Bức thư từ bã kẹo cao su và cuộc đời thứ hai của chúng sau tái chế

Mỗi năm, ước tính trên toàn cầu người ta chi tiêu khoảng 19 tỷ USD để mua kẹo cao su, thải hơn 560.000 tấn bã kẹo cao su ra môi trường, và chỉ tính riêng tại Vương Quốc Anh chính phủ còn phải chi 70 triệu USD để dọn dẹp bã kẹo trên đường phố.


Chào các bạn, mình họ Kẹo, tên là Cao Su. Hôm nay, mình sẽ kể cho các bạn nghe về hành trình hồi sinh bản thân từ một bã kẹo xấu xí thành vô số vật dụng hữu ích của con người nhé.

Trước hết thì cũng giới thiệu bản thân mình một chút. Như đã đề cập, mình là Kẹo cao su, sứ mệnh của mình khi được sinh ra là để giúp con người giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, trở thành công cụ để cai nghiện thuốc lá, ngăn mùi hôi miệng và mang lại sự tự tin trong giao tiếp. Thành phần chính của kẹo cao su là cao su tổng hợp, đây là một loại polymer giống như nhựa, có nguồn gốc từ các chất hóa dầu, được tinh chế từ nhiên liệu dầu thô. Ngày nay, đại gia đình kẹo cao su của bọn mình đều được chế biến từ cao su nhân tạo, khó phân hủy đến mức có thể nói là bọn mình sẽ tồn tại vĩnh viễn ngoài môi trường tự nhiên.

Image result for chewing gum

Tuổi đời của bọn mình thường khá ngắn, sau khi được giải phóng khỏi lớp giấy gói chật chội thì bọn mình tập trung hoàn thành sứ mệnh trong khoảng 30 phút, sứ mệnh đó chính là mang đến sự thơm mát và thư giãn đến con người. Tuy sứ mệnh giống nhau nhưng kết cục của bọn mình lại rất khác nhau, mình đã chứng kiến nhiều người bạn của mình kết thúc cuộc đời họ trong thùng rác, dưới hộc bàn, trên nền nhà và nhiều nhất là bị dẫm nát trên vỉa hè đến mức biến dạng biến chất. Mình thì may mắn hơn khi giờ đây mình đang sống cuộc đời thứ hai một cách xinh đẹp và có ích. Bởi vì, mình đã được tái chế.

Hành trình tái chế của mình bắt đầu từ một chiếc thùng hình tròn màu hồng, được đặt cạnh cột đèn thành phố. Từ đây, cùng nhiều người bạn bã kẹo khác, chúng mình được đưa đến nhà máy, tách khỏi các rác thải khác như vỏ kẹo hay giấy gói, sau đó được xay nhỏ ra và trộn cùng những loại nhựa tái chế khác để đạt được hỗn hợp nhựa mới. Tùy vào mục đích sử dụng mà hỗn hợp có tỷ lệ giữa bã kẹo và các loại nhựa khác nhau, đồng thời cần phải đảm bảo lượng bã kẹo ở mức tối thiểu là 20% so với tổng hỗn hợp.

Dự án khiến nhiều người khâm phục: Khi bã kẹo cao su có thể tái chế thành những vật dụng bất ngờ - Ảnh 4.
Hỗn hợp bã kẹo cao su đang trong quá trình xử lý tại nhà máy

Tiếp đến, hỗn hợp nhựa này sẽ được chuyển vào máy ép phun, nung cho nóng chảy và đổ vào khuôn đúc rồi để nguội cho đến lúc thành hình. Với một vài công đoạn xử lý thẩm mỹ sau cùng, mình và bạn bè đã chính thức bắt đầu hành trình cuộc đời thứ hai với diện mạo hoàn toàn mới, đó là những đôi giày thời trang, những hộp đựng cơm tiện dụng, những bút chì, thước kẻ hay thậm chí là đồ chơi cho thú cưng cũng đều có thể được sản xuất ở đây.

Bạn có nhận ra những đôi giày thời trang này được sản xuất từ bã kẹo cao su tái chế?

Đây là một ý tưởng cực kì hay ho đúng không nào? Toàn bộ dự án tái chế bã kẹo cao su này có tên là Gumdrop, được phát triển bởi nhà sáng kiến người Anh Anna Bullus. Khó khăn đầu tiên mà Anna gặp phải là làm thế nào để thuyết phục mọi người vứt bã kẹo của họ vào cùng một nơi để cô có thể thu thập chúng. Giải quyết vấn đề đó, Anna đã tạo ra những chiếc thùng dạng tròn màu hồng như một chiếc bong bóng được thổi lên khi đang nhai kẹo cao su, đảm bảo chiếc thùng nổi bật giữa đám đông mà không phá hỏng cảnh quan chung, đồng thời cô cũng đặt những biển hướng dẫn về công dụng của việc vứt bã kẹo vào thùng và những thành phẩm tái chế sau đó để tăng tính thuyết phục người đi đường.

Thùng rác dành cho bã kẹo cao su Gumdrop Bin với thiết kế hình tròn màu hồng nổi bật

Còn đây là hình ảnh về nhà sáng kiến Anna Bullus bên sản phẩm thùng rác dành cho bã kẹo cao su Gumdrop Bin. Cô sinh năm 1984 tại London, Vương Quốc Anh. Ý tưởng Gumdrop đến với cô khi cô đang theo học ngành Thiết kế 3D tại Đại học Brighton. Gum-tec là tên vật liệu do chính cô phát triển để tạo nên các sản phẩm sau tái chế.

Nhà sáng kiến Anna Bullus bên sản phẩm thùng rác dành cho bã kẹo cao su Gumdrop Bin

Mình còn được biết, sau khi dự án Gumdrop và Gumdrop Bin ra đời, Đai học Winchester là một trong những nơi đầu tiên sử dụng thùng rác cho kẹo cao su tái chế này trong khuôn viên trường học. Sân bay Heathrow (London) cũng có báo cáo sau 18 tháng ứng dụng thùng rác của Gumdrop, họ đã tiết kiệm được 6.000 bảng Anh cho chi phí dọn dẹp bã kẹo so với lúc chưa áp dụng dự án này. 

Cho đến nay, sau hơn 5 năm phát triển dự án cực kì sáng tạo và thân thiện với môi trường như Gumdrop, các sản phẩm sau tái chế càng tiến bộ vượt trội về mẫu mã và đa dạng về thể loại. Mình liệt kê một vài sản phẩm nổi tiếng dưới đây để các bạn chiêm ngưỡng “cuộc đời thứ hai” của bọn mình trông ra sao nhé!

Hộp đựng thực phẩm Gum-tec Lunch Box có màu hồng đặc trưng và rất an toàn cho những món ăn có nước. Nếu bạn đặt hàng từ 100 sản phẩm trở lên, bạn có thể chọn màu và khắc tên của mình lên trên hộp nữa.

Hộp đựng thực phẩm Gum-tec Lunch Box

Tiếp theo là bộ bút chì và thước Gum-tec Pencils & Rulers. Một bộ sản phẩm gồm 10 bút chì và 1 cây thước kẻ có giá bán lẻ là 8 bảng Anh với dịch vụ miễn phí giao hàng trên cả nước.

Ngoài ra, Gum-tec còn cho biến hóa bã kẹo cao su thành nhiều sản phẩm ấn tượng khác như ly uống cà phê, đồ chơi boomerang với thú cưng, thanh chặn cửa, lược chải tóc… với giá thành phải chăng và mẫu mã độc đáo.

Ly uống cà phê tái chế từ bã kẹo cao su Gum-tec Americano Mug
Đồ chơi với thú cưng Gum-tec Frisbee & Boomerang
Đồ chơi với thú cưng Gum-tec Frisbee & Boomerang
Phím đánh đàn ghi-ta Gum-tec Guitar Pick
Thanh chặn cửa Gum-tec Door Stop
Bộ thìa và nĩa tiện dụng cho các chuyến du lịch Gum-tec Meal Mate

Hiện nay dự án đang được bảo trợ tài chính bởi hãng sản xuất kẹo Wrigley danh tiếng và được Wrigley hỗ trợ vật liệu cho hoạt động của nhà máy tái chế. Nói về lý do tại sao Wrigley ủng hộ dự án này, Alex Hunter-Dunn, người phát ngôn của Wrigley giải thích: “Gumdrop là ý tưởng thật sự sáng tạo, nó khuyến khích mọi người có trách nhiệm sau khi ăn kẹo cao su. Và chúng tôi tin rằng thay đổi hành vi người tiêu dùng như những gì Gumdrop đang tiến hành là giải pháp có giá trị bền vững nhất.”

Wrigley, nhà sản xuất kẹo cao su Doublemint nổi tiếng thế giới, đang là nhà bảo trợ tài chính cho Anna Bullus để nhân rộng mô hình Gumdrop
Hình ảnh truyền thông mô tả quá trình thu thập bã kẹo từ Gumdrop Bin đến tái chế thành Gum-tec

Chỉ cần một hành động nhỏ là vứt bã kẹo cao su vào thùng rác Gumdrop Bin thôi là các bạn đã làm một hành động có ý nghĩa to lớn đến với môi trường và cộng đồng bã kẹo cao su của bọn mình rồi đấy. Giúp bọn mình có thêm một cơ hội được sống chính là giúp các bạn có một Trái đất xanh sạch hơn đúng không nào?! Hy vọng rằng với bức thư này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của rác thải cao su và giúp bọn mình nhân rộng mô hình này ở khu vực của bạn nhé.

Tổng hợp: Thùy Vân

Nguồn: Gumdrop

Cùng tác giả

#Tag

gumdrop kẹo cao su môi trường tái chế tái sử dụng thân thiện môi trường

iDesign Must-try

Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
‘Eyes as Big as Plates’: Loạt ảnh phản ánh những góc nhìn mới về con người và nơi chúng ta thuộc về
‘Eyes as Big as Plates’: Loạt ảnh phản ánh những góc nhìn mới về con người và nơi chúng ta thuộc về
“Eyes as Big as Plates” là dự án được thực hiện bởi bộ đôi nghệ sĩ Phần Lan – Na Uy Riitta Ikonen và Karoline Hjorth. Bắt đầu với các…
Annemieke Mein - Yêu thương từ những điều nhỏ nhất của thiên nhiên
Annemieke Mein - Yêu thương từ những điều nhỏ nhất của thiên nhiên
Những tác phẩm điêu khắc phi thường của Annemieke Mein phóng to những điều nhỏ bé của thiên nhiên.
Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Bộ nhận diện Mineral Cafe - Bài toán thân thiện môi trường được xây dựng từ những giá trị bền vững
Tọa lạc tại Jakarta, Indonesia, Mineral Cafe là không gian cafe cung cấp các dịch vụ về thức uống và đồ ăn tự chế biến với phương châm mang đến…
Đi tìm lời giải đáp cho nỗi lo âu của phần lớn cư dân đô thị
Đi tìm lời giải đáp cho nỗi lo âu của phần lớn cư dân đô thị
Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, kiến trúc và công trình xây dựng, thuật ngữ môi trường xây dựng (built environment) đề cập đến môi trường do con người…
Treewalkers - Ngôi nhà trên cây nhưng không cần cây, đã vậy còn ‘biết đi’
Treewalkers - Ngôi nhà trên cây nhưng không cần cây, đã vậy còn ‘biết đi’
Thông thường, khi nói đến nhà trên cây, chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh những căn nhà gỗ cheo leo trên những thân cây to, giữa rừng cây hoặc…