Blade Runner (1982): Kẻ vĩ đại bị lãng quên (phần 2)

Ở phần 1, chúng ta đã biết được bối cảnh ra đời của tiểu thuyết và nội dung phim. Trong bài này, mời các bạn tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của “Blade Runner” đến văn hoá đại chúng và nó đã trở thành tượng đài của dòng phim khoa học viễn tưởng như thế nào.

D. Tính biểu tượng

Ý nghĩa của câu chuyện tập trung vào khai thác tính nhân bản của hai tuyến nhân vật: một bên là Deckard – con người thật đi tìm và diệt người nhân bản nhưng lại ngày càng trở nên mất nhân tính; và ngược lại, người nhân bản Replicant thì càng trở nên giống người hơn. Đến cuối cùng, Deckard phải tự hỏi bản thân mình đang làm cái gì và điều gì thực sự khác biệt giữa anh và Replicant.

Có những thuyết âm mưu cho rằng Deckard cũng chính là một Replicant.

E. Ảnh hưởng văn hoá

Tuy không thành công ở thị trường Bắc Mỹ tại thời điểm ra mắt nhưng sau đó, “Blade Runner” được công nhận rộng rãi và trở thành một trong những bộ phim “cult” kinh điển (phim độc đáo dành cho nhóm nhỏ). Phong cách u tối và xu hướng vị lai của phim trở thành chuẩn mực và ảnh hưởng đến nhiều bộ phim viễn tưởng sau này, không những điện ảnh mà còn anime, trò chơi điện tử và phim truyền hình. Ronald D. MooreDavid Eick, nhà sản xuất “Battlestar Galatica” (Ngân hà đại chiến) đều thừa nhận họ lấy cảm hứng rất lớn từ “Blade Runner” cho tác phẩm của mình. Bên cạnh đó còn có “Ghost in the Shell” – bộ anime nổi tiếng vừa được làm lại với phiên bản người đóng của Hollywood cũng thừa hưởng không ít cảm hứng từ “Blade Runner”.

Phiên bản “Ghost in the Shell” người đóng với sự xuất hiện của Scarlett Johansson.

Phim được cân nhắc là một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng hay nhất mọi thời đại và năm 2004 được bình chọn là bộ phim khoa học viễn tưởng xuất sắc nhất trong cuộc thăm dò với 60 nhà khoa học nổi tiếng thế giới. “Blade Runner” cũng được lựa chọn để lưu giữ trong Hội đồng lưu giữ phim quốc gia Hoa Kỳ năm 1993 và được đưa vào làm môn học ở nhiều trường Đại học.

Trong phim cũng hiện diện nhiều sản phẩm của những thương hiệu lớn đã trả tiền để được quảng cáo như Atari, Polaroid, Marlboro, Bell, Budweiser, Hilton, Citizen, Trans World Airlines.

Quảng cáo Coca-Cola trong “Blade Runner”.

Nhưng sau đó nhiều công ty đã phá sản (Atari) hoặc gặp nhiều trục trặc, thế nên người ta đồn rằng đó là do lời nguyền trong “Blade Runner”.

F. Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và điện ảnh

  • Trong tiểu thuyết, con người và người nhân bản gần giống nhau nên rất khó phân định.
  • Trong tiểu thuyết, Rachael (Sean Young) và Pris (Daryl Hannah) nhìn giống hệt nhau vì Pris là phiên bản nhân đôi của Rachael.
  • Bộ phim chọn mốc thời gian năm 2019. Tiểu tuyết chọn mốc năm 1992.
  • Bối cảnh bộ phim diễn ra ở L.A. Tiểu thuyết diễn ra ở San Francisco.
  • Trong phim Deckard ly dị. Trong tiểu thuyết ông có người vợ tên Iran.

G. Dòng phim noir và cảm hứng từ “Metropolis” (1927) đối với “Blade Runner” (1982)

Về “Blade Runner” (1982)

Phim “đen” (noir) là thuật ngữ điện ảnh thường dùng để miêu tả những bộ phim có nội dung hành động – tội phạm trong thế giới ngầm của Hollywood. Một ví dụ điển hình cho thể loại này là “Matlese Falcon” (1941) và “Casablanca” (1942) do tài tử Humphrey Bogart thủ vai. “Blade Runner” là một phim noir theo đúng nghĩa của nó về cả phong cách lẫn chủ đề. Những phim noir thường có một đặc điểm dễ nhận ra là: bầu không khí u tối và ảm đạm.

Ánh sáng đóng vai trò chủ đạo và hiệu ứng ánh sáng “chiếu qua rèm cửa” (thường chỉ rọi đến một phần nhỏ trên khuôn mặt con người hoặc bề mặt vật thể) xuất hiện trong “Blade Runner” là chuẩn mực của phim noir.

Vài phân đoạn diễn ra trong nhà của Deckard, hiệu ứng này phần nào thể hiện tính cách đặc trưng của nhân vật.

Bộ phim sử dụng những quy ước của phim “đen” (noir) khi nhân vật chính trong “Blade Runner”, thám tử hay cảnh sát thường chìm vào sự ảo tưởng và nghiện rượu hay thuốc lá. Họ thường chạm trán với những “femme fatale”, nhân vật nữ xinh đẹp, quyến rũ và nguy hiểm, điển hình là Rachael. Harrison Ford khi đảm nhiệm vai Deckard ban đầu đã từ chối vì trong phim tuy ông không phải hút thuốc nhưng phải uống rất nhiều rượu. 

“Tượng đài” nhan sắc Rachael được dựng lại trong “Blade Runner 2049”.

Về “Metropolis” (1927)

Poster phim “Metropolis” (1927)

Không thể phủ nhận ảnh hưởng từ “Metropolis” (Thành phố tương lai) – cùng thuộc thể loại viễn tưởng của Fritz Lang đến đạo diễn Ridley Scott. Chủ đề xuyên suốt của “Blade Runner” và “Metropolis” là trả lời câu hỏi: Con người là gì?

Ngoài ra, có một sự khác nhau về tính cách nhân vật giữa hai tác phẩm. Trong phim của Lang, người nhân bản Futura là một sinh vật khát máu và thích hành hạ người khác thì Rachael (Blade Runner) lại có một tâm hồn cô độc. Johann Frederson – chúa tể Metropolis và Dr. Tyrell, cả hai đều cai trị đế chế công nghiệp khổng lồ của mình. Nhưng Tyrell cũng là người tạo ra giống người nhân bản Replicant, giống với Rotwang – nhà khoa học cuồng tín trong Metropolis.

Sự phân cách xã hội cũng là điểm chung giữa hai bộ phim, tầng lớp giàu có ở trên những toà nhà cao tầng còn tầng lớp lao động thì sống trong những khu ổ chuột.

“Metropolis” (1927).
“Metropolis” (1927).

Cách sử dụng ánh sáng và đặc biệt khung cảnh rộng lớn với những toà nhà, cỗ máy đã truyền tải đầy đủ khuynh hướng chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism) về mặt kỹ thuật lẫn hình ảnh của cả hai bộ phim.

H. Tạm Kết

Được vinh danh là phim khoa học viễn tưởng hay nhất mọi thời đại. “Blade Runner” còn đi xa hơn một tuyên ngôn của “cult” để trở thành một bộ phim kinh điển mặc cho sự ra mắt thất bại năm 1982. Sức sáng tạo của bộ phim đã minh chứng cho sự tồn tại vượt thời gian của nó.

Cái gì làm con người trở nên ‘con người’? Khi giả sử ranh giới giữa trí tuệ nhân tạo và con người rất mong manh đến nỗi không ai có thể nói được sự khác biệt. Những chủ đề này được tái hiện ở trong “Matrix” (Ma trận) và “A.I” (Trí tuệ nhân tạo) nhưng không đi đến tận cùng như kiệt tác của Ridley Scott. Nhà phê bình phim nổi tiếng Roger Ebert nhận định: “Không thể phủ nhận, thế giới mà ‘Blade Runner’ tạo ra đã trở thành một trong những chuẩn mực nghệ thuật cho dòng phim hiện đại.”

Trường đoạn “nước mắt trong mưa” khiến người xem nhớ mãi – cũng là trường đoạn giúp bộ phim đi đến tận cùng của vấn đề.

Trải qua hơn 30 năm từ khi ra đời, “Blade Runner” vẫn là bộ phim khiến khán giả băn khoăn, suy ngẫm về tính nhân bản của con người, về một thế giới công nghệ phát triển tột bậc nhưng cũng chính vì nó mà con người thành những “cỗ máy” vô hồn.

Nguồn: Funkyjeff77
Dịch: Bobby

Xem toàn bộ series “Tua Phim” tại đây.

Cùng tác giả

#Tag

blade runner blade runner 1982 blade runner 2049 cult Ghost in the Shell Metropolis movie inspiration neo-noir phim kinh điển Ridley Scott tua phim

iDesign Must-try

Nguồn cảm hứng tạo nên kiến trúc đô thị trong Ghost in the Shell
Nguồn cảm hứng tạo nên kiến trúc đô thị trong Ghost in the Shell
Ghost in the Shell gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem nhờ thiết kế cảnh quan đô thị hết sức độc đáo, mang đậm âm hưởng Á Đông,…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua từ ngày The Devil Wears Prada ra mắt và trở thành tượng đài của những bộ phim mang đề tài thời trang. Hãy…