Vì sao người Nhật phải viết tay lời chúc trên thiệp mừng năm mới?

Một trong những điểm độc đáo và không kém phần quan trọng của người Nhật khi trao thiệp mừng năm mới đó chính là việc phải viết tay lời chúc của họ. Vì sao điều này phải quan trọng đến thế?

Tục lệ gửi lời chúc mừng năm mới được cho là ra đời từ thế kỷ 8 ở Nhật Bản, nhưng không có tài liệu chính xác ai là người đầu tiên. Phong tục được cho là đã giúp người Nhật bước ra khỏi quy ước xã hội về việc gửi lời chúc bằng văn bản khi không phải ai cũng có thể đến thăm tận nhà.

Thiệp mừng năm mới của Nhật có sự khác biệt gì?

Ngày nay, thiệp mừng năm mới (nengajo) có vai trò tương tự như thiệp Giáng sinh ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, chúng được gửi đi với số lượng lớn hơn nhiều và thường ở dạng bưu thiếp. Trung bình, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được khoảng 50–100 bưu thiếp chúc mừng. Theo thống kê của bưu điện Nhật Bản, con số bưu thiếp được gửi đi đã đạt kỷ lục vào năm 2003 với mức 4,4 tỷ tấm thiệp. Theo quan niệm, việc gửi nhiều bưu thiếp như vậy là cách người Nhật củng cố thêm mối quan hệ với mọi người và có sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Bưu điện, cửa hàng tiện lợi và văn phòng phẩm bắt đầu bán bưu thiếp vào đầu tháng 11. Các tấm thiệp thường in hình con Giáp trong năm tới hoặc đơn giản là chỉ in lời chúc. Khác với hình ảnh con trâu của Việt Nam, con bò là linh vật của năm 2021.

Tác phẩm thiệp nengajo của Yasushi Muraki

Toàn bộ bưu thiếp sẽ được lưu trữ và bắt đầu giao đến từng nhà vào ngày Tết Tây (1/1). Để đảm bảo người thân sẽ nhận được bưu thiếp vào ngày đầu năm, mọi người phải gửi thư trong vòng 10 ngày từ 15-25 của tháng 12.

Để thư có thể đến đúng ngày đầu năm mới, mọi người nên gửi trong vòng 15-25/12

Theo nghi thức truyền thống, công nhân và nhân viên tại hơn 20.000 bưu cục trên khắp đất nước sẽ làm một buổi lễ vào sáng sớm trước khi giao bưu thiếp bằng xe van, xe máy, xe đạp.

Hình ảnh các nhân viên giao bưu thiếp lên đường vào sáng đầu năm 2015.

Vì sao việc viết tay lời chúc lại quan trọng?

Việc viết tay địa chỉ người nhận và lời chúc không chỉ là cơ hội để trình diễn kỹ năng thư pháp của bản thân, mà còn thể hiện sự kính trọng đến người nhận. Bìa thiệp sẽ chừa khoảng trống để người gửi có thể viết một câu chúc ngắn gọn như Chúc mừng năm mới (謹賀新年). Bên trong sẽ có tấm thiệp trắng để bạn ghi lời chúc hoặc vẽ cũng là một cách hay. Bên cạnh đó, những con tem cao su thường được in những thông điệp truyền thống hoặc con Giáp hàng năm. Một số người sẽ mua bút mực mới để gửi lời chúc riêng.

Những con tem mang nét truyền thống và 12 con giáp
Chiến dịch của nhà sản xuất thiệp mời Futaba năm 2020 với thông điệp “Hãy gặp nhau qua thiệp chúc mừng!” vì nhiều người không thể về nhà do dịch Covid-19.

Viết tay câu chúc cũng là một cách để mọi người thể hiện kỹ năng thư pháp của họ. Một số câu chúc thường được gửi cho người thân:

Mong bạn tiếp tục giúp đỡ tôi trong năm nay!
Chúc bạn ngày đầu năm mới hạnh phúc!
Chúc mừng năm mới!
Mừng mùa xuân về!

Trong một số trường hợp, người gửi sẽ sáng tác thư haiku để trao tặng.

Viết tay trong thời đại 4.0

Tuy nhiên, theo Keita Ando, một họa sĩ đang làm việc tại Nhật chia sẻ thì văn hóa viết tay lời chúc mừng năm mới cũng như việc gửi nhiều bưu thiếp giảm mạnh trong những năm gần đây. Nhiều người chọn in lời chúc, đặc biệt các họa sĩ sẽ thiết kế các mẫu thiệp riêng để gửi cho mọi người. Chưa kể sự bùng nổ của mạng xã hội đã khiến nhiều người trẻ chọn cách nhắn tin hơn là viết thư tay.

Anh cũng chia sẻ thêm rằng người Nhật có quan niệm bạn sẽ gặp hạnh phúc nếu nhìn thấy một trong 3 hình ảnh như núi Phú Sĩ, chim ưng hoặc quả cà tím vào giấc mơ đầu tiên của năm mới. Nên nhiều người sẽ chọn vẽ một trong 3 hình ảnh bên cạnh con Giáp của năm đó. Tuy nhiên, không ai rõ quan niệm này bắt nguồn từ đâu.

Thiết kế thiệp chúc mừng năm mới của Keita Ando cho năm 2021, anh quyết định không thêm lời chúc viết tay của mình.

Đứng trước sự thay đổi của thời đại, Bưu điện Nhật Bản đã nghĩ ra cách để họ có thể tiếp tục tồn tại ở xã hội 4.0. Đó là một website với hơn 1000 mẫu thiệp mừng và người dùng có thể mua mẫu thiệp họ thích và gửi trực tiếp đến người thân và bạn bè. Bên cạnh đó, trang web cũng nhận gửi thư ẩn danh đến ai đó. Mặc dù vậy, việc nhận được một lá thư thực sự vào thời nay vẫn là một điều đáng trân trọng.

Để tiếp tục giữ gìn truyền thống, một số loại thiệp được trang bị thêm hình ảnh thực tế ảo khi quét qua điện thoại.

Cuối năm 2020 vừa rồi, một tín hiệu đáng mừng là số lượng mọi người gửi bưu thiếp tăng vọt 126%, với số thư được gửi đi là 1.4 tỷ.

Những sự thật thú vị về Nengajo

  • Với những hộ có người trong gia đình vừa mất trong năm, họ sẽ không nhận thiệp mừng năm mới. Trong trường hợp này, gia đình có tang sẽ gửi một bưu thiếp tang lễ (Mochu hagaki) vào đầu tháng 12 để mọi người biết mà không gửi thiệp mừng cho họ.
Việc viết một lá thư tang lễ là một cách để từ chối lịch sự thiệp mừng năm mới của người thân.
  • Để giữ gìn văn hóa truyền thống, Bưu điện Nhật Bản đã in một dãy số trúng thưởng để kích thích người dân đi mua bưu thiếp. Trong năm 2020, các giải thưởng bao gồm vé tham dự các sự kiện Olympic (lễ khai mạc và bế mạc), tiền điện tử để mua sắm trực tuyến và 300.000 yên tiền mặt.
Mã số trúng thưởng được viết ở cuối phong bì.
  • Năm 2015, một cuộc khảo sát 600 người về lý do họ không thích thiệp chúc mừng, có 224 trả lời rằng họ không thích những tấm thiệp không viết bằng tay hoặc không viết gì thêm ngoài những lời chúc ngắn gọn. 96 người khác thì nói rằng họ không muốn biết người thân đã đạt được thành tựu nào trong năm vừa rồi hoặc hỏi những câu cá nhân như “khi nào cưới?”. Ở mặt tích cực hơn thì có 47 người trả lời họ chưa bao giờ nhận một tấm thiệp nào khó coi cả.

Bài viết: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Japanese culture nhật bản thiệp năm mới viết tay

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Khám phá những bức tranh in khắc gỗ của Paul Binnie kết hợp với hội họa ukiyo-e của Nhật Bản.
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?