Trải nghiệm thật từ những người chỉ thải ra một lọ rác mỗi năm

Số lượng những người tham gia phong trào không rác thải vẫn đang tăng, chủ yếu là những phụ nữ trẻ. Lượng rác thải hàng năm của họ đủ nhỏ để đặt vừa vào một bình thuỷ tinh khoảng 300 gr. Chẳng phải họ muốn sống kiểu du mục đâu, họ chỉ đang theo một lối sống hiện đại và tối giản. Họ chia sẻ lối sống này đã giúp họ tiết kiệm tiền, thời gian và còn làm cuộc sống phong phú hơn.

Kathryn Kellogg là một trong nhiều người trẻ đã thu nhỏ lượng rác của mình – bất cứ thứ gì không thể ủ phân hay tái chế. Trong 2 năm lượng rác cô thải ra đựng vừa đủ trong chiếc lọ thuỷ tinh 600gr. Trong khi đó, trung bình một người Mỹ thải ra 680kg rác.

Chúng tôi tiết kiệm được gần 5000 đô một năm nhờ mua thực phẩm tươi thay vì thức ăn đóng gói, mua một số lượng lớn rồi dùng chúng để tạo ra các sản phẩm của riêng mình như chất tẩy rửa và chất khử mùi.” Kellogg chia sẻ. Cô sống với chồng trong một ngôi nhà nhỏ ở Vellejo, California.

Kathryn Kellogg là một blogger sống không rác thải. Cô chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xài ít nhất có thể các loại bao bì và túi nhựa. Cô sống cùng chồng là Justtin Norton tại Vellejo, California. Ảnh: Randy Olson

Kellogg là một trong vài blogger chia sẻ trên mạng chi tiết về những nỗ lực không rác thải của họ, cùng với những mẹo thực tế và động viên những người muốn thử một lối sống không rác thải. Trong vòng 3 năm, cô có 300.000 độc giả mỗi tháng trên trang blog của mình goingzerowaste.com và trên Instagram.

“Tôi nghĩ nhiều người sẽ sẵn lòng cắt giảm lượng rác thải của họ.”, Kellogg chia sẻ. Tuy nhiên, cô không muốn mọi người cố nhét mọi thứ vào một cái lọ. Lối sống không rác thải là cắt giảm lượng rác và có những sự lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống, cô tiếp lời “Hãy cố hết sức và mua ít lại.”

Một cộng đồng đang phát triển

Nỗi sợ căn bệnh ung thư vú thời đại học đã khiến Kellogg bắt đầu đọc nhãn của những đồ dùng chăm sóc cá nhân và tìm cách hạn chế tiếp xúc các chất độc hại. Cô tìm ra những chất thay thế và bắt đầu là sản phẩm của riêng mình. Kellogg học hỏi từ mọi người, trong đó có Lauren Singer, người sở hữu một blog rất nổi tiếng tên Trash is for Tossers. Cô Singer bắt đầu cắt đầu giảm waste footprint (tạm dịch: dấu chân rác) của cô và trở thành một diễn giả, tư vấn viên, nhà bán lẻ về lối sống không chất thải. Cô có 2 cửa hàng chuyên tạo ra các sản phẩm không tạo rác thải giúp mọi người sống dễ dàng hơn.

Một cộng đồng không rác thải trực tuyến hoạt động nhằm mục tiêu chia sẻ ý tưởng, thử thách và hỗ trợ cho những người gặp khó khăn vì bạn bè và gia đình cho rằng họ thật kỳ lạ khi lo lắng về rác. “Có một nỗi sợ bị cự tuyệt khi bạn cố gắng làm điều gì đó khác biệt.” Kellogg chia sẻ. “Nhưng nó không phải hành động cực đoan gì khi mà bạn lau nhà bếp bằng một chiếc khăn vải thay vì khăn giấy.”

Nhiều giải pháp giúp giảm rác thải vốn đã phổ biến từ trước thời đại của nhựa và các sản phẩm sử dụng một lần. Khi muốn làm sạch thứ gì đó, hãy nghĩ đến khăn vải, khăn tay và giấm. Khi muốn đựng thức ăn thừa, hãy nghĩ đến các loại hộp bằng thủy tinh hay thép không rỉ, và dùng túi thực phẩm bằng vải. Những giải pháp này, và những giải pháp cũ tương tự không tạo ra rác thải và còn giúp ích cho kinh tế về lâu dài.

Như thế nào là bình thường?

Bắt đầu lối sống không rác thải đồng nghĩa với việc tự hỏi mình xem đâu là điều bình thường và đâu là suy nghĩ khác biệt. Ví dụ, Kellogg nói rằng cô rất thích món tortillas nhưng lại ghét phải tự làm chúng, nhưng vì cô đang theo lối sống không rác thải, cô không muốn mua tortillas đóng gói. Và rồi cô tìm ra giải pháp cho mình đó là thật nhiều mua bánh tortillas tươi tại một nhà hàng Mexico địa phương. Nhà hàng này còn rất sẵn lòng đặt bánh vào hộp đựng của Kellogg. “Có rất nhiều giải pháp cho vấn đề rác thải mà cực kỳ đơn giản”, cô chia sẻ “ và bất kỳ bước nào giúp giảm rác thải đều là một bước đi đúng đắn.”

Cincinnati’s Rachel Felous còn làm được hơn thế nữa trong tháng 1/2017 và giảm lượng rác thải của bản thân xuống còn 1 túi/năm. Felous vô cùng ngạc nhiên và hài lòng với những ảnh hưởng của việc này đối với cuộc sống của cô.

Người dân bỏ rác tại Trung tâm Không rác thải tại Vancouver, Canada vào tháng 3/2018. Trung tâm là nơi thu gom rác thải của các hộ gia đình. Đó cũng là nơi người dân bỏ rác để chúng có thể được tái sử dụng hoặc tái chế giúp làm giảm khả năng chúng bị bỏ vào các bãi rác phế liệu. Ảnh: Liang Sen

Cô chia sẻ: “Lối sống không rác thải thật tuyệt, tôi tìm được một cộng đồng tuyệt vời, kết thêm bạn mới, và có thêm nhiều cơ hội mới.” Mặc dù vốn là một người yêu thiên nhiên môi trường, Felous chưa bao giờ thực sự nghĩ về lượng rác thải của mình cho đến khi tham gia. Đó cũng chính là khi cô nhận ra có bao nhiêu thứ mình cần phải tích trữ lại, bao gồm cả hàng tá chai dầu gội và dầu xả mới chỉ sử dụng một nửa. Không lâu sau khi đọc một bài báo về lối sống không rác thải, cô tự hứa sẽ có trách nhiệm với vấn đề rác thải của mình. Felous cũng ghi lại những lần đấu tranh, thử thách và cả sự thành công của mình trên Instagram trong nhiệm vụ cắt giảm rác thải.

Khoảng 70 – 80% rác thải của các hộ gia đình là chất hữu cơ có thể được ủ để làm đất trồng. Tại chung cư của mình, Felous xử lí chất thải hữu cơ bằng cách đặt chúng vào tủ đá. Mỗi tháng một lần, cô lấy đá hữu cơ đông lạnh đó đến nhà bố mẹ, nơi có một người nông dân địa phương dùng nó để nuôi gia súc hoặc làm phân bón. Nếu chất thải hữu cơ bị bỏ ở bãi rác, nó sẽ không thể phân hủy vì không khí không thể lưu thông ở đó.

Felous thiết kế web và kinh doanh nhiếp ảnh ngoài trời, khuyên mọi người nên tiếp cận lối sống không rác thải từng bước nhỏ. Thay đổi lối sống là một hành trình nên điều đó sẽ không xuất hiện chỉ trong một đêm. Nhưng nó là một nỗ lực xứng đáng, cô chia sẻ: “Chả hiểu sao tôi lại không bắt đầu sớm hơn cơ chứ.

Một gia đình bình thường

Shawn Williamson bắt đầu điều này từ 10 năm trước. Trong khi những người hàng xóm ở ngoại ô bên ngoài Toronto mang ba hoặc bốn túi rác ra ngoài để vứt vào những đêm mùa đông lạnh giá thì Williamson vẫn đang ấm áp xem khúc côn cầu trên TV. Williamson, vợ và con gái của ông chỉ vứt bỏ 6 túi rác trong vòng 10 năm. “Chúng tôi có một cuộc sống rất bình thường”, ông chia sẻ.

Trái với hầu hết những gì mọi người nghĩ, cắt giảm rác thải không phải là một việc nặng nhọc, ông nói thêm: “Chúng tôi mua một số lượng lớn các thứ khi đi mua sắm để giảm bớt những chuyến đi, điều đó giúp chúng tôi tiết kiệm tiền và thời gian.”

Điều bất thường duy nhất về ngôi nhà nhỏ 20 năm tuổi của họ là cần nhiều kệ để lưu trữ số lượng lớn gạo, bột, đậu khô, hạt, giấy vệ sinh và các sản phẩm đông lạnh đủ để không phải đi mua sắm trong một tháng.

Williamson, một chuyên gia tư vấn kinh doanh chuyên về mảng bền vững, cho hay mục tiêu của ông đơn giản chỉ là ít lãng phí trong mọi mặt của đời sống. “Đó là suy nghĩ về việc tìm ra cách tốt hơn để làm mọi việc. Một khi đã tìm ra điều đó thì cũng không mất quá nhiều nỗ lực duy trì nó.” ông chia sẻ.

Điều này giúp cộng đồng của ông có một chương trình tái chế nhựa, giấy và kim loại. Ông có một phòng ở sân sau của mình để chứa 2 máy ủ loại nhỏ, một cho mùa đông và một cho mùa hè, tại đây ông tự sản xuất đất cho mảnh vườn của mình. Với những thứ khác, ông mua sắm cẩn thận để tránh lãng phí và tự ghi chú rằng quăng mọi thứ đi cũng làm tốn tiền. Ông nói, bao bì làm tốn thêm tiền cho sản phẩm, để rồi sau đó chúng ta phải trả thuế cho việc vứt bỏ chúng.

Mua hàng tại địa phương thì dễ có được thức ăn và các loại đồ dùng khác mà không cần bao bì, từ thịt cho đến xà bông. Và khi không có sự lựa chọn nào, ông để lại bao bì phía sau quầy tính tiền. Cửa hàng có thể tái sử dụng hoặc tái chế chúng và cũng như để lại một lời nhắn nhủ: nhiều khách hàng không muốn những trái bơ của họ bị bọc trong bao ni long đâu.

Những trái ớt đóng gói trong bao ni-long được bán tại Bắc Luân Đôn. Tuy nhiên 42 công ty chịu trách nhiệm cho 80% các loại bao bì được bán ở Anh đã kí một hiệp ước nhằm giảm ô nhiễm chất thải nhựa trong bảy năm tới thông qua một loạt các biện pháp. Ảnh: Daniel Leal-Olivas

Ngay cả sau mười năm cắt giảm rác thải, những ý tưởng mới vẫn nảy ra trong đầu Williamson. Với ông lãng phí ở đây còn có nghĩa rộng hơn, không có được một chiếc xe thứ hai hầu như đậu cả ngày trong ga ra, hay cạo râu trong vòi sen để tiết kiệm thời gian. Lời khuyên của ông là: hãy nhìn kĩ những gì bạn có thể đang lãng phí. Ông chia sẻ: “Nếu bạn có thể loại bỏ chúng, bạn sẽ sống hạnh phúc và có lợi hơn.”

Sống không rác thải với 5 bước từ chuyên gia

  1. Từ chối – từ chối mua những thứ có nhiều bao bì.
  2. Cắt giảm – đừng mua những thứ không thực sự cần thiết.
  3. Tái sử dụng – tái sử dụng đồ rách cho mục đích khác, mua đồ đã qua sử dụng, và mua đồ dùng có thể tái sử dụng như chai nước bằng thép.
  4. Chất thải hữu cơ – đến 80% trọng lượng rác thải là chất hữu cơ. Nhưng chúng hiếm khi phân hủy tại các bãi rác.
  5. Tái sử dụng – cần chút năng lượng và tài nguyên để tái chế, nhưng thế vẫn tốt hơn là đem những thứ này đến bãi rác để mặc chúng trở thành rác thải.
    *Những điều trên được liệt kê theo mức độ quan trọng

Nguồn: National Geographic
Người dịch: Jane

 

Cùng tác giả

#Tag

kathrynkellogg không rác thải lối sống không rác thải sống tiết kiệm tái chế ủ phân Waste Footprint

iDesign Must-try

Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của chủ nghĩa Bauhaus mang tầm ảnh hưởng lớn lao đến ngành thiết kế, thương hiệu mắt kính Vinylize đã tạo ra…
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Thương hiệu mắt kính Ace & Tate đã ốp tường bên trong một cửa hàng tại Antwerp bằng loại gạch làm từ hàng loạt vụn nhựa tái chế lấy từ…
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Sinh viên tốt nghiệp trường Central Saint Martins Chiara Tommencioni Pisapia đã đề xuất một phương án để nâng cấp quy trình tái chế vải bằng cách sử dụng loài…
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Hãy cùng iDesign khám phá quá trình chế tác côn trùng từ kim loại của anh chàng Đỗ Minh Khoa và câu chuyện đằng sau những tác phẩm thủ công…
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop tại Liverpool đã tạo ra bộ sản phẩm đồ dùng nhà bếp từ phần đất sét thừa trong công nghiệp đã qua sử dụng, những thứ sẵn sàng…
Bức thư từ bã kẹo cao su và cuộc đời thứ hai của chúng sau tái chế
Bức thư từ bã kẹo cao su và cuộc đời thứ hai của chúng sau tái chế
Hành trình tái chế của mình bắt đầu từ một chiếc thùng hình tròn màu hồng, được đặt cạnh cột đèn thành phố. Từ đây, cùng nhiều người bạn bã…