Thời trang liệu có phải nghệ thuật? (Phần 1)

Nếu bạn truy cập Google và gõ “Is Fashion Art?”, trong 0,48 giây, Google sẽ trả về cho bạn 5.130.000.000 kết quả. Điều đó cho thấy, cuộc tranh luận về việc thời trang có được coi là nghệ thuật hay một lĩnh vực của nghệ thuật không, là một đề tài đã và đang ngốn nhiều giấy mực, thời gian và những ý kiến trái chiều của các nhà thiết kế, những nghệ sĩ và cả những người thực hành cả hai lĩnh vực. Ngay cả những người ngoại đạo nhưng dành cho thời trang và nghệ thuật một sự quan tâm cũng tham gia tích cực vào cuộc tranh luận này. 

Trong giới hạn bài viết, mục đích và kiến thức của tác giả, bài viết sẽ không đưa ra một câu trả lời theo hướng khẳng định Có/Không đối với câu hỏi trên. Thay vào đó, iDesign sẽ dẫn bạn đi qua hai luồng ý kiến giữa bên nhìn nhận thời trang là một cách diễn đạt của nghệ thuật và bên phủ nhận sự ngang bằng trong định nghĩa đó. 

“person walking while holding handbag” (Brunel Johnson, Unplash)

Theo định nghĩa của Từ điển Oxford, “nghệ thuật” là hành động sử dụng trí tưởng tượng để thể hiện ý tưởng và cảm xúc thông qua các hình thức như vẽ tranh, điêu khắc. Định nghĩa về “thời trang” lại gắn liền với phong cách quần áo, đầu tóc, sự thời thượng cùng nền kinh tế của việc trao đổi, mua bán giữa các nhà thiết kế và người tiêu dùng. 

Nhưng không phải chỉ bởi sự khác biệt trong định nghĩa sách vở mà khiến cuộc tranh luận giữa thời trang và nghệ thuật kéo dài như vậy. Có những lý do gì khiến cho thời trang không được công nhận là nghệ thuật? 

Gánh nặng của thời trang

Mặc cho những hình ảnh hào nhoáng và lung linh trên các sàn diễn thời trang, những người mẫu xinh gái đẹp trai với cơ thể không chút mỡ thừa, những tấm áp phích lớn được treo tại các toà nhà, trung tâm thương mại và sự đắt đỏ của thời trang xa xỉ, thế giới bên trong ngành thời trang lại không dễ dàng và hào nhoáng đến thế.

Mang trên vai trách nhiệm dự đoán xu hướng ăn mặc và ra mắt BST mới trước cả khi thời điểm đó đến, các nhà thiết kế thực tế có rất ít thời gian để ngẫm nghĩ, truy tìm cảm hứng và nuôi dưỡng chúng. Họ càng không dư dả thời gian để liên tục thay đổi và thử nghiệm giữa nhiều ý tưởng, khi mà bên cạnh hai mùa thời trang chính Xuân – Hè và Thu – Đông là các mùa phụ như Resort/Cruise, Pre-fall, Ready-to-wear; đối với các nhà mốt lâu đời và tên tuổi còn có show diễn Haute Couture (Thời trang cao cấp) mỗi năm một lần. 

Hậu trường Gucci Thu-Đông 2018 Ready-to-wear (Giacomo Cabrini)


Không chỉ đối diện với sự ngặt nghèo về thời gian, các nhà thiết kế còn phải sống chung với áp lực về doanh số và lợi nhuận mỗi ngày, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ hiện tại và sự bùng nổ của các thương hiệu mới. Điều này khiến cho các nhà thiết kế trở nên khác biệt so với các nghệ sĩ, những người thường có thời gian và không gian riêng để sáng tạo cũng như ít phải gồng gánh một áp lực lớn như vậy về mặt kinh tế.

Chưa kể, các nhà thiết kế không làm việc độc lập, tuy họ quan trọng và mang tính đại diện, nhưng vẫn là một phần trong bộ máy vận hành khổng lồ của thương hiệu. Trong khi đó, tính cá nhân độc nhất của người nghệ sĩ nằm trong và chỉ trong tác phẩm của họ. Tính chất kinh tế và sự xoay chuyển chóng mặt giữa các xu hướng của thời trang cũng chính là một trong những nguyên nhân chính khiến thời trang và nghệ thuật không thể xếp chung vào một giỏ.

Alexander McQueen

Thời trang có phù phiếm?

Một số ý kiến khác cho rằng, nghệ thuật không chỉ đơn thuần là cách thể hiện bản thân người nghệ sĩ mà còn là một cuộc đối thoại tư tưởng giữa hai đối tượng: người nghệ sĩ – người thưởng thức và người nghệ sĩ – thời đại/vấn đề xã hội. Thời trang trong khi đó, lại chỉ là tiếng nói của một mình nhà thiết kế và không bao gồm người xem, người mặc. Cái đẹp của thời trang là cái đẹp của cảm tính, không có lí do, không khiến người xem trăn trở và băn khoăn. Nói ngắn gọn, thời trang là một thứ phù phiếm. Nếu nghệ thuật tự do sử dụng các công cụ để thể hiện tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ thì nhà thiết kế thời trang làm việc một cách đầy tính toán, kỹ thuật đối với vải vóc, màu sắc và tỉ lệ cơ thể người mẫu (và người mẫu cũng phải là những người có chuẩn mực cơ thể do giới thời trang quy định). 

Ngay cả những người làm việc trong ngành công nghiệp thời trang cũng từ chối nhận định thời trang là nghệ thuật. Nhà thiết kế Sander Lak của thương hiệu Sies Marjan phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ ArtNet New: “Tôi luôn luôn cho rằng thời trang không phải là nghệ thuật. Các quy tắc và điều luật khi bạn làm việc với thời trang là vô cùng giới hạn, nó siết chặt sự tự do mà bạn có khi bạn sáng tạo nghệ thuật.” Cũng theo Sander Lak, không phải cứ thứ gì được đặt trong bảo tàng cũng trở thành nghệ thuật, mặc dù đã có rất nhiều bảo tàng trưng bày các trang phục kinh điển hay các thương hiệu trình diễn bộ sưu tập mới tại bảo tàng.

Valerie Steele – nhà sử học, giám tuyển thời trang người Mỹ, và giám đốc của Bảo tàng tại Viện Công nghệ Thời trang – cũng có quan điểm tương tự. Bà phát biểu với Someone Else: “Tôi chỉ quan tâm ‘Đây có phải là thời trang tốt, hay nó tầm thường, kém cỏi?’ không phải ‘Nó có đủ tốt để trở thành nghệ thuật không?’ và việc thiết kế thủ công chỉ cho một tỉ lệ cơ thể không đủ sức khiến trang phục đó là nghệ thuật, khi mà có không ít bộ sưu tập Haute Couture chỉ là sự sao chép nhàm chán.”

Bảo tàng Christan Dior tại Pháp (Condé Nast Traverller)

Tóm lại, những cuộc chạy đua với thời gian và xu hướng, tính thực dụng, sự cạnh tranh về kinh tế,… là những lí do khiến cho thời trang không được coi là nghệ thuật. Vậy đối với phe đối lập, vì sao thời trang vẫn là nghệ thuật ngay cả khi có những lí do trên? 

Mời bạn đón đọc ở phần hai của bài viết. 

Tổng hợp và biên tập: Su.dden
Nguồn: ArtNet News , Someone Else , Debate.org


Cùng tác giả

#Tag

art artist fashion fashion designer fashion trends idesign signature thời trang

iDesign Must-try

Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Gửi lời chào năm 2024 đến các độc giả, Nhà xuất bản Nhã Nam đã giới thiệu đến công chúng bộ lịch với chủ đề “Từ trong trang sách”, lấy…
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Giáp Thìn 2024. Gác lại những muộn phiền của năm 2023, hãy cùng iDesign chiêm ngưỡng bộ lịch Tết 2024 nổi bật đúng…
Hành trình đi cùng cảm xúc: Sách minh họa pop up dạy về trí thông minh cảm xúc cho trẻ chậm phát triển của Jenda Huỳnh
Hành trình đi cùng cảm xúc: Sách minh họa pop up dạy về trí thông minh cảm xúc cho trẻ chậm phát triển của Jenda Huỳnh
“Đối với trẻ nhỏ, cảm xúc thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của chúng. Sự chậm phát triển ở khía cạnh cảm xúc có thể…
Khi Poker và Xí ngầu phối kết, cùng nhắn gửi thông điệp ‘đừng ngại mạo hiểm’ trong bộ Lumina Dice Poker của nhà Maztermind
Khi Poker và Xí ngầu phối kết, cùng nhắn gửi thông điệp ‘đừng ngại mạo hiểm’ trong bộ Lumina Dice Poker của nhà Maztermind
“Lumina Dice Poker là thành phẩm được đúc kết sau 2 năm thử nghiệm với 20 công thức màu resin, hơn 20 mẫu phôi và rất nhiều bộ khuôn.” Theo…