Nước hoa Le Labo: Bước đi khác biệt với tệp khách hàng nhỏ nhưng vô cùng gắn kết

Ý tưởng pha chế nước hoa ngay trước mắt khách hàng đến với Fabrice Penot khi anh đang tham gia một khóa học tại Grasse, thị trấn nhỏ miền nam nước Pháp được mệnh danh là kinh đô nước hoa của thế giới. Năm 2006, anh mở cửa hàng Le Labo tại Mỹ và hoàn thành chương đầu tiên của một câu chuyện thành công khác thường.

Một người đàn ông mảnh khảnh mặc quần jean và áo sơ mi rộng ngồi trên ghế bành bọc da trong cửa hàng nước hoa Le Labo khu Tây Hollywood. Với mái tóc vàng sẫm bù xù giấu dưới chiếc mũ bóng chày bạc màu, anh ta có thể dễ bị nhầm lẫn với một nghệ sĩ nhạc rock.

Dù là rocker hay nhà sản xuất nước hoa, có thể thấy rằng Fabrice Penot, đồng sáng lập của Le Labo Fragrances, có riêng một kiểu khiêu vũ trên sàn kinh doanh. “Một bộ kit báo chí à? Không, chúng tôi không có cái đó đâu. Thật ra, khi bắt đầu với Le Labo, chúng tôi không đủ khả năng tài chính để thuê chuyên gia PR. Dường như đây cũng là một điều tốt, chúng tôi đã phải nỗ lực hết mình vào sản phẩm và tin tưởng rằng nó sẽ tự cất lên tiếng nói.

Mùi hương và bao bì của Le Labo

Sản phẩm của Le Labo bao gồm 11 mùi hương được phát triển bởi những nhà sáng tạo nước hoa giỏi nhất thế giới như Frank VoelklFrançoise Caron. Điều này hoàn toàn đi ngược với việc sản xuất nước hoa nhượng quyền thương mại.

Đó là những sáng tạo khác biệt, đầy say mê và phức tạp hơn một loại nước hoa bán trong trung tâm thương mại. “Như một người đàn ông hay một người phụ nữ hoàn hảo sẽ trở nên nhàm chán sau lâu nhất là ba tuần, một loại nước hoa hoàn hảo thực ra cũng không hề thú vị đâu.” Những quan điểm này phản ánh sự yêu thích của Penot đối với văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là triết lý wabi-sabi tôn vinh sự nhất thời và không hoàn hảo. “Chúng tôi không muốn và không cần phải làm hài lòng tất cả mọi người.”

Le Labo hiếm khi tung ra một loại nước hoa mới. Nhưng khi đã làm, nó phải có ý nghĩa. Để có sự hài hòa trong cấu tạo và hiệu quả của nước hoa, phải mất hàng trăm lần chỉnh sửa, thử nghiệm trong nhiều năm.

Một số loại nước hoa của Le Labo và những nguyên liệu tạo nên mùi hương

Bao bì nước hoa đồng nhất với cách tiếp cận kinh doanh đơn giản: một chai đựng rất cổ điển dán nhãn màu trắng in bằng phông chữ đánh máy kiểu cũ. Và việc đặt tên cũng vừa bình thường vừa khác thường: mỗi loại nước hoa được đặt tên theo mùi hương chính và theo sau là một con số cho biết lượng nguyên liệu được sử dụng để pha chế. Không có những hình dáng, màu sắc cầu kỳ, hay những cái tên giả tưởng, bay bổng và mánh lới quảng cáo lãng mạn. “Chúng tôi không muốn bất cứ điều gì khác làm người tiêu dùng phân tâm khỏi hương thơm.”

Cửa hàng như phòng thí nghiệm

Mặc áo khoác trắng phòng thí nghiệm và đeo găng tay, quản lý cửa hàng Justin chuẩn bị các ống nghiệm và pipet. Sau đó, anh chọn một hộp nhỏ chứa tinh chất đậm đặc Rose 31 từ tủ lạnh và cẩn thận nhỏ vài giọt vào bình thủy tinh có chứa dung dịch cồn nằm trên một bộ cân có độ chính xác rất cao.

Justin đổ đầy nước hoa thu được vào một chiếc chai. “Quý khách muốn tôi in cái tên nào lên trên nhãn?” anh ta hỏi khách hàng. Chiếc nhãn in ra mang tên của khách, tên thành phố nơi đặt cửa hàng và ngày tháng rồi được dán vào chai.

Le Labo là ý tưởng nảy ra bất ngờ khi Penot tham gia khóa đào tạo do chuyên gia nước hoa bậc thầy của Hermès Jean-Claude Ellena dẫn dắt. Trong một môi trường tương tự như phòng thí nghiệm, các vị khách sẽ tham gia vào quá trình pha chế nước hoa. Mỗi cửa hàng đều được trang bị olfactionary, một loại từ điển chứa 40 tinh chất thiên nhiên. Khách hàng có thể hít thở các mùi hương khác nhau để đánh thức khứu giác và tìm hiểu về nguồn gốc của các loài hoa hay gỗ tạo mùi hương cho nước hoa.

Edouard Roschi, một đồng nghiệp làm việc cùng Penot trong nhóm phát triển các chiến dịch tiếp thị cho Armani Parfums, cũng tham gia khoá học năm đó. Hai người đàn ông sớm nhận ra họ có chung các giá trị và mối quan tâm. “Cả hai chúng tôi đều không thích những loại nước hoa đại trà, vô hồn do marketing tạo ra.” Hai con người theo chủ nghĩa cá nhân và không thích văn hoá doanh nghiệp cùng mơ về những mùi hương được sáng tạo từ cảm hứng và tinh thần tiên phong. Họ muốn sản phẩm cuối cùng của mình có thể sánh được với các loại nước hoa của Editions de Parfums Frédéric Malle hay Serge Lutens, nhưng táo bạo hơn, có nhiều tính cách hơn.

Từ khi còn đang học ở Grasse, PenotRoschi đã thề rằng một ngày nào đó họ sẽ làm những điều khác biệt. Và năm 2006, họ ra mắt Le Labo ở New York, thành phố mà sau đó đã trở thành quê hương mới của hai người. Cửa hàng nhỏ trên phố Elizabeth ở NoLita là trụ sở đầu tiên của Le Labo.

Hai nhà sáng lập của Le Labo

Đầu tiên chúng tôi thuê một kiến trúc sư nhưng rồi nhanh chóng nhận ra rằng việc này tốn rất nhiều tiền mà anh ta không bao giờ thực sự hiểu tầm nhìn của chúng tôi là gì”. Vì vậy, những người sáng lập Le Labo đã quyết định tự tay làm mọi thứ. Trong quá trình hoàn thiện, một bức tường kim loại với trang trí phù điêu trở nên nổi bật, cùng với nét công nghiệp mạnh mẽ, đã trở thành thiết kế thương hiệu riêng cho các cửa hàng Le Labo. Penot chia sẻ vốn đã có thiên hướng yêu thích phong cách thiết kế công nghiệp khi còn là một cậu bé, do bố anh từng làm việc ở một nhà máy địa phương. Và trong những ngày làm việc cho Armani, Fabrice Penot học được rằng sự nam tính có thể có sức quyến rũ đầy nữ tính. Đó là lý do tại sao nước hoa Le Labo có phong cách unisex, mặc dù một số loại có mùi hương được cho là nam tính hoặc nữ tính hơn.

Philippe Starck từng một lần nói với tôi là rất thích được thiết kế cho cửa hàng và anh ta hỏi ai đã làm vậy. Thật ra thì chả ai làm cả, chúng tôi đâu có đủ tiền.

Sự thành công của Le Labo

Sự ngẫu hứng và số vốn khởi nghiệp ít ỏi không đồng nghĩa với việc họ dấn thân vào cuộc phiêu lưu mà không có khái niệm kinh doanh rõ ràng. “Không hề nhé, chúng tôi đã xem xét mọi khía cạnh theo hướng lâu dài và dự trù khó khăn. Le Labo là cuộc sống và phản ánh các giá trị cốt lõi của chúng tôi.

Các doanh nhân non trẻ dự kiến sẽ bán được khoảng 4 chai nước hoa mỗi ngày nhưng họ đã tính toán sai. Chỉ sau hai tháng, Le Labo đã đạt mức hòa vốn. Ngày nay, doanh thu của công ty vượt quá 5 triệu USD, với chuỗi cửa hàng trên toàn cầu.

Không cần đầu tư một đồng nào vào PR và tiếp thị, các tạp chí phong cách sống và các blogger đã rất nhiệt tình viết bài về Le Labo, và những tên tuổi lớn như Ian Schrager’s Gramercy Park Hotel và chuỗi cửa hàng phong cách sống Anthropologie mong muốn được hợp tác với họ.

Penot giải thích ngắn gọn cho sự thành công là “chúng tôi chỉ có thể phục vụ một cộng đồng khách hàng nhỏ nhưng họ lại vô cùng gắn kết”. Trên thực tế, Le Labo có tới khoảng 85% khách hàng trung thành với thương hiệu – một con số mà hầu hết các giám đốc marketing chỉ biết mơ ước.

Lời cuối của Penot trước khi lên đường trở về New York. “Le Labo sẽ không tồn tại nếu không có New York. Ở đó có rất nhiều không gian để thay đổi và đổi mới. Đấy là một nơi tuyệt vời để biến ước mơ thành hiện thực, và tôi tự tin nói rằng ở New York mọi chuyện đều có thể diễn ra.

Biên dịch: 19August
Nguồn: The Brander
Ảnh: The Brander & Diane Pernet

Cùng tác giả

#Tag

branding cửa hàng fabrice penot inspiration le labo nước hoa

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Tôn trọng thiên nhiên và phát triển bền vững là xu hướng kinh doanh trong những năm gần đây của nhiều doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực F&B. Không…
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới…
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Những ngày Tết đến xuân về thường là dịp để tôn vinh văn hoá truyền thống cũng như hướng về quê hương. Vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam thể…
12 bộ lịch đẹp cho năm mới 2022
12 bộ lịch đẹp cho năm mới 2022
Năm 2022 đã sắp gõ cửa, và những trang lịch mới cũng sắp được lật giở. Hãy cùng iDesign khám phá các tác phẩm thiết kế lịch của các họa…