Tômtex - Sản phẩm da làm từ vỏ hải sản và bã cà phê của Uyên Trần

Uyên Trần là nhà thiết kế vật liệu dệt gốc Việt Nam và hiện có trụ sở tại New York với mục tiêu thiết lập một hệ thống hoàn chỉnh và khả thi về các sản phẩm vật liệu có thể phân hủy sinh học.

Uyên là nhà thiết kế thời trang từng làm việc nhiều năm tại Ralph Lauren, Alexander Wang và Peter Do. Mục tiêu của cô là tạo ra một mô hình kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường dựa trên cơ sở không chất thải và không ô nhiễm. Uyên đam mê đổi mới hệ thống thông qua một cuộc cách mạng vật liệu mang tính đột phá. Dự án của cô giới thiệu các phương pháp mới, một tư duy mới, nguồn cảm hứng có tầm nhìn xa, thách thức các quy trình hiện có, và do đó tạo ra cuộc cách mạng trong các ngành liên quan đến thời trang và chất liệu.

Nhà thiết kế người Việt Uyên Trần đã phát triển một loại vật liệu sinh học mềm dẻo có tên là TômTex, một loại da thay thế được làm từ chất thải thực phẩm có thể được in nổi với nhiều loại hoa văn để tái tạo da động vật.

Vật liệu TômTex được tạo nên bằng vỏ hải sản bỏ đi, trộn với bã cà phê để tạo ra sản phẩm da sinh học. Theo Uyên, vật liệu phân hủy sinh học này bền trong khi vẫn đủ mềm để có thể khâu tay hoặc khâu bằng máy.

Cô nói: “Da được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng của các ngành công nghiệp khác nhau nhưng mọi người trên khắp thế giới đang phải chịu đựng sự ô nhiễm mà ngành công nghiệp gây ra.”



Nhà thiết kế Uyên đã phát triển một phương pháp thay thế bằng cách sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào – chất thải thực phẩm. Hàng năm, có tới 8 triệu tấn vỏ hải sản thải và 18 triệu tấn bã cà phê thải ra từ ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống toàn cầu.

“Thế giới đang cạn kiệt nguyên liệu thô, vì vậy tôi muốn tái sử dụng những chất thải này thành một nguyên liệu sinh học mới, dễ tiếp cận cho cuộc sống hàng ngày để giúp mọi người hiểu rõ hơn vấn đề và góp phần tạo ra sự thay đổi”, Uyên giải thích.

Hỗn hợp này được nhuộm bằng cách sử dụng các chất màu tự nhiên như than, cà phê và đất son để tạo ra nhiều lựa chọn màu sắc. Uyên cho biết: “Sau khi trộn đều tất cả các nguyên liệu, nguyên liệu sinh học có thể được đổ vào khuôn, phơi khô ở nhiệt độ phòng trong hai ngày. Quá trình này không cần nhiệt, do đó tiết kiệm nhiều năng lượng hơn và giảm lượng khí thải carbon. Nó cũng có thể được tùy chỉnh để trở thành giống da, cao su hoặc nhựa bằng cách điều chỉnh công thức và cách sản xuất. Vì vậy, các ứng dụng có thể vượt ra khỏi thời trang cho bao bì, nội thất hoặc thiết kế công nghiệp.”

Vật liệu tạo ra cũng có khả năng chống nước tự nhiên, một tính năng có thể được nâng cao bằng cách phủ thêm một lớp sáp ong lên trên. Khi một sản phẩm của Tômtex đã hết tuổi thọ, Uyên khẳng định nó có thể được tái chế hoặc để phân hủy sinh học.

Uyên giải thích: “Vật liệu sinh học Tômtex tái chế có hiệu suất và chất lượng cao giống như vật liệu ban đầu, vì vậy nó tối đa hóa vòng đời của sản phẩm đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, tôi không tin vào việc thiết kế thứ gì đó tồn tại mãi mãi. Nếu Tômtex được đưa vào bãi rác, nó sẽ phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên trong vài tháng và có thể hoạt động như một loại phân bón cho cây trồng.”


Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về Tômtex tại:

Website: tomtex.co
Instagram: tomtex.co 
Instagram cá nhân của Uyên Trần: chloe.uyen.tran

Ban biên tập iDesign

Cùng tác giả

#Tag

eco art eco-design ecobranding product design Tômtex

iDesign Must-try

Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng bút chì để sketch (phác họa), vẽ, hay đơn giản chỉ để ghi chú linh tinh thì chắc hẳn cục tẩy…
Cuộc thi tìm kiếm giải pháp bảo vệ nền khí hậu toàn cầu - Net Zero Challenge 2023
Cuộc thi tìm kiếm giải pháp bảo vệ nền khí hậu toàn cầu - Net Zero Challenge 2023
Net Zero Challenge 2023 – Cuộc thi tìm kiếm những giải pháp thiết thực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới một tươi lai xanh…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Từ ngày xưa, những câu chuyện đã là công cụ hiệu quả để kết nối và lưu truyền văn hóa của con người. Những người là Thương gia, nhà thám…
5 điều Designer nên biết
5 điều Designer nên biết
Designer, dù trải qua đào tạo từ trường lớp chuyên ngành hay tự mình học hỏi thì cũng cần phải quan tâm đến 5 điều sau: 1. Vẽ Xấu hay…