BUAISOU - Câu chuyện những người trẻ giữ nghề nhuộm chàm thủ công ở Nhật Bản

*Lời người dịch: Trong bài dịch này iDesign giữ nguyên các thuật ngữ như sukumo hay nedoko để truyền tải trọn vẹn ý của tác giả nhưng vẫn đảm bảo không gây khó hiểu cho người đọc. Để hiểu rõ hơn về những thuật ngữ này, các bạn có thể đọc thêm trong những website bọn mình đính kèm cuối bài. 

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản của thế kỉ 21 phải đối mặt với tình trạng giới trẻ quay lưng với các nghề thủ công truyền thống vì công việc vất vả mà thu nhập không cao. Thế nhưng ắt là thứ gì đẹp thì chắc chắn vẫn sẽ luôn có người đam mê, theo đuổi đến cùng. BUAISOU là một nhóm 4 người trẻ Nhật Bản trót đem lòng yêu màu xanh của chàm đang nỗ lực từng ngày nuôi dưỡng và lan truyền tình yêu ấy.

Trang trại chàm thứ sáu và trẻ nhất tại Tokushima, BUAISOU được thành lập vào năm 2012 bởi Kenta Watanabe và Kakui Kaji. Kenta Watanabe, vốn là một nhân viên văn phòng, đã từ bỏ công việc bình lặng sau một buổi học nhuộm chàm. Vì thế tại BUAISOU, họ vẫn duy trì lớp học nhuộm chàm mỗi tuần. Hai thành viên gia nhập sau này là Yuya Miura – một thợ may và Yuki Ken – một chủ ngân hàng đã rời bỏ nghề nghiệp của mình để tham gia dự án “farm to closet” của BUAISOU. Hiện BUAISOU hoạt động tại Tokushima, Nhật Bản và Brooklyn, Mỹ. 

BUAISOU gồm 4 nghệ nhân: Miura Yuya, Kaji Kakuo, Watanabe Kenta, Yuki Ken (từ trái qua phải). Ảnh: kindcraft 

Màu xanh chàm tự nhiên không phải thứ màu dễ dàng nhuộm ra được. Nhưng đó là những gì những người trẻ trong nhóm BUAISOU đã và đang cố gắng làm. Họ không chỉ thu hoạch lá chàm tại Tokushima, Nhật Bản mà còn dùng lá chàm ấy để nhuộm vải. Khi hai nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì gặp nhau, ta sẽ có được một sản phẩm tuyệt đẹp với những sức màu sống động – thứ màu xanh chàm đầy chiều sâu dễ dàng cuốn hút bất kì ai.

idesign nhuom cham nhat ban 01
Vải nhuộm chàm
idesign nhuom cham nhat ban 02
Kenta Watanable tại phòng làm việc của BUAISOU ở Brooklyn

Chàm của BUAISOU được lấy từ trang trại chàm tại Tokushima. Đã từng có tới khoảng 1.800 hộ trồng chàm tại Tokushima, nơi từng là trung tâm nhuộm chàm của Nhật Bản. Nhưng ngày nay, tính cả BUAISOU chỉ còn lại 6 trang trại chàm. 

idesign nhuom cham nhat ban 03
Chàm được trồng tại trang trại

Vào mùa hè, lá cây được thu hoạch riêng và sấy khô. Trong suốt mùa thu và mùa đông, lá này sẽ được để trong phòng nedoko (phòng nghỉ) cho phân hủy trong vòng vài tháng. Những người thợ trong nhóm BUAISOU sẽ đổ nước vào và đảo đống lá khổng lồ ấy mỗi tuần một lần để lá được ủ đều. Khi thời tiết trở lạnh, họ sẽ phủ đống lá bằng rơm để đảm bảo quá trình lên men không bị gián đoạn. Đến mùa xuân, chàm sẽ cô đặc ở dạng sukumo, sẵn sàng pha thành thuốc nhuộm.

idesign nhuom cham nhat ban 04
Sấy khô lá chàm

Watanabe và Kakuo Kaji đã học nghề từ nghệ nhân sukumo thế hệ thứ sáu Osamu Nii tại một trang trại rất lớn, cách trang trại của BUAISOU chỉ năm phút. Nghệ nhân Osamu Nii đã từng được giới thiệu trong cuốn sách Indigo của Catherine Legrand.

Ông đã dạy nhóm BUAISOU chính xác lượng nước cần thêm vào, cách đảo đống lá và nhiều kĩ năng không thấy được bằng mắt thường khác. Nghệ nhân Osamu Nii vẫn thường nghé qua BUAISOU để kiểm tra phòng nedoko của họ. Việc học chưa từng dừng lại.

idesign nhuom cham nhat ban 06
Ủ chàm và đảo chàm trong phòng nedoko

Watanabe ghi chép lại số lượng nghệ nhân sukumo còn lại tại Nhật Bản. Sau khi chàm tổng hợp giá rẻ ra đời và trở nên phổ biến, số nghệ nhân đã giảm từ hàng nghìn người xuống còn số lượng đếm đủ trên hai bàn tay. Watanabe cho biết sự khác biệt giữa nghệ nhân Osamu Nii và BUAISOU là trong khi thầy của anh chỉ trồng chàm, làm sukumo rồi bán cho người nhuộm thì BUAISOU tự làm mọi công đoạn. Họ làm chủ cả hai công đoạn: làm sukumo và nhuộm chàm bằng sukumo.

idesign nhuom cham nhat ban 07
BUAISOU không chỉ làm sukumo mà còn nhuộm chàm bằng sukumo..

Lá chàm khô có mùi như trà và cũng uống được như trà. Còn sukumo đã lên men thì có mùi của đất. Chỉ có bốn thành phần để pha thuốc nhuộm: cám lúa mì (đường để nuôi vi khuẩn), bột đá vôi (còn gọi là calcium hydroxide), hỗn hợp tro gỗ và nước nóng (dung dịch kiềm hóa cao) và sukumo.

Nguyên liệu pha thuốc nhuộm.
idesign nhuom cham nhat ban 09
Sukumo

Tất cả được trộn trong một chiếc thùng, được khuấy liên tục trong 10 ngày ở nhiệt độ khoảng 22°C. Hỗn hợp thu được cuối cùng đã sẵn sàng để nhuộm ra những sắc xanh chàm. Thuốc nhuộm này dùng được trong hai tháng.

Pha thuốc nhuộm chàm

Điều làm nên sự khác biệt giữa các thợ nhuộm là tỉ lệ các thành phần. Ngoài ra, một số thợ nhuộm còn dùng rượu sake thay cho cám lúa. Thật ra, cám lúa mì là nguyên liệu được sử dụng trước vì khi đó sake là thứ khá đắt đỏ.

Watanabe dìm tay vào thùng thuốc nhuộm để nhúng ướt một tấm vải bông. Khi anh rút tay lên sau vài phút, tay anh đã thành màu xanh lá cây. Nhưng chỉ trong tích tắc, màu xanh lá cây ấy nhanh chóng bị oxy hóa thành màu chàm.

idesign nhuom cham nhat ban 11
idesign nhuom cham nhat ban 12
Những đôi tay màu chàm

Theo truyền thống, Nhật Bản có 48 sắc màu chàm tự nhiên với tên riêng cho từng loại. Mỗi năm, sukumo sẽ cho ra các nhóm màu khác nhau. Vải phải được nhúng khoảng 30-50 lần để đạt được sắc chàm đậm nhất. Watanabe cho biết thuốc nhuộm mới thường đậm nên màu chàm nhạt nhất chỉ nhuộm ra được khi thuốc nhuộm mới “chết” sau 1 – 2 lần nhúng vải.

100 sắc chàm

Tôi luôn hào hứng với tính bất ngờ của màu nhuộm ra. Nhiều người hỏi tôi có nhuộm được màu này màu kia không. Đó không phải cách nói về nhuộm chàm. Mỗi mảnh vải sẽ có màu khác nhau. Bạn nên tận hưởng sự khác biệt ấy thay vì mong muốn hai thứ giống hệt.”


Nhờ vào đặc tính có thể nhuộm được mọi loại vật liệu tự nhiên của sukumo, BUAISOU đã đưa kỹ thuật nhuộm sukumo vào trong nhuộm vải, quần áo, giày, đồ chơi, tạo màu cho men rạn, làm các tác phẩm nghệ thuật…

idesign nhuom cham nhat ban 14
idesign nhuom cham nhat ban 15
Một số ứng dụng của nhuộm chàm sukumo

Watanabe còn cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là làm quần jeans, nhuộm hoàn toàn bằng sukumo.” Watanabe chia sẻ họ có thể là doanh nghiệp đầu tiên làm vậy. Sản phẩm quần jeans của BUAISOU hiện đã được bán.

“Các sợi vải trên quần jean thông thường không được nhuộm hoàn toàn. Chỉ có bề mặt của sợi được nhuộm. Sukumo thì có thể nhuộm được tới lõi sợi vải. Vì thế, cách bạc màu cũng khác với quần jeans thông thường,” Watanabe giải thích.

idesign nhuom cham nhat ban 16
Quần jeans của BUAISOU

Mặc dù làm ra mỗi mẻ thuốc nhuộm đều là một thử thách, loại thuốc nhuộm sukumo quý giá này vẫn nên được chia sẻ. Ngoài việc học các kỹ thuật truyền thống như shibori, katazome (in bằng khuôn mẫu) hoặc in batik Nhật Bản, bạn còn có thể tự mang quần áo của mình đến BUAISOU để nhuộm và cho chúng một cuộc đời mới.

idesign nhuom cham nhat ban 18
idesign nhuom cham nhat ban 17
Một số hoạt động đưa nhuộm chàm đến gần hơn với đại chúng của BUAISOU

Ngoài BUAISOU, bạn có thể tìm hiểu thêm một số nghệ nhân và xưởng nhuộm chàm của Nhật Bản tại đây:

Japan’s Indigo Textiles

Con ở Việt Nam, bạn có thể theo dõi hành trình theo đuổi chàm của Đu đủ.

Chào các bạn,Trước khi có một album riêng cho đồ chàm, tụi mình muốn thủ thỉ nói chuyện một chút. Ở thời điểm hiện…

Người đăng: Đu đủ vào 17 Tháng 4 2018

Nếu bạn biết ở Việt Nam có nhóm nào khác cũng đang đi tìm dáng hình của chàm thì hãy cùng chia sẻ nhé!

Nguồn: Cool HuntingBUAISOU
Biên dịch: Xanh Va
Ảnh: BUAISOU và Cool Hunting


Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị chàm indigo nghề thủ công nhật bản nhuộm truyền thông vải

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Những ngày Tết đến xuân về thường là dịp để tôn vinh văn hoá truyền thống cũng như hướng về quê hương. Vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam thể…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…