Kiến trúc đương đại Việt Nam dần chuyển mình theo dòng chảy thế giới

Hoành TrầnArchie Pizzini gặp nhau tại trường đại học ở Texas. Nơi đây, họ nhanh chóng trở thành bạn vì có thói quen dành nhiều giờ đồng hồ trong studio. “Chúng tôi nằm trong đám chẳng bao giờ muốn về nhà,” Archie hồi tưởng.

Archie Pizzini (trái) và Hoành Trần (phải)

Hoành chuyển đến Đại học Columbia sau một năm học, anh cùng những người bạn khác của Archie dễ dàng thuyết phục Archie chuyển đến đó luôn khi Archie hoàn thành xong khoá học của mình. Trong 3 tháng đầu, Archie đã bí mật ở trong ký túc xá dưới tên của những kiến trúc sư tưởng tượng – như Mies Van der Rohe và Frank Lloyd Wright – để tránh bị bảo vệ nhòm ngó. Sau thời gian học tập, Hoành trở lại định cư tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1995. Mười năm sau, ông mời Archie tham gia vào công ty kiến trúc HTA – Hoanh Tran Architects – của mình. Archie đồng ý và công ty trở thành HTA+pizzini. Sau đó họ đổi tên thành HTAP.

Dưới đây là bài phỏng vấn Hoành và Archie tại văn phòng của họ, số 42 Lý Tự Trọng, một toà nhà mà theo Hoành, “được xây dựng đặc biệt cho công ty nào đấy thời Pháp thuộc, có lẽ vào những năm 1940.”

Kiến trúc sư Hoành Trần

Hai vị có thể giới thiệu người còn lại với chúng tôi không?

Hoành: Đây là Archie Pizzini. Ông là một nghệ sĩ và kiến trúc sư người Mỹ, đã học tại trường đại học Rice nhưng lại học thạc sĩ Kiến trúc tại trường đại học Houston và hoàn thành văn bằng Tiến sĩ của mình tại trường RMIT Melbourne. Hiện tại ông là nhà thiết kế, đồng thời tham gia giảng dạy, nghiên cứu, nhiếp ảnh và viết lách. Tôi đã mời ông tham gia vào HTA, để cùng làm việc với những dự án kiến trúc Việt Nam, một năm sau khi HTA được thành lập.

Archie: Rất tự nhiên, tôi đồng ý ngay tắp lự để tham gia cùng Hoành tại Hồ Chí Minh. Anh sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên tại Mỹ. Anh học kiến trúc tại SCI-Arc (the Southern California Institute of Architecture). Anh dành một năm ở đó cùng chúng tôi tại Houston, trước khi chuyển đến đại học Columbia, New York. Hiện tại, Hoành thiết kế, giảng dạy, nghiên cứu và cũng viết lách nữa.

Kiến trúc sư Archie Pizzini

Thiết kế tốt sẽ cùng lúc vừa hoạt động mượt, vừa có kiểu dáng đẹp. Hãy tưởng tượng cuộc sống nếu không có hai giá trị này sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả – Hoành Trần.

Hai vị mô tả phong cách của mình như thế nào?

Hoành: Chúng tôi là những kiến trúc sư đương đại và chúng tôi thiết kế với ngôn ngữ đương đại. Thậm chí khi phải cải tiến một toà nhà cổ xưa, phương châm vẫn y như vậy. Chúng tôi không hứng thú lắm khi khách hàng yêu cầu phải thiết kế theo lối cũ. HTAP không tham gia vào các dự án kiến trúc vị lai cũng vì lý do trên – chúng tôi yêu thích “hiện tại”.

Cách tiếp cận của hai người có bổ trợ hay xung khắc lẫn nhau?

Archie: Tôi cho rằng, Hoành và tôi có hướng suy nghĩ song hành, nhưng chúng tôi không hoàn toàn giống nhau. Điều đó rất hữu dụng vì một trong những lỗ hổng tôi thấy trong thiết kế là khi một nhà thiết kế có ý tưởng, họ thường tự mình tiến hành mọi thứ cho đến lúc hoàn thành. Điều Hoành và tôi làm là trao đổi ý tưởng qua lại để xây dựng cùng nhau.

Bên trong “ngôi làng container” của The Factory Contemporary Arts Center’s . Ảnh: Hiroyuki Oki

Các vị cảm thấy như thế nào khi những dự án của mình khác biệt với nhiều công ty kiến trúc và thiết kế nội thất tại Việt Nam?

Hoành: Tôi nghĩ rằng HTAP thật sự không có “dấu ấn”. Bạn không thể nào đoán được một dự án được xây dựng bởi HTAP chỉ bằng cách nhìn nó. Chúng tôi là những nhà thiết kế trọng-ý-tưởng – từ khi trở thành giáo sư, chúng tôi cố gắng đưa ý tưởng vào thực hành và những dự án của mình trong những bối cảnh đặc biệt, nhằm tạo ra những thiết kế độc đáo. Nhưng cũng cần nói thêm, chúng tôi có những chất liệu, màu sắc và hình dáng yêu thích, nên có thể xuất hiện vài sự tương đồng nhỏ giữa các dự án.

Đồng thời, Archie và tôi không chuyển giao công việc lên ý tưởng concept cho các nhân viên của mình. Chúng tôi thấy đây là phần thú vị nhất và cũng là khâu quan trọng nhất. Một khi hoàn thành nó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhân viên khâu phát triển thiết kế và các tài liệu xây dựng.

Bên trong The Factory Contemporary Art’ s Center. Ảnh: Hoanh Tran

 Gần đây hai vị đã hoàn thành thiết kế cho văn phòng mới của Rice Creative. Dự án diễn ra như thế nào? Có bất cứ áp lực nào trong quá trình làm việc với những nhà thiết kế khác không?

Archie: Rice Creative luôn gây ấn tượng với chúng tôi bởi cách tiếp cận thiết kế vô cùng nghiêm túc và chu toàn. Dự án này được bàn bạc khá nhanh và tiến hành bởi chiến lược của họ là cung cấp cho chúng tôi tối đa nguồn lực có thể, nhưng thận trọng để nhiều khoảng trống cho chúng tôi thiết kế mà không gây áp lực thẩm mỹ lên chúng tôi. Họ mô tả ý tưởng và để cho chúng tôi tạo ra phần kiến trúc từ đó.

Bàn làm việc của Rice Creative. Ảnh: Hiroyuki Oki

Thời điểm bạn bước vào văn phòng, sẽ có một khu đón khách và bên cạnh đó là một phòng họp, đi qua nơi đây bạn sẽ thấy bàn của những nhà thiết kế gồm hai cạnh cao để tạo không gian làm việc riêng tư hơn. Sâu bên trong, có một thư viện với hàng chồng cuốn tạp chí Monocle cùng những cuốn sách tham khảo về thiết kế và nhận diện thương hiệu – một bàn layout, và một khu vực dành cho đối tác ở phía cuối phòng. Tất cả đều nằm bên hông của mảng cửa sổ lớn đụng trần.

Thư viện của Rice Creative. Ảnh: Hiroyuki Oki
Phòng họp với bàn sáng. Ảnh: Hiroyuki Oki
Khu dành cho đối tác. Ảnh: Hiroyuki Oki

“Bạn có thể thấy rất rõ khi nhìn xung quanh đây, mọi thứ được cấu thành bởi đơn vị. Phòng họp có bàn riêng với một bàn sáng nơi bạn có thể viết lên đó sử dụng bút marker – và mọi người rất thích sử dụng nó,” Hoàng nói. Rice Creative muốn không gian phải biến hoá đa dạng. Vậy nên HTAP cũng tìm kiếm giải pháp để tạo ra những tính năng linh hoạt giúp hỗ trợ những quá trình khác nhau, các sự kiện, và nhiều nhóm người.

________

Một khi đã hoàn thành, hai vị đánh giá mức độ thành công thiết kế của mình như thế nào?

Hoành: Tôi muốn trả lời bằng câu nói nổi tiếng của Buckminster Fuller: “Khi tôi đang giải quyết một vấn đề, tôi không bao giờ cân nhắc đến thẩm mỹ. Nhưng khi kết quả tạo ra không đẹp mắt, tôi biết đó rõ ràng là một đáp án sai.”

Một trong những cánh cổng của Galerie Quynh. Ảnh: Archie Pizzini

Hai vị nghĩ thiết kế quan trọng như thế nào đối với cuộc sống thường ngày của chúng ta? Một không gian sống có phải là hất xúc tác cho khả năng làm việc và sáng tạo không?

Archie: Nói thế nào đi chăng nữa, kiến trúc và thiết kế nội thất định hình hành động của con người, vậy nên thiết kế phải đi kèm với trọng trách và phải được cân nhắc vô cùng nghiêm túc. Đó là lý do vì sao sự quan sát tỉ mỉ và sự thấu hiểu rất quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Hoành: Không gian ảnh hưởng đến mỗi người mỗi khác. Có rất nhiều người cảm thấy năng động hơn trong không gian ngăn nắp và gọn gàng; vài người khác lại biểu hiện tốt hơn trong không gian lộn xộn. Cá nhân tôi nghĩ, không gian tối giản phù hợp với mình khi tôi cần tập trung vào viết lách hoặc suy nghĩ – một không gian chỉn chu sẽ giúp tôi khai phá đầu óc. Nhưng khi tôi đang làm việc trên một mô hình hoặc một bản phác thảo, sự hỗn độn thúc đẩy tôi sáng tạo và hoàn thành chúng. Vậy nên, tôi thích một văn phòng gọn gàng và yêu một studio lộn xộn.

Maison Marou. Ảnh: Wing Chan

Nguồn: vietcetera

Cùng tác giả

#Tag

archie pizzini công trình gallerie quynh hoành trần kiến trúc maison marou thẫm mỹ the factory contemporary việt nam

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Với việc Copenhagen (thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Đan Mạch) đăng cai Đại hội Kiến trúc sư Thế giới UIA, thành phố đặt mục tiêu…
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Với diện tích lên tới 1800 m2, hội quán Quảng Đông vừa được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, đặc sắc thể hiện nỗ lực bảo…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…