[Phỏng vấn] Nghệ sĩ minh hoạ Ping Zhu: Hãy đấu tranh vì con đường nghệ thuật của mình

Cùng tìm hiểu về nghệ sĩ minh họa Ping Zhu, cô sinh ra ở Los Angeles và hiện đang sống tại Brooklyn, New York.

Tốt nghiệp Art Center College of Design ở Pasadena, California, khách hàng của cô bao gồm New York Times, Pentagram, New Yorker, Coach, GOOD Magazine, The Independent, Sunday Times, Puskin Press, Hèlium, và Nobrow Press. Ping Zhu nhận được giải thưởng Young Gun vào năm 2013 và tác phẩm của cô đã được công nhận bởi American Illustration và Communication Arts.

Hãy mô tả con đường dẫn đến những việc bạn đang làm bây giờ.

Tôi học minh hoạ tại Art Centre in Pasadena, đây là thành phố khá xa nơi tôi lớn lên. Tôi có quyết định này khi còn học trung học, thời điểm tôi muốn chống lại cách mọi người định nghĩa thành công. Nghe như thể con đường học thuật là cách duy nhất để thành công trên thế giới, nhưng tôi không ủng hộ ý tưởng này chút nào. Tôi muốn có cơ hội trở nên thật giỏi khi làm một thứ gì đó, và vẽ là một trong những lĩnh vực tôi nghĩ mình có cơ hội hơn cả. Vì vậy tôi đã vẽ rất nhiều và bắt đầu tham gia ngày hội portfolio, thứ giới thiệu tôi đến thế giới minh hoạ. Tôi ứng tuyển vào ba trường nghệ thuật, chọn Art Center, học ở đó bốn năm, chuyển đến London sống vài năm sau khi tốt nghiệp, và sau đó trở về New York để tiếp tục cuộc sống minh họa của mình.

Hãy kể chi tiết hơn nào. Khi bạn lớn lên, sáng tạo có là một phần trong cuộc sống của bạn không, và làm thế nào bạn quyết định tập trung vào minh hoạ?

Tôi mong rằng mình có thể nói mình đã vẽ rất nhiều khi còn nhỏ, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy hứng thú với nó hơn những thứ khác mà trẻ con thường thích cả. Tôi thật sự bắt đầu vẽ vì có bạn đi học lớp vẽ vào mỗi thứ Bảy, và tôi muốn chơi với họ. Mẹ đồng ý cho tôi đi học, nhưng bạn tôi đã ngừng học một năm sau. Tôi tiếp tục học mỗi thứ Bảy cho đến khi 18 tuổi. Lợi ích lớn nhất là nó mài dũa khả năng vẽ của tôi hơn những lớp học vẽ trong trường. Thật tuyệt khi giả bộ rằng mình có năng lực thần bí nào đó trong khi tôi thật sự rất bình thường trong gần như mọi thứ.

Bạn có từng cân nhắc, hay được khuyến khích, để học thứ gì khác không?

Thật tình thì tôi nghĩ mình không hay được khuyến khích. Tôi lớn lên trong một gia đình Trung Hoa, và tôi là chị đầu. Ba mẹ tôi có cuộc sống bình thường, họ nghĩ rằng nếu bạn không thể làm tốt những gì được bảo, thì sẽ khó để thuyết phục họ rằng bạn có thể làm được thứ mình muốn. Đây là cách thể hiện trách nhiệm, và là cách mà họ được nuôi dạy. Tôi không đồng ý vì tôi không thích ý tưởng làm việc gì mình không hứng thú hoặc đam mê khi mình có tất cả những cảm xúc này dành cho một thứ khác. Ba mẹ muốn tôi cân nhắc những ngành khác và có một kế hoạch dự phòng, nhưng tôi muốn theo đuổi bản năng của mình và xem thử nó có đưa tôi đến thứ gì tốt đẹp. Tôi hiểu rằng ba mẹ muốn tôi có thể duy trì lâu dài trong lĩnh vực mình theo đuổi, vì họ lo lắng cho tôi. Cuối cùng, tôi thắng cuộc tranh cãi. Tôi nói họ rằng mình cảm thấy có nhiều cơ hội tạo ra làn sóng lớn hơn trong ngành nghệ thuật hơn là học thuật. Tôi không ứng tuyển vào những trường học thuật, và tôi được nhận vào cả ba trường nghệ thuật mình nộp đơn. Đó có lẽ là thành công đầu tiên trên con đường sự nghiệp khác thường của bản thân tôi.

Bạn có giây phút “Aha!” nào không khi biết rằng minh hoạ là thứ mình muốn theo đuổi?

Tôi không rõ mình có có giây phút nào như thế không, nhưng tôi nhận ra sự khác biệt đôi chút giữa mỹ thuật và minh hoạ trong trường, tôi nghĩ khả năng của mình sẽ phù hợp với khán giả hơn là thể hiện bản thân và ý tưởng như những nghệ sĩ mỹ thuật thường làm.

Bạn có người hướng dẫn nào trong lúc học không?

Trong năm 2 hay năm 3 đại học, tôi theo học một khoá minh hoạ của Paul Rogers. Khoá học dạy về việc ứng dụng những yếu tố thiết kế đồ hoạ vào minh hoạ, nó không chỉ là về vẽ kể chuyện và vẽ tranh. Thái độ của thầy giáo cũng rất thoải mái, tôi thích thế vì bạn nhận được những gì bạn muốn từ khoá học.

Tôi còn theo một khoá học về op-ed (*opposite the editorial page – một đoạn văn xuôi thường xuất bản bởi một tờ báo hoặc tạp chí thể hiện quan điểm của tác giả ngoài không thuộc toà soạn báo) được dạy bởi Brian Rea và Paul Rogers. Brian từ là một giám đốc nghệ thuật tại Times trước khi chuyển đến Los Angeles. Lớp học dựa trên trang op-ed của tờ Times, và giúp tôi định hình rõ hơn về quy trình làm việc và lên kế hoạch.

Bạn muốn nhắn nhủ gì đến những người mới bắt đầu?

Những thứ này giống điều nên nhớ hơn: Một là, sẽ mất rất nhiều thời gian để bối rối hoang mang, thậm thí chẳng dễ dàng gì để nhận ra điều ta muốn. Hai là, cuộc sống của chúng ta không bao giờ gói gọn trong sự thoải mái. Cuối cùng, nếu đó là điều bạn muốn, bạn sẽ phải đấu tranh tới cùng dù có “trầy da tróc vảy”.

Nguồn: The Great Discontent

Cùng tác giả

#Tag

minh hoa nghệ sĩ phỏng vấn ping zhu trung hoa trung quốc

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Rain Szeto là hoạ sĩ màu nước và mực đến từ San Francisco, California. Các tác phẩm của Szeto thường ghi lại những khoảng khắc mãn nguyện, nhàn rỗi trong…