VR ở Việt Nam: Không khó về kỹ thuật mà là con người

Công nghệ thực tế ảo đã trở nên khá quen thuộc với thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, các bạn trẻ chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc cũng như làm quen. Vậy thực tế ảo tại Việt Nam đã và đang phát triển như thế nào? Góc nhìn của người trong ngành ra sao?

Với một buổi trò chuyện nhỏ cùng anh King Nguyễn – CTO và anh Thành Bùi – Art Director của Rolling Ant – một trong những công ty hàng đầu thế giới về thực tế ảo và 3D tương tác, iDesign mong muốn mang đến một góc nhìn mới từ những người trong cuộc đến với những ai đã và đang nhen nhóm trong mình niềm đam mê với thực tế ảo.

20180326 idrollingantden 02 1
20180326 idrollingantden 04

Thực tế ảo – Virtual Reality (VR) là một môi trường do con người giả lập được thiết kế thông qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, hiển thị qua màn hình máy tính hoặc kính thực tế ảo. VR đem đến những trải nghiệm chân thật hơn, người xem cảm nhận như họ đang tồn tại trong chính không gian thực tế ảo đó.

20180326 idrollingantden 03

Để thực hiện một dự án thực tế ảo, trong team cần có sự phối hợp của nhiều vị trí nhân sự bao gồm: producer, art director, kiến trúc sư, scene manager, lập trình, họa sĩ 3D…

Sau đó, quy trình tạo nên thực tế ảo bắt đầu từ việc dựng 3D, rồi đưa vào game engine (một phần mềm được viết để thiết kế và phát triển video game) trước khi được lập trình để tương tác, sau cùng là bước chỉnh sửa chất liệu, ánh sáng sao cho chân thực nhất. Mỗi công đoạn hay vị trí nhân sự đều quan trọng và đều đóng góp cho sự thành công chung của dự án. So với các dự án thông thường, anh Thành Bùi cho biết sự khác biệt là không đáng kể, cốt yếu vẫn là sự hợp tác chặt chẽ của mỗi vị trí với nhau. Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ, VR vẫn có những hạn chế nhất định, đó cũng là cái khó của một art director các dự án thực tế ảo.

20180326 idrollingantden 07

Theo anh King Nguyễn, VR sẽ thay đổi đời sống của con người trong rất nhiều lĩnh vực, không chỉ về game và kiến trúc, mà còn trong marketing, bán hàng, giảng dạy,… Ví dụ trong bán hàng, đối với những sản phẩm tốn nhiều thời gian và chi phí sản xuất như xe hơi, người ta có thể ứng dụng thực tế ảo vào các showroom. Thay cho nhiều chiếc xe thật với mẫu mã khác nhau và giá thành cao, khách hàng hoàn toàn có thể tùy chọn màu sắc, hình dáng, nội thất chính xác như thực tế với VR. Trong giảng dạy, các sinh viên trường y có thể thực nghiệm trên VR thay cho các mẫu vật thật.

Ở riêng Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là ứng dụng thực tế ảo vào bất động sản, xây dựng các tòa nhà, văn phòng mẫu. Lợi thế của VR là đem lại cho chủ đầu tư, kiến trúc sư góc nhìn trực quan, chi tiết hơn về hình ảnh trước và sau khi thi công của thiết kế, giúp khách hàng có trải nghiệm gần thực tế hơn, đưa ra quyết định nhanh hơn nhiều so với cách bán hàng truyền thống. Mặt khác, nó cũng giúp rút ngắn thời gian, công sức của đội ngũ marketing. Hiện nay đã và đang có rất nhiều chủ đầu tư áp dụng công nghệ này vì họ thấy được lợi ích mà nó đem lại.

Một vòng tham quan văn phòng Rolling Ant và ngắm nghía một số dự án đặc biệt Rolling Ant đã thực hiện.

Tuy nhiên, lý do chính khiến thực tế ảo chưa thực sự phổ biến là chi phí đắt đỏ và quá mới mẻ, nhiều công ty đã quen với việc mô tả sản phẩm đơn thuần bằng hình ảnh và video, chỉ những công ty lớn mới có nhu cầu cập nhật nhanh kỹ thuật và đủ điều kiện cũng như kinh phí thực hiện. Bên cạnh đó, một lý do khác ít ai nghĩ đến khi nói về khó khăn của VR. Đó chính là… khía cạnh con người.

20180326 idrollingantden 05

Mới mẻ là thế, nhưng chưa một dự án nào có thể làm khó được tập thể Rolling Ant. Anh King Nguyễn cho biết, ngay từ khi bắt đầu một dự án, người thực hiện đã phải hình dung được mình cần làm gì. Cộng với kinh nghiệm được tích lũy dần dần, các dự án chưa bao giờ nằm ngoài tầm với về mặt kỹ thuật, khả năng cũng như công nghệ. Thế nhưng khó khăn nhất lại chính là về mặt con người. Mỗi khi công ty có người… buồn là có chuyện vì nhân sự đã ít, áp lực dự án cao nhưng lại khó can thiệp về mặt cảm xúc với mỗi cá nhân. Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, hai anh luôn phải xếp sẵn người để dự phòng cho trường hợp này.

20180326 idrollingantden 08
Văn phòng Rolling Ant

Ngoài ra ở Việt Nam vẫn chưa có một trường học chuyên giảng dạy về thực tế ảo, chủ yếu vẫn là tự học với những ai có đam mê. Phần lớn các bạn đến với ngành có xuất phát điểm là kiến trúc, nội thất hoặc biết cơ bản về 3D. Tuy nhiên đa số những ai biết 3D lại yêu thích và thiên về mảng game thay vì VR. Thế nên một trong những khó khăn lớn nhất của Rolling Ant chính là khi đào tạo được một thời gian, học viên thấy mình đã biết đủ thì bỏ ngang để chuyển sang game.

Hiện tại cũng có nhiều khóa học ngắn hạn dành cho những ai đam mê. Tuy nhiên đó là một con dao hai lưỡi vì các lớp học này chỉ dạy công cụ nhưng không dạy cách tư duy. Khi đi làm, các bạn chỉ nắm duy nhất một công việc với quy trình nhất định, bị tách ra khỏi công việc đó và đỏi hỏi cao hơn, các bạn gần như phải học lại từ đầu, dễ rơi vào tình trạng chán nản. Theo anh Thành Bùi, đặc thù của ngành này là phải cập nhật liên tục và nghiên cứu thường xuyên, bản thân các bạn phải tự mình ý thức và rèn luyện bản thân từng ngày.

20180326 idrollingantden 06

Do sự thổi phồng của truyền thông và báo chí, nhiều bạn mang trong mình tư tưởng ngành này ít người, lương cao, nên mặc dù trình độ chưa tốt, họ vẫn ảo tưởng quá nhiều về mức lương và khối lượng công việc để rồi thất vọng khi thật sự bước vào công ty. Ngành thực tế ảo hiện tại chưa nhiều người làm đồng nghĩa với việc bạn có nhiều cơ hội để bước chân vào, nhưng bù lại nếu không cập nhật sẽ dễ dàng bị tụt lùi so với lớp kế thừa trẻ hơn. Đối với công ty, một người trẻ thật sự gây ấn tượng là khi họ có nhiệt huyết, không ngại mở rộng tư duy dù chưa thực sự giỏi, công ty cũng không ngần ngại mở rộng môi trường để các bạn được phát triển bản thân.

Thiết kế: Tuyết Nhi
Ban biên tập iDesign

Cùng tác giả

#Tag

AR Cà Phê - Trà Đá công nghệ iD interview idesign signature King Nguyễn Rolling Ant Thành Bùi thực tế ảo việt nam virtual reality VR

iDesign Must-try

Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Khi những tác phẩm văn học kinh điển đi vào các trang lịch 2024 của Nhã Nam 
Gửi lời chào năm 2024 đến các độc giả, Nhà xuất bản Nhã Nam đã giới thiệu đến công chúng bộ lịch với chủ đề “Từ trong trang sách”, lấy…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Bóc Lịch | Tổng hợp các thiết kế lịch 2024 nổi bật của artist Việt trên Behance
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Giáp Thìn 2024. Gác lại những muộn phiền của năm 2023, hãy cùng iDesign chiêm ngưỡng bộ lịch Tết 2024 nổi bật đúng…