Toàn cảnh lịch sử chiếc cúp vàng danh giá của World Cup

Khoảnh khắc vĩ đại nhất của lịch sử World Cup là khi Dino Zoff – thủ môn huyền thoại của Italy nâng chiếc cúp vàng FIFA World Cup năm 1982.

Chiếc cúp với hình ảnh hai người đang nâng quả địa cầu vốn đã rất quen thuộc với hàng tỷ người yêu môn thể thao vua này được tạo ra bởi họa sĩ nổi danh người Ý Silvio Gazzaniga.

Đội trưởng đội tuyển quốc gia Italia – Dino Zoff nâng cúp vàng của FIFA World Cup,
sau chiến thắng của Italia trước Đức trong trận chung kết
World Cup 1982 tại Madrid, Tây Ban Nha

Thế nhưng đấy không phải là chiếc cúp đầu tiên của World Cup!


Cúp Jules Rimet

Câu chuyện về Nữ Thần vàng

Chiếc cúp vàng World Cup đầu tiên có tên là Victory, nhưng sau đó lại được đặt theo tên của vị chủ tịch thứ 3 của FIFA – Jules Rimet. Chiếc cúp này được trao từ năm 1930 đến 1970, được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp Abel Lafleyr, làm bằng bạc nguyên chất mạ vàng. Nặng 3,8kg, chiếc cúp vô địch World Cup khắc họa hình ảnh của Nike – Nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp đang nâng chén hình bát giác bên trên. Vì thế, chiếc cúp sau đó được đặt tên là Golden Godness (cúp vàng Nữ Thần).

Chủ tịch FIFA thứ ba Jules Rimet trao chiếc cúp cho Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Uruguay, Paul Jude, sau chiến thắng của Uruguay trước Argentina trong trận chung kết World Cup 1930

Uruguay và Italy thay nhau thống trị 4 kỳ World Cup đầu tiên, sau đó là Đức và Anh vô địch các kỳ tiếp theo. Và Brazil là đội tuyển sở hữu chiếc cúp vĩnh viễn khi ba lần vô địch liên tiếp.

Ba vụ trộm và chú chó Pickles

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, đội vô địch năm 1938 là Italy giữ chiếc cúp này. Ottorino Barassi, phó chủ tịch của FIFA và là chủ tịch của FIGC, đã bí mật vận chuyển chiếc cúp từ một ngân hàng ở Roma và giấu nó trong một hộp đựng giày dưới gầm giường của ông để bảo vệ nó khỏi bị Đức quốc xã lấy đi.

Một cột mốc đáng nhớ khác xảy ra vào năm 1966, bốn tháng trước khi World Cup khai mạc ở Anh. Chiếc cúp bị trộm ở sảnh chính điện Westminster dù được canh phòng 24/24. Tên trộm đòi một khoản tiền chuộc lên đến 15.000 bảng nếu ban tổ chức muốn có lại chiếc cúp.

 Dave Corbett và chú chó Pickles.

Một chú chó tên Pickles tìm thấy chiếc cúp và người chủ của nó – Dave Corbett đã mang giao nộp chiếc cúp thất lạc và được trao thưởng 6.000 bảng Anh. Với riêng Pickles, chú chó được cung cấp miễn phí thức ăn trọn đời.

Đội trưởng đội tuyển Italia, Giuseppe Meazza nhận Cúp Jules Rimet
sau trận chung kết tại sân vận động Colombes thành phố Paris của Pháp

Hiệp hội bóng đá Anh đã bí mật sản xuất một bản sao của chiếc cúp để ăn mừng sau trận chung kết. Bản sao này đã được bán đấu giá vào năm 1997 với giá là £254.500, khi đó nó được mua bởi FIFA.

Jules Rimet Trophy ra mắt báo chí tại Westminster Central Hall ở London. 
Chiếc cúp bị mất vào ngày 20 tháng 3, và được tìm thấy ở Nam London
vào ngày 27 tháng 3 năm 1966, bởi một con chó tên là Pickles

Vào ngày 19 tháng 12 năm 1983, chiếc cúp đã bị lấy cắp một lần nữa. Chiếc cúp từ đó tới nay vẫn chưa tìm lại được.

Cúp vàng FIFA World Cup

Sau khi trao cúp Jules Rimet cho Brazil và cúp bản sao cho FIFA. 53 mẫu do các nghệ sĩ điêu khắc tạo ra được gửi về từ 17 nước. Tác phẩm của họa sĩ người Italy Silvio Gazzaniga đã được ủy ban bầu chọn.

Nhà điêu khắc Silvio Gazzaniga đã cho ra đời chiếc cúp vô địch World Cup năm 1971

Cúp FIFA World Cup, lần đầu tiên được sử dụng trong kỳ World Cup 1974. Nó được làm từ 5 kg vàng 18 carat với đế có đường kính 13 cm gồm hai lớp đá xanh malachite (đá lông công), trên cúp có hình ảnh hai người đang giữ Trái Đất.

Chiếc cúp có khắc chữ nổi “FIFA World Cup” tại đế. Tên của nước có đội tuyển giành chức vô địch tại mỗi kỳ World Cup được khắc tại mặt đáy của cúp, ví dụ “1974 Deutschland” hoặc “1994 Brazil”, nên sẽ không nhìn thấy được khi đặt chiếc cúp thẳng đứng.

Trước năm 2006, chiếc cúp sẽ được trao cho đội vô địch, họ sẽ giữ đến trận chung kết FIFA World Cup tiếp theo. Nhưng theo quy định hiện tại của FIFA, đội chiến thắng sẽ nhận được một bản sao mạ vàng của chiếc cúp.

Hành trình của chiếc cúp

Trong chuyến lưu diễn đầu tiên kéo dài khoảng ba tháng, trước kỳ FIFA World Cup 2006 tại Đức, chiếc cúp đã đến thăm 29 nước. Chuyến lưu diễn trước FIFA World Cup 2010 ở Nam Phi, chiếc cúp đã đến 84 nước, trong đó có 50 nước Africa với quãng đường 139,000 km.

Chiếc cúp đi đến 90 quốc gia trước khi FIFA World Cup Brazil diễn ra. Chuyến lưu diễn bắt đầu tại Rio de Janeiro vào ngày 12 tháng 9 năm 2013 và kết thúc 267 ngày sau đó. Cúp đã đi khoảng 150.000 km, và được chào đón bởi 1,3 triệu người hâm mộ.

Dĩ nhiên, không ai có thể chạm tay vào chiếc cúp. Quy định của FIFA chỉ cho phép nguyên thủ quốc gia và các thành viên đội vô địch World Cup mới có cơ hội chạm vào chiếc cúp thật.

Biên tập: Thao Lee

Nguồn: FIFA


Cùng tác giả

#Tag

2018 cúp vàng Fifa world cup lịch sử world cup

iDesign Must-try

Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Ngày nay, những cuốn sách bỏ túi đã trở nên thông dụng và nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một câu chuyện lịch sử.
Ngừng phục chế tư liệu lịch sử, nên hay không?
Ngừng phục chế tư liệu lịch sử, nên hay không?
“Đó là một điều vô nghĩa. Màu sắc không đưa chúng ta đến gần hơn với quá khứ mà thậm chí còn tạo ra khoảng cách lớn hơn. Tôn trọng…
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 2)
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 2)
Nhờ vào tính chất đó, một số nhà giả kim đã so sánh quá trình chuyển hóa của muối giống như quá trình thanh lọc của cơ thể con người.…
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 1)
Thuật giả kim và ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng nổi tiếng (Phần 1)
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến những biểu tượng giả kim nổi tiếng, phổ biến và còn được ghi chép lại cho đến ngày nay với hình…
Hành trình ‘giải cứu’ các tác phẩm nghệ thuật thế giới giữa sự tàn phá của Thế chiến thứ hai
Hành trình ‘giải cứu’ các tác phẩm nghệ thuật thế giới giữa sự tàn phá của Thế chiến thứ hai
Trước khi được chôn xuống hầm, toàn bộ bề mặt tượng Anna Ioannovna được bôi mỡ cẩn thận, sau đó được gói chặt trong lớp giấy dầu chống thấm nước…
Sinh viên Tôn Đức Thắng thiết kế bản đồ sinh động về cuộc đại chiến sông Như Nguyệt
Sinh viên Tôn Đức Thắng thiết kế bản đồ sinh động về cuộc đại chiến sông Như Nguyệt
“Lý Thường Kiệt đại chiến Như Nguyệt Giang” là đồ án thiết kế bản đồ cho môn học “Phương pháp thiết kế đồ họa” được thực hiện bởi sinh viên…