 – Claire Denis)

18. Làn sóng mới Rumani (Romanian New Wave): 2004-hiện nay

“Tales from the Golden Age” (2009 – nhiều đạo diễn bao gồm Cristian Mungiu)

Nhiều năm dưới sự cầm quyền của Tổng thống Nicolae Ceaușescu, nền điện ảnh Rumani dường như không tồn tại. Cho đến năm 2004, phim ngắn “Traffic” của đạo diễn Catalin Mitulescu được trao giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes đã truyền cảm hứng cho tất cả những nhà làm phim nước này.

Biến động lớn về chính trị khiến các đạo diễn bắt đầu trào lưu Làn sóng mới Rumani với nhiều cảm xúc xen lẫn. Hầu hết các phim cho thấy những ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản đối với đất nước; hay quá trình thích nghi của họ sau sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ. Câu chuyện được kể hài hước, cấu trúc đơn giản và có xu hướng châm biếm sâu cay. Về mặt thẩm mỹ, những bộ phim này ưa chuộng hướng tiếp cận chân thực và tối giản, không cầu kỳ về bối cảnh, đạo cụ hay cách thể hiện.

“12:08 East of Bucharest” (2006 – Cornellu Porumboiu)

Những cái tên tiêu biểu: Cornellu Porumboiu, Cristian Mungiu, Cristi Puiu.

Một số phim đáng chú ý:

  • “Tales from the Golden Age” (2009 – nhiều đạo diễn bao gồm Cristian Mungiu)
  • “The Death of Mr. Lazarescu” (2005 – Cristi Puiu)
  • “12:08 East of Bucharest” (2006 – Cornellu Porumboiu)
  • “4 Months, 3 Weeks and 2 Days” (2007 – Cristian Mungiu)
  • “California Dreamin’ (2007 – Cristian Nemescu)
  • “Child’s Pose” (2013 – Calin Peter Netzer)

Bài dịch: Gau Truc.
Nguồn: Taste of cinema

Cùng tác giả

#Tag

lịch sử nghệ thuật phim phim ảnh phim điện ảnh phong trào nghệ thuật Trào lưu điện ảnh

iDesign Must-try

Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” –…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Vẻ đẹp điêu tàn, bụi bặm trong phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80
Một số phim sci-fi Nga thập niên 1970 - 80 không có robot hay đô thị cao tầng ngập chìm trong ánh đèn neon mà thường vẽ nên viễn cảnh…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới khiến ngành điện ảnh đứng trước sự chững lại trong gần hai năm nay. Trong khi chờ đợi được trở…