Sau 20 năm, In the Mood for Love vẫn là huyền thoại khi kể về tình yêu bằng ngôn ngữ thời trang

Nguồn: Getty Image

Bộ phim lãng mạn huyền thoại của đạo diễn Vương Gia Vệ, In the Mood for Love, được bắt đầu bằng một lời tuyên bố: “Đó là một khoảnh khắc đầy thổn thức…” trước khi giới thiệu các nhân vật chính. Bộ phim được phát sóng vào ngày 20 tháng 5 cách đây 20 năm tại liên hoan phim Cannes cũng có thể được tóm tắt lại bằng những từ ấy.

Bên cạnh đó, trang phục trong phim cũng hoàn thành xuất sắc việc kể một câu chuyện tình. Trong thế giới của đạo diễn Vương Gia Vệ, mise-en-scene (thuật ngữ chỉ tất cả những thứ xuất hiện trước ống kính máy quay, bao gồm bố cục, dựng hiện trường, ánh sáng và nhân vật) có thể truyền tải thông tin nhiều như các cuộc đối thoại và sự lựa chọn trang phục của các nhân vật trong phim thể hiện những khía cạnh tính cách mà họ không bao giờ thể hiện bằng lời nói. 

Sự khao khát thầm lặng của Lương Triều Vỹ trong vai Châu Mộ Vân sẽ không thể được truyền tải trọn vẹn như vậy nếu thiếu đi những bộ vest trang nghiêm đi cùng những chiếc cà vạt rực rỡ. Tương tự, sự gợi cảm của Trương Mạn Ngọc trong vai Tô Lý Trinh hay cô Trần (khi lấy họ chồng) sẽ không thể nào rõ ràng đến vậy nếu thiếu đi những bộ sườn xám được cắt may cẩn thận và chiếc áo khoác đỏ nổi bật. 

Ngay từ những cảnh quay đầu tiên, phục trang đã đóng một vai trò quan trọng trong quỹ đạo của bộ phim. Châu và Tô đều nghi ngờ rằng vợ chồng họ đang ngoại tình, và những sự nghi ngờ này đều được khẳng định thông qua những phụ kiện, cụ thể là chiếc cà vạt mà chồng của Tô đeo hằng ngày, được mua tại cùng một cửa hàng mà vợ Châu mua chiếc cà vạt của anh. Rồi việc hằng ngày vợ Châu đeo chiếc túi mới giống hệt chiếc túi mua từ Nhật mà chồng Tô mua cho cô trong chuyến công tác nước ngoài. Những sự trùng hợp này đã tố cáo chuyện ngoại tình. Không ai trong hai nhân vật nói trực tiếp về câu chuyện ấy, nhưng nhờ vào sự thân quen của chiếc tủ quần áo, họ không cần thiết phải nói ra.  

Nguồn: The Everett Collection

Khi sự phản bội đưa họ đến gần nhau hơn, Tô và Châu bắt đầu có sự tương đồng trong phục trang họ mặc. Họ bắt đầu diện cùng một tông màu hay hoạ tiết xuyên suốt quá trình hai người dần dần trở nên phụ thuộc vào nhau. Những bữa ăn chung tái hiện lại khung cảnh mối quan hệ ngoại tình của vợ chồng họ, với những bộ cánh giống nhau, cũng như những khoảnh khắc tương tác giữa hai người trên đường phố Hong Kong. Hoạ tiết sọc trên chiếc váy xanh đỏ của cô Trần cực kỳ phù hợp với chiếc áo sọc mà anh Châu mặc trong cảnh họ tái hiện lại việc ai trong hai người (vợ anh Châu và chồng cô Trần) là người đã bắt đầu trước. Khi họ ăn tối cùng nhau trong tiếng ồn từ bàn mạt chược của những người hàng xóm, hoạ tiết hình xoắn ốc trên bộ váy của cô tương đồng với màu sắc trên chiếc cà vạt của anh. Trong khi bản thân hai người cố gắng kháng cự lại ham muốn được đến với nhau, những bộ trang phục hài hoà của họ đã thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa hai người.

Trong những bộ phim khác, mối quan hệ tình cảm có thể được thể hiện ra thông qua những lời tuyên bố lớn lao. Nhưng Vương Gia Vệ và William Chang, những người đã đảm nhiệm trang phục và thiết kế sản xuất, lại cực kì coi trọng sự tinh tế. Sự gần gũi đang lớn dần giữa 2 nhân vật được thể hiện thông qua trang phục, cũng như bối cảnh bổ trợ cho họ, cùng với những gợi ý nhiều lớp về mặt hình ảnh cho phép khán giả đi từ hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Đương nhiên Lương Triều VỹTrương Mạn Ngọc đều rất hấp dẫn, nhưng trang phục của họ cực kì thời trang. Cùng với mô tả chính xác xu hướng thời trang tại Hong Kong những năm 1960 và sự phân tích phong cách ăn mặc của các cặp đôi tân tiến, trang phục đã thể hiện được một nửa sự quan trọng.

Nguồn: The Everett Collection

Sự ảnh hưởng của phục trang trong bộ phim đã được tính toán từ trước. Vương Gia Vệ đã chuẩn bị cho một câu chuyện dài và quay đủ cảnh quay để đưa các nhân vật từ những năm 1960 tới cuối 1970. Tuy nhiên trong bản chính thức của bộ phim, ông chỉ gói gọn bộ phim trong một năm duy nhất. Một bộ phim cô đọng hơn cho phép tập trung tối đa vào phục trang của các nhân vật.

“Mục đích ban đầu của tôi là cố gắng để thể hiện bộ phim với những vòng lặp lại. Điều này thể hiện ở những bản nhạc, góc quay, địa điểm, cùng một chiếc đồng hồ, cùng một góc hành lang, hay cùng một chiếc cầu thang. Bởi vì tôi muốn thể hiện rằng không có gì thay đổi, ngoại trừ cảm xúc của hai nhân vật,” ông chia sẻ với IndieWire vào năm 2009. “Chúng tôi có khoảng 20 đến 25 bộ váy cho Trương Mạn Ngọc trong cả bộ phim. Và bởi vì chúng tôi đã cắt ngắn bộ phim, cô ấy thay đổi phục trang liên tục và biến bộ phim thành một sàn diễn thời trang.”

Vương Gia Vệ

Một cách tự nhiên, giới mộ điệu thời trang ngay lập tức hưởng ứng những thiết kế bắt mắt. Trong những năm sau khi bộ phim ra mắt, hình ảnh trong phim đã trở thành nguồn cảm hứng cho đông đảo các nhà thiết kế và nhiếp ảnh gia, trở thành điểm nhấn trong các bộ sưu tập của Roberto Cavalli, Erdem, và Derek Lam cùng với những người khác. Mới chỉ tuần trước, chị em nhà Mulleavy đã liệt kê bộ phim trong danh sách những bộ phim muốn xem trong thời gian cách ly để tìm cảm hứng.

Dù rằng bản thân câu chuyện mang nhiều đắng cay, nhưng In the Mood for Love không hề đánh mất đi sự rực rỡ của nó. Tin tức rằng dự án tiếp theo của Vương Gia Vệ, Blossoms, là sự tiếp nối của bộ phim trước đó chắc chắn sẽ đem đến cho người xem một cái nhìn hoàn toàn mới về vẻ đẹp của tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. 

Tác giả: Janelle Okwodu
Dịch: Nadine
Nguồn: Vogue

Cùng tác giả

#Tag

fashion in the mood for love lương triều vỹ movie trương mạn ngọc tua phim vương gia vệ

iDesign Must-try

Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…
Mối lương duyên giữa thời trang và nội thất
Mối lương duyên giữa thời trang và nội thất
“Mặc thời trang, ở thời trang, ăn thời trang và ngủ thời trang là một lối sống.” Nhiều nhà mốt cao cấp và các thương hiệu thời trang bình dân…
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
|Bản đồ chất liệu| Bàn một chút về chất liệu vải tự nhiên
|Bản đồ chất liệu| Bàn một chút về chất liệu vải tự nhiên
Vải tự nhiên thường được coi là chất liệu ít gây tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, một sản phẩm “thân thiện với môi trường” không có nghĩa…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…