Tư duy nhiếp ảnh ‘lạ lùng’ của nhiếp ảnh gia người Nhật Izumi Miyazaki

Với dự án Found in Adobe Stock, It’s Nice That đã đặt hàng những nhà sáng tạo khám phá kho thư viện của Adobe Stock và tận dụng chúng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mới. Hãy cùng theo chân các nhà sáng tạo để khám phá hành trình tái hiện lại những gì họ tìm thấy trong kho thư viện này nhé.

Lạ lùng, cổ quái, nhưng lại vô cùng tự nhiên, nhiếp ảnh gia người Nhật Izumi Miyazaki đã thể hiện cuộc sống qua góc nhìn của mình từ tuổi 18 khi thể hiện khả năng nghệ thuật thiên bẩm và tài năng Photoshop của mình. Từ khi bước chân vào lĩnh vực sáng tạo bảy năm trước, cô là người sáng tạo hình ảnh lạ lùng được triển lãm khắp thế giới mang đến niềm hân hoan cho nhiều người. Vì vậy lân này chẳng lạ gì khi dự án Found in Adobe Stock cũng có sự góp mặt của cô.

Hãy cùng theo dõi quá trình suy nghĩ của nhiếp ảnh gia này để tạo ra những bức ảnh lạ kỳ và độc đáo nhé!


Người phụ nữ trẻ ăn cá sống

Khi được yêu cầu tạo ra năm tác phẩm tương ứng với năm tiêu đề từ kho thư viện của Adobe Stock, phản ứng đầu tiên của Izumi là chúng rất “khùng điên và buồn cười”. Bạn còn có thể mong chờ gì hơn nếu được nghe những câu: Người phụ nữ trẻ ăn cá sống; Mọi người chia sẻ dưa hấu tại bàn ăn; Chân dung một người phụ nữ với mì ý trên đầu Người phụ nữ với hộp thiếc đựng cá đóng hộp trên bàn.

“Ban đầu, tôi cố gắng vẽ chúng để hiểu được các hoàn cảnh”, Izumi kể. Vì không được nhìn thấy bất cứ tấm ảnh stock nào, trí tưởng tượng tuyệt vời của Izumi phải hoạt động hết công suất với những tiêu đề. Bằng phong cách đặc trưng, nhiếp ảnh gia chọn phương án tạo ra một series ảnh chân dung trong thế giới siêu thực của mình. Với Người phụ nữ trẻ ăn cá sống, ý nghĩ đầu tiên của Izumi là: “Tiêu đề này nghe điên thật”.

Một khi suy nghĩ sâu hơn về tiêu đề, Izumi quyết định tăng thêm mức “điên cuồng” cho tác phẩm này. Miệng mở to, Izumi đằm mình xuống nước trong khi chiếc móc câu cá đang thả xuống từ phía trên, thu hút cô với mồi nhử bằng cá mòi. Thể hiện Người phụ nữ trẻ ăn cá sống trong một nghĩa hoàn toàn mới lạ, Izumi khiến thế giới đảo ngược bằng cách thay vì cá cắn câu, “một cô gái trẻ” đang bị cắn câu.


Chân dung một người phụ nữ với mì ý trên đầu

Với tác phẩm thứ hai, Izumi cần thể hiện tiêu đề Chân dung một người phụ nữ với mì ý trên đầu. Dù đây là một tiêu đề nghĩa đen, nhưng qua trí tưởng tượng của Izumi, chẳng có gì là nghĩa đen nữa cả. “Tôi có thể tưởng tượng hình ảnh thực tế là gì”, nghệ sĩ nói. “Vì vậy tôi muốn tạo ra thứ gì đó khác biệt”. Không mang gì ngoại trừ hai chiếc nĩa đầy pasta màu mực đen quấn trên đầu, cách Izumi tái hiện chiếc ảnh stock này đem lại nhiều suy tư và cảm xúc hơn.


Người phụ nữ với hộp thiếc đựng cá đóng hộp trên bàn

Trong một tiêu đề khác cũng liên quan đến cá, Người phụ nữ với hộp thiếc đựng cá đóng hộp trên bàn, Izumu khám phá cách con người đối xử với các loài động vật. “Đôi khi ta nuôi chúng như thú cưng, và mặt khác, ta ăn chúng như thể chúng chẳng có sự sống”. Dựa trên ý nghĩa kép này để tạo ra hình ảnh thứ ba, Izumi thể hiện sự tò mò về sự phớt lờ đối với những chú cá với tư cách là động vật, thường bị xem là thiếu cảm xúc, và thế nên, thường không xứng đáng được cảm thông.


Mọi người chia sẻ dưa hấu tại bàn ăn

Với tiêu đề này, từ nhảy vào tâm trí nghệ sĩ đầu tiên là “chia sẻ”. “Tôi nghĩ rằng từ này có nhiều nghĩa”, Izumi nói. “Nhưng tôi muốn truyền đạt một ý nghĩa tích cực về việc cho đi hơn là mất mát”. Vì vậy trong lần tái hiện này, Izumi chụp năm hình ảnh của bản thân trên một bức ảnh dài. Kẹp tóc có màu đỏ và xanh để phù hợp với màu của dưa hấu, bức ảnh thể hiện những cảm xúc của Izumi như thể những bức ảnh tĩnh trong một đoạn diễn hoạt.


Mặc dù dự án này yêu cầu nghệ sĩ người Nhật phải tiếp cận một cách sáng tạo hoàn toàn mới, thật ra, nhiệm vụ đã giúp đẩy mạnh khả năng tưởng tượng của Izumi ra những cốt truyện mới từ những chủ đề cho trước. “Cách làm việc này rất thú vị và mở mang tầm mắt”, Izumi nói. “Tôi muốn tự mình làm lại lần nữa, hoặc là trong một dự án khác” vì nó cho phép trí tưởng tượng cô thả hồn về nhiều phương hướng khác nhau. Và quan trọng nhất, cô đã đưa người xem vào chuyến hành trình lạ lùng hơn bao giờ hết.

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

adobe stock Izumi Miyazaki nghệ thuật nhật bản nhiếp ảnh

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…