Xem một bức tranh nhiều lần sẽ khiến bạn thấy nó bị giảm giá trị?

Các nhà nghiên cứu đã dùng các bức tranh thơ mộng Thomas Kinkade để làm khảo sát xem điều gì sẽ xảy ra với mọi người khi họ tiếp xúc nhiều lần với các tác phẩm nghệ thuật .

Thomas Kinkade (1958-2012) tự nhận là một họa sĩ ánh sáng và đã dành sự nghiệp của mình để đối mặt với những cáo buộc rằng tranh của ông chỉ đáng nằm trong thùng rác Walmart hơn là đặt trong bảo tàng. Các nhà phê bình đã gièm pha các tác phẩm nghệ thuật quyến rũ, đầy sức sống của ông là ‘ngọt ngào một cách quá đáng’, giả đến khó tin, và là một thứ mà mọi người “bình thường” phải nể phục. Khi ông qua đời vào năm 2012 vì dùng quá liều rượu và Valium, tờ Washington Post chỉ ra rằng nhiều người coi tác phẩm của ông là “điển hình của nghệ thuật tầm thường”.

Một bức ảnh chụp Thomas Kinkade vào năm 1983.

Kinkade đưa ra các thủ thuật thị giác như truyền vào bức tranh của mình ánh sáng phát ra từ mọi bề mặt có thể, điển hình là cây cối, cánh đồng và chuồng trại trong phong cảnh mộc mạc và các thành viên gia đình ẩn danh trong khung cảnh. Giới thượng lưu nghệ thuật coi thường ông, nhưng người tiêu dùng Hoa Kỳ lại say mê tầm nhìn đầy quyến rũ đó, họ đã trả 100 triệu đô la mỗi năm để mua các tác phẩm. Có tin đồn các bức tranh của Kinkade được treo ở 10 triệu ngôi nhà trên khắp đất nước, khiến trang web của ông tuyên bố ông là “nghệ sĩ được sưu tầm tranh nhiều nhất khi còn sống.”

“Có những cuốn sách hoặc CD bán được cả triệu bản. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác phẩm nghệ thuật nào bán được triệu bản.” Kinkade nói với phóng viên Morley Safer trên 60 Minutes vào năm 2001. Doanh nghiệp của ông là Công ty Thomas Kinkade (nay là Thomas Kinkade Studios) từng thuộc sở hữu công khai và đã gây dựng được khối tài sản bán tranh in thông qua các chương trình truyền hình như QVC và cấp phép hình ảnh cho các tập đoàn như Disney, Hallmark và đồ nội thất La-Z-Boy. Trong cuộc phỏng vấn, ông cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi đã tìm ra cách để mang đến cho hàng triệu người một loại hình nghệ thuật mà họ có thể hiểu được”.

Cuộc khảo sát

Một liên minh quốc tế gồm các học giả đang điều tra phản ứng của con người đối với nghệ thuật của Kinkade bắt đầu từ năm 2011. Các học giả đã vất vả xuất bản một nghiên cứu trên tờ British Journal của Anh với câu hỏi đặt ra:

Nếu mọi người xem đi xem lại các bức tranh của Kinkade, liệu họ có thích chúng hơn không?

Trong nghiên cứu có tựa đề “Mere Exposure to Bad Art” (Hiệu ứng tiếp xúc với nghệ thuật xấu), các nhà nghiên cứu từ Tennessee, Wisconsin và Vương quốc Anh đã thử nghiệm một lý thuyết tâm lý học gần đây đề xuất về việc liệu nhìn thấy một thứ gì đó lặp đi lặp lại có làm tăng khả năng chấp nhận thứ đó. “Có phải trường hợp khi tiếp xúc với hình ảnh, họ sẽ thích những hình ảnh họ nhìn thấy nhiều nhất không?” câu hỏi đặt ra bởi những nhà nghiên cứu. “Điều này gây khó trong việc xác định thị hiếu thẩm mỹ của chúng ta và giá trị thẩm mỹ thật sự.”

Vì vậy, họ đã thiết lập một thử nghiệm mà những người tham gia được xem ví dụ về tác phẩm nghệ thuật “đẹp” và “xấu” để đánh giá phản ứng, trong khoảng thời gian vài tuần. Vì tác phẩm “đẹp”, họ đã chọn John Everett Millais, một họa sĩ người Anh thế kỷ 19 có phong cảnh và màu sắc theo xu hướng giống Kinkade (mặc dù được thực hiện tốt hơn). Đây là một trong những tác phẩm của Millais:

Pizarro xâm chiếm Đế chế Inca, Peru của John Everett Millais

Trong khi đó, tác phẩm “xấu” của Kinkade được chọn là một bức tranh vẽ ngọn hải đăng.

Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Sau khi xem đi xem lại các bức tranh của Millais, những người tham gia cho biết mức độ đánh giá của họ không tăng lên, nghĩa là sở thích của họ đối với các tác phẩm nghệ thuật về cơ bản vẫn giữ nguyên. Nhưng khi họ nhìn các tác phẩm của vị Họa sĩ ánh sáng nhiều lần thì điều đó đã gây ra những phản ứng tiêu cực mạnh mẽ, những người tham gia nói rằng họ càng lúc càng ít thiện cảm với vị họa sĩ mỗi khi tác phẩm của ông xuất hiện trước mắt họ.

Một video phân tích về các tác phẩm của Thomas Kinkade đối với người xem.

Tại sao người xem càng ngày càng ghét Kinkade khi họ xem tranh của ông quá nhiều? Các nhà nghiên cứu có một câu trả lời thú vị không kém táo bạo:

Theo các tác giả, có thể giải thích cho sự yêu thích các tác phẩm Kinkade giảm dần là do mức độ tiếp xúc nhiều lần làm giá trị nghệ thuật của tác phẩm bị thấp đi. Xem tranh nhiều hơn có thể giúp các học sinh thấy được điều gì xấu ở chúng. Như vậy, sự tiếp xúc không hoạt động độc lập với giá trị nghệ thuật.

Meskin cho biết: “Cũng giống như bạn có thể sẽ không nhận ra độ dở của một ly bia bằng ngụm đầu tiên, nhưng sau một vài lần uống, người ta sẽ biết loại bia đó thực sự không ổn tí nào và không thể uống được ra sao. Vì vậy, tiếp xúc ban đầu với Kinkades có thể khiến người tham gia không thấy màu sắc sặc sỡ như thế nào và khung cảnh đã bị làm lố ra sao.”

Biên tập: Navi Nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

John Everett Millais Navi Nguyễn nghệ thuật đương đại nghiên cứu màu sắc Thomas Kinkade

iDesign Must-try

Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 10/2023
/Maybe bạn nên …Đi!/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ. 1. Triển lãm “Thủy triều cảm…
Nam June Paik - Cha đẻ của video art và những tiên đoán về tương lai của công nghệ
Nam June Paik - Cha đẻ của video art và những tiên đoán về tương lai của công nghệ
Trong dòng chảy của lịch sử nghệ thuật, các nghệ sĩ đã không ngừng tìm kiếm và thử nghiệm nghệ thuật với nhiều hình thức biểu đạt khác nhau với…
Những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo dựa trên đặc điểm tự nhiên của vật liệu gốc
Những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo dựa trên đặc điểm tự nhiên của vật liệu gốc
Tôn trọng và sử dụng các đặc điểm tự nhiên của vật liệu gốc, những tác phẩm điêu khắc đá của Ito Hirotoshi khiến người xem phải hoài nghi về…
Nghệ thuật và Tâm hồn
Nghệ thuật và Tâm hồn
Đây không phải là bài viết sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến Nghệ thuật và Tâm hồn, mà được viết nên để độc giả tự đặt cho…
Thẩm mỹ vs. Nghệ thuật
Thẩm mỹ vs. Nghệ thuật
Ở bài viết này, ta sẽ thấy rằng các tính chất thẩm mỹ là không quá cần thiết trong nghệ thuật, cũng không đủ để được coi là nghệ thuật,…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…