/Tách Lớp/ Điều gì khiến ta trót yêu màu nắng Sewing the Sail của Joaquin Sorolla

/Tách Lớp/ là loạt bài chúng mình cùng các bạn khám phá các tác phẩm hội họa nổi tiếng và tìm hiểu điều gì khiến chúng được yêu thích đến vậy.

Joaquin Sorolla đã “lấy cắp” những khoảng nắng đẹp nhất của thiên nhiên và nhẹ nhàng đặt chúng lên tác phẩm của mình.

Nắng – Thứ ánh sáng tự nhiên sao hớp hồn chúng ta đến vậy, vẻ đẹp của tạo hóa luôn khiến con người, kể cả đôi mắt của những ai khó tính cũng phải xuyến xao trước sự lung linh của ánh sáng mang trong mình phép màu kì lạ này.

Được biết đến là một trong những bậc thầy của ánh sáng trong hội họa, sánh ngang với những Rembrandt, Vermeer,… Danh họa người Tây Ban Nha – Joaquin Sorolla đã ‘lấy cắp’ những khoảng nắng xinh đẹp nhất, nhẹ nhàng đặt chúng lên những bức tranh của mình và không quên gửi gắm trong đó chút nhớ thương để khiến bao con tim không khỏi rung động trước những hình ảnh đầy mê hoặc đó.

Sewing the Sail (1896), 222x300cm, Joaquin Sorolla

Những bức tranh của Sorolla theo phong cách En Plein Air (Vẽ trực tiếp ngoại cảnh) luôn mang đến những khung cảnh gần gũi với con người và Sewing the Sail là một trong số đó. Được xem là một trong những tuyệt phẩm trong cả sự nghiệp sáng tác, bức tranh là tổng hợp của nhiều kỹ thuật cũng như góc nhìn đặc biệt trong hội họa của Sorolla.

Sewing the Sail đã chiến thắng trong hai giải thưởng hội họa uy tín gồm: Giải vàng của triển lãm quốc tế Munich (1897) Giải vàng Triển lãm quốc tế ở Vienna (1898). Dù vậy, Sewing the Sail cũng đã có những thời điểm không nhận được sự ủng hộ từ phía công chúng và các nhà phê bình.

Trong bức thư gửi cho vợ mình tháng 6 năm 1896, Sorolla có viết “Ở Áo, có vẻ ban giám khảo không thích bức Sewing the Sail của anh. Ở Munich và Paris bức tranh đã thu về rất nhiều thành công và lời khen nhưng ở đây mọi thứ thật yên lặng như chẳng hề có gì.”

Điều đã dẫn đến sự yên lặng đó theo các nhà phê bình lý giải nằm ở nội dung hình ảnh khi nó không gây ấn tượng so với mặt bằng chung và chi tiết trung tâm của bức tranh lại là cánh buồm, vật dụng vốn không đem đến nhiều ý nghĩa. Nhưng sau đó, Sewing the Sail đã giành ngay giải vàng tại Áo và nhận được nhiều lời tung hô hết mực.

Vậy điều gì đã tạo nên đặc biệt trong Sewing the Sail?

Vẻ đẹp của vùng Địa Trung Hải và ánh nắng ấm áp

Sewing the Sail miêu tả lại công việc quen thuộc của người dân miền biển vùng Valencia, Tây Ban Nha, họ đang sửa lại cánh buồm bị hỏng để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo, với sự xuất hiện của một nhóm nhân vật bao gồm 5 người nữ và 2 người nam.

Trở lại mốc thời gian 1896, sau 2 năm Sorolla trở về từ Pháp, nơi ông bắt đầu phát triển các tác phẩm lấy ánh sáng làm nguồn cảm hứng chính. Đến vùng biển San JáveaValencia, vẻ đẹp ở đây đã chiếm trọn tình cảm của ông khi phong cảnh mang nét hài hòa, hiền dịu cùng với nắng ấm của miền địa trung hải là món quà vô cùng quý giá, hối thúc ông quyết định ở lại để thực hiện các sáng tác tiếp theo.

The cave at San Javea, 1895

‘Jávea thật bao la và tuyệt vời…Có lẽ đây là một trong những nơi đẹp nhất mà tôi từng biết.’

Sorolla viết trong nhật kí

Sau năm 1896, Sorolla đã quay trở lại đây thêm ba lần nữa vào năm 1898, 1900 và 1905. Có thể nói, vùng biển Jávea là nguồn cảm hứng chính trong cả sự nghiệp hội họa của ông, khi hơn nửa số tác phẩm trong cả cuộc đời Sorolla gắn liền với nơi đây.

“Nó có tất cả những gì tôi muốn và hơn thế nữa… Nếu bạn nhìn thấy những gì trước hiên nhà của tôi, sẽ không có một ngôn từ nào bạn có thể ngợi khen vẻ đẹp của nó. Tôi đã đứng lặng trước những cảm xúc trào dâng đến một cách bất ngờ… hãy tưởng tượng rằng ngôi nhà của tôi nằm ở chính Monte Carlo. Tất cả đều là một giấc mơ điên rồ, giống như tôi đang sống trên một con tàu vĩ đại ngoài đại dương hùng vĩ. Thật là điều tồi tệ mà bạn không đến! Bạn sẽ rất hạnh phúc… bạn sẽ tận hưởng nó rất nhiều! Đây là nơi mà tôi hằng mơ ước.”

Sorolla viết cho người bạn ở Monaco

Jávea mang nhiều ý nghĩa với Sorolla, nếu sóng biển và những ngọn núi là vẻ đẹp khiến ông không thể rời mắt thì ánh nắng của địa trung hải là nét quyến rũ hớp hồn cho nơi đây. Không chói chang, gắt gỏng như vùng nhiệt đới, ánh nắng Jávea chan hòa tựa lớp màu trong vắt tô điểm cho nhành cây, ngọn cỏ và bờ cát thêm phần sinh động, hoạt náo. Trong Sewing the Sail, ánh nắng ấy len lỏi vào từng góc nhỏ, biến khung cảnh thường ngày trở thành một bản hòa sắc của ánh sáng, làm cho vẻ đẹp của tạo hóa chưa bao giờ lung linh và say đắm đến thế.


Kỹ thuật xử lí màu sắc và ánh sáng

Nhắc đến những khoảng nắng thơ mộng là nhắc đến kỹ thuật hội họa tài tình của Sorolla, Sewing the Sail là bước chuyển mình mạnh mẽ trong cả sự nghiệp của danh họa người Tây Ban Nha. Trước đó các tác phẩm của ông có thiên hướng về chủ đề xã hội với tông màu chủ đạo trầm và tối, có thể kể đến như: Another marguerite! (1892), And they still say fish are expensive! (1894), White slave trade (1895).

Another marguerite! (1892)
The return from fishing (1894)

Năm 1894, Sorolla thử nghiệm chất liệu mới trong sáng tác của mình với cảnh biển là đề tài chính, đặc sắc nhất là The return from fishing (1894), hướng đi mới này cho ông trạng thái nhẹ nhàng hơn với hội họa và bức tranh đã đạt giải vàng tại Paris năm 1895.

Sewing the Sail (1986) đánh dấu độ ‘chín’ trong hành trình sáng tác của Sorolla với cường độ sáng ở mức cao, nét vẽ tự do hơn và hiệu ứng ánh sáng tràn đầy năng lượng. Dải màu trắng được chiếu rọi trong nắng từ những chiếc áo mặc trên người của các ngư dân cho đến nhân vật chính là cánh buồm. Bảng màu cuốn hút ấy với là sự hòa hợp mềm mại và tinh tế của trắng Titan với vàng Ochre trầm ấm cùng xám tím nhạt.

Bên cạnh đó tông màu của cánh buồm được đặt chủ yếu trong phần bóng râm, sự tương phản của các nếp gấp và độ bồng bềnh của cánh buồm được thể hiện bằng cách thay đổi nhiệt độ màu. Dựa theo đó, Sorolla đã ‘nhấn‘ phần tối trong những nếp gấp nhàu nằm khuất dưới mặt đất để tạo nên cảm giác sâu cho khu vực tiền cảnh, đối lập với hậu cảnh bãi biển ở khoảng cách xa theo bố cục góc hút hình hình tam giác mà hướng mắt chúng ta di chuyển. Nhờ cách vận dụng màu sắc và bốc cục như vậy, Sorolla đã tái hiện cho người xem cảm giác “nheo mắt” trước khung cảnh khi bạn đứng ở vị trí nhiều bóng mát nhìn ra không gian có mặt trời chiếu đứng bóng ban ngày.

Những yếu tố phụ trong bức tranh như hình ảnh ngư dân hay hàng cây cũng đóng vai trò quan trọng trong bản giao hưởng ánh sáng đó, vừa để tạo nên không gian và liên kết với hình ảnh chủ đạo, cũng là tạo nên hòa sắc đa dạng và hài hòa cho tổng thể của bức tranh.


Cánh buồm trắng và Sự tự do

Nếu theo dõi các tác phẩm của Sorolla của thời kỳ sau, chúng ta sẽ luôn bắt gặp hình ảnh cánh buồm và những mảng màu trắng xuất hiện phổ biến. Như mình đã nói ở phần trên, đây là giai đoạn Sorolla được giải thoát khỏi những chủ đề mang nặng tính xã hội trước đó, không còn bó buộc mình bởi những quy chuẩn đặt ra, những tác phẩm giai đoạn này luôn hướng tới sự tươi mới và phóng khoáng.

Sewing the Sail là một phép ẩn dụ vô cùng đẹp mà Sorolla dày công xây dựng nên. Hình ảnh các bác ngư dân đang sửa lại cánh buồm phần nào đó cho ta liên tưởng đến việc Sorolla đang vun đắp lại những cảm xúc tinh khôi đã phai nhạt dần theo năm tháng, khơi gợi lại những giá trị đẹp đẽ để bước vào hành trình mới. Cánh buồm trắng là hình ảnh tự do của tâm hồn, căng buồm ra khơi để giải phóng những cảm xúc chất chứa từ lâu và là lối thoát cho vẻ đẹp trong ngần trong nghệ thuật mà bấy lâu Sorolla tìm kiếm.

Biên tập: Hoàng

Cùng tác giả

#Tag

Hoàng Joaquin Sorolla phân tích tranh Sewing the Sail Tách lớp trường phái ấn tượng

iDesign Must-try

Họa sĩ minh họa Lổn Nương: ‘Người cầm tinh tuổi hổ luôn mạnh mẽ, vang dội và giàu tình cảm’
Họa sĩ minh họa Lổn Nương: ‘Người cầm tinh tuổi hổ luôn mạnh mẽ, vang dội và giàu tình cảm’
“Mình sẽ luôn chọn tết cổ truyền, bởi môi trường sống và các giá trị mình được truyền lại từ nhỏ.” – Lời tâm tình của Lổn Nương về những…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 1/2022
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 1/2022
Tháng đầu tiên của năm 2022 các độc giả iDesign có gì mới không nhỉ? Riêng chúng mình thì có loạt điểm tin nghệ thuật nổi bật diễn ra trên…
Trung Bảo (Fustic): ‘Hãy cứ gọi mình là người làm sáng tạo’
Trung Bảo (Fustic): ‘Hãy cứ gọi mình là người làm sáng tạo’
Bằng ngôn ngữ sáng tạo độc đáo của bản thân, Trung Bảo đang dần xóa nhoà ranh giới giữa âm nhạc và nghệ thuật thị giác, biến hai loại hình…
Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Tọa lạc tại Jakarta, Indonesia, Mineral Cafe là không gian cafe cung cấp các dịch vụ về thức uống và đồ ăn tự chế biến với phương châm mang đến…
Điêu khắc gia JAGO - Michelangelo của nghệ thuật đương đại
Điêu khắc gia JAGO - Michelangelo của nghệ thuật đương đại
Michelangelo được biết đến là nghệ sĩ nổi tiếng và đa tài của thế kỷ 16, ông là bậc thầy nghệ thuật với các kiệt tác điêu khắc vượt thời…
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
PLEXUS - Từ sợi chỉ mong manh đến nghệ thuật mê hoặc thị giác
60 dặm tương đương gần 100 km, quãng đường đủ xa cho ta một chuyến hành trình liên tỉnh đáng nhớ. Nhưng con số đó cũng liên quan mật thiết…