Nền tảng của thiết kế sản phẩm: Thiết kế tập trung vào con người

Hãy tưởng tượng rằng bạn nảy ra một ý tưởng thiết kế siêu hay ho và bạn có những ý định cũng tuyệt vời không kém. Nhưng, đáng tiếc là những ý định đó không phù hợp với thực tế của người dùng. Trong quá khứ, đây là một trong những trường hợp điển hình.

Một cách tiếp cận phổ biến khi thiết kế là: bạn nghĩ ra một ý tưởng, xây dựng dựa trên ý tưởng đó rồi hy vọng rằng khách hàng của bạn sẽ sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này hoàn toàn không hiệu quả khi chỉ có thể làm thỏa mãn yêu cầu và mong muốn từ phía designer trong khi bỏ qua góc nhìn thực tế từ phía người dùng.

Khái niệm thiết kế với end-user không còn là một điều mới trong thiết kế sản phẩm. Về cốt lõi, việc thiết kế nên một sản phẩm thành công đòi hỏi designer phải tạo ra sản phẩm với mục đích giải quyết một vấn đề hoặc làm cải thiện một khía cạnh trong cuộc sống của người dùng. Nói cách khác, designer cần phải chấp nhận việc tiếp cận bằng cách lấy con người làm trung tâm của sản phẩm.


Vậy chính xác thì cách thiết kế tập trung vào con người là thế nào?

Trọng tâm của việc thiết kế lấy con người làm trung tâm là một phương pháp giải quyết vấn đề kết hợp người dùng cuối trong suốt quá trình thiết kế nhằm đảm bảo các giải pháp được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

IDEO giải thích:

“Khi bạn hiểu những người mà bạn đang cố gắng tiếp cận – và sau đó thiết kế theo quan điểm của họ – bạn sẽ không chỉ nhận được những câu trả lời bất ngờ mà còn có thể nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời mà người dùng sẽ mong muốn đón nhận”.

Do vậy, như bạn thấy, việc thiết kế lấy con người làm trung tâm khiến những vấn đề mà họ gặp phải và nguyên nhân cốt lõi của nó trở nên rõ ràng hơn. Điều này giúp cho các designer nhấn mạnh vào chính xác vấn đề mà người dùng của họ đang gặp phải và đưa ra một giải pháp phù hợp, gần gũi hơn với người dùng.


Một phương pháp tiếp cận đổi mới

Trong thời kỳ công nghệ như hiện nay, không hề có giới hạn cho những tiến bộ mới đang nhanh chóng thay đổi thị trường. Điều này, khi đi cùng với những kỳ vọng và nhu cầu luôn thay đổi của người dùng, gây ra rất nhiều áp lực lên một công ty bởi họ phải đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra là hữu ích, phù hợp với mong muốn cũng như bối cảnh thực tế của người sử dụng.

Về bản chất, nếu một công ty muốn trở nên nổi bật và đánh bại các đối thủ cạnh tranh, họ phải cởi mở hơn với những cách tiếp cận mới để có thể dẫn đầu sự đột phá, sáng tạo và khác biệt. Với khả năng nhận ra vấn đề trong tầm tay và tìm ra một giải pháp, phương pháp lấy con người làm trung tâm là một cách thức có thể sử dụng để đạt được điều này.

Nhưng đừng vội tin những gì chúng tôi nói. Sau đây là một vài công ty đã và vẫn đang tiếp tục sử dụng phương pháp này.


Airbnb

Có một thời điểm, khi Airbnb nhận thấy họ đang phải đối mặt với những khó khăn về tài chính bởi số lượng booking ít ỏi mà họ thu được. Họ đã chọn phương pháp tiếp cận tập trung vào người dùng để có thể xác định được điều gì không hoạt động hiệu quả trên trang.

Cuối cùng, họ khám phá ra rằng chính danh sách ảnh có chất lượng thấp là “thủ phạm”. Người dùng không đặt phòng bởi họ không thể thấy được những gì mà họ đang phải trả tiền. Airbnb đã quyết định nâng cấp tất cả các hình ảnh bằng những hình ảnh nổi bật và có chất lượng cao hơn. Điều này sau đó đã làm tăng gấp đôi doanh thu và giải quyết vấn đề của Airbnb ngay lập tức.


Spotify

Trước khi Spotify ra đời, việc thu mua và lắng nghe những bản nhạc yêu thích của chúng ta không hề nhanh chóng và dễ dàng. Spotify đã thành công bằng sự thấu hiểu những khó khăn của người dùng trong việc lắng nghe, phát thanh và chia sẻ âm nhạc bằng cách thực hiện phương pháp tiếp cận tập trung vào con người để tạo ra nền tảng của họ.

Điều này đã thay đổi cách mà người dùng tương tác với âm nhạc, cũng như với nền tảng của họ để có thể truy cập vào tất cả thư viện âm nhạc ở một nơi duy nhất, nhận những gợi ý và danh sách các bài hát cũng như dịch vụ hữu ích—tất cả chỉ với một khoản phí hàng tháng.

Đây là ví dụ cho một sản phẩm đã giải quyết được vấn đề lớn trước khi người dùng nhận ra đó là vấn đề. Và tất cả điều đó đều phụ thuộc vào khả năng thấu hiểu người sử dụng của họ.


 Oral B

Oral B đã chọn phương pháp tiếp cận này khi thiết kế bàn chải đánh răng cho trẻ em. Họ quyết định quan sát quá trình trẻ em sử dụng bàn chải đánh răng để xác định bất kỳ sự khác biệt nào cần phải được tính đến.

Họ khám phá ra rằng cách mà trẻ em cầm bàn chải đánh răng hoàn toàn khác so với người lớn, bởi bàn tay của những đứa trẻ rất nhỏ và chúng thường xuyên cho rằng bàn chải đánh răng của “người lớn” thật khó để sử dụng.

Nhằm giải quyết vấn đề này, họ đã thiết kế lại bàn chải đánh răng dành riêng cho trẻ em và thêm vào chiếc bàn chải một dụng cụ kẹp để giúp chúng dễ dàng thao tác với bàn chải trong khoang miệng hơn. Nhờ vậy, chúng ta đã cải tiến bàn chải đánh răng cho trẻ em như những gì bạn đang thấy ngày nay.


Các giai đoạn của phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

Vậy, như những ví dụ trên, làm sao để bạn có thể áp dụng phương pháp này vào chiến lược thiết kế của mình? Dưới đây là bốn giai đoạn chính của một quy trình thiết kế lấy trọng tâm là người dùng:

Giai đoạn một – Cảm hứng

Ở giai đoạn này, quy trình thiết kế đòi hỏi các designer phải tham gia trực tiếp cùng với đối tượng mục tiêu để xác định vấn đề chính và những khó khăn của họ.

Điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu đầy đủ về tập người dùng của bạn để tìm ra điều gì khiến họ cảm thấy hạnh phúc cũng như những điều khiến họ cảm thấy bối rối, thời gian biểu của họ, sở thích, thói quen,… Về cơ bản, bạn cần hiểu họ một cách sâu sắc, có vậy bạn mới có thể bắt đầu đồng cảm với họ.

Giai đoạn hai – Lên ý tưởng

Đây là giai đoạn brainstorming, bạn sẽ phác thảo ra tất cả những phương án khả thi nhằm giải quyết các nhu cầu cũng như vấn đề của người dùng cho tới khi bạn có được một giải pháp thực tế và lấy người dùng làm trung tâm.

Đừng quên một điều là bạn không phải người dùng, do vậy hãy sử dụng hiệu quả những nghiên cứu của bạn trong quá trình thảo luận và lên ý tưởng. Ở giai đoạn này, bạn có thể sử dụng các công cụ như bản đồ thấu cảm, bản đồ hành trình người dùng và rất nhiều những công cụ khác.

Giai đoạn ba – Tạo ra sản phẩm mẫu và tiến hành thử nghiệm

Sau khi đã có ý tưởng thiết kế tốt, bạn có thể tạo ra một bản mẫu và bắt tay vào việc thử nghiệm nó với người dùng của bạn.

Việc thử nghiệm tuyệt đối quan trọng để biết được liệu sản phẩm có thực sự giải quyết được vấn đề của người dùng hay không, và liệu nó có hiệu quả hay không. Trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận được rất nhiều phản hồi từ phía người dùng, toàn bộ phản hồi sẽ được sử dụng để hiểu rõ phần nào của thiết kế cần phải cải tiến.

Giai đoạn bốn – Thực hiện

Đây là lúc bạn đã thực hiện hoàn chỉnh các cuộc thử nghiệm sản phẩm, thu thập phản hồi và tinh chỉnh sản phẩm cho phù hợp. Do đó, sản phẩm đã sẵn sàng để phát hành và tiếp thị đến các đối tượng mục tiêu.

Điều quan trọng của giai đoạn này là bạn cần đưa một chiến lược tiếp thị hiệu quả đến đến người dùng cuối. Hãy nhớ rằng, bạn nên tiếp thị cho khách hàng theo quan điểm của họ— cho họ thấy bạn đang cố gắng giúp họ giải quyết khó khăn.


Kết luận

Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn đã hiểu được tại sao chúng ta cần phải sử dụng phương pháp tiếp cận tập trung vào con người làm nền tảng cho việc phát triển một sản phẩm thành công ra thị trường.

Như những ví dụ thành công phía trên, phương pháp này sẽ giúp bạn tạo ra một sản phẩm sáng tạo, bền vững, lâu dài, giải quyết nhu cầu cũng như những khó khăn thực tế của đối tượng khách hàng. Vì vậy, hãy áp dụng nó để tạo ra một sản phẩm từ góc độ mang tính con người hơn và bạn sẽ thấy nó giúp bạn nổi bật ra sao trên thị trường cạnh tranh.


Biên dịch: Limon
Nguồn: Muzli

Cùng tác giả

#Tag

Human centered design quy tắc thiết kế thiết kế trải nghiệm người dùng ux design

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
Tương lai nào dành cho các nhà thiết kế UX và UI?
Tương lai nào dành cho các nhà thiết kế UX và UI?
Trong suốt thập kỷ qua, thế giới đã gắn liền với kỹ thuật số hơn bao giờ hết. Đại dịch toàn cầu chỉ càng đẩy nhanh xu hướng đó. Do…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 1)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 1)
Hầu hết tất cả chúng ta đều đã nghe trò chơi điện tử có thể gây nghiện và chúng ta không nên chơi game quá nhiều. Nhưng liệu trong chúng…
5 yếu tố làm nên tính khả dụng (Usability)
5 yếu tố làm nên tính khả dụng (Usability)
Usability (tính khả dụng) là một nhân tố quan trọng trong thiết kế trải nghiệm người dùng. Theo như tiêu chuẩn của ISO 9241-11 định nghĩa Usability như sau: Usability…