Guy Ribes - Thiên tài chép tranh của thế kỉ 20

Sau khi đi phải đi tù vì giả mạo tranh của Pierre-Auguste Renoir, Guy Ribes đã từng tái xuất và trở thành một phần quan trọng trong chính bộ phim tiểu sử về vị hoạ sĩ người Pháp này.

Tuổi thơ của Guy Ribes

Sinh ra trong một nhà chứa do gia đình ông quản lý, Guy Ribes đã trải qua thời thơ ấu và tuổi trẻ của mình ở khu Lyon. Nhưng được một thời gian sau thì nhà thổ bị đóng cửa và cha mẹ của ông bị bắt và bỏ tù. May mắn là cậu bé sau đó đã tìm thấy chính mình trong trường nội trú, nơi một người Cha xứ giới thiệu đến và làm việc vẽ vời khi mới 8 tuổi.

Năm 1964, ông học việc tại một xưởng vẽ lụa có uy tín ở Lyon, nhưng vẫn tiếp tục vẽ bán tranh màu nước nơi con đường chợ. Tuy nhiên, chàng trai trẻ bấy giờ đã có một công việc tay trái khác là nhận chép tranh theo yêu cầu của khách hàng. Sau thời gian làm việc trong Hải quân Pháp, ông sống ở Athens, nơi ông cố gắng kiếm sống từ nghệ thuật của mình. Năm 1975, ông bắt đầu công việc sao chép các kiệt tác hội họa “cho vui” vì các tác phẩm của chính ông không bán được.

A French Forger (2016) là một bộ phim tiểu sử kể về thiên tài chép tranh Guy Ribes.

“…Kẻ giả mạo này đã xâm nhập vào thị trường nghệ thuật với các tác phẩm của mình trong hơn 20 năm. Chúng ta đang nói về 1.000 bản vẽ và tranh vẽ được sản xuất từ ​​giữa những năm 1980 đến 2005, đi cùng với số tiền mà của các nhà sưu tập tư nhân, chủ phòng trưng bày và thậm chí cả bảo tàng đã bỏ ra”. Tờ báo France Soir nhận định

Cuộc gặp gỡ của Guy vào năm 1996 với một người buôn tranh đã khiến ông trở thành một thợ chép tranh chuyên nghiệp, không còn đơn giản là sao chép các tác phẩm có sẵn mà nắm bắt phong cách của các họa sĩ để tái tạo thành những bức tranh mới. Ông thường sản xuất tranh theo đơn đặt hàng, giả mạo nét vẽ của Chagall, Picasso, Dalí, Léger, Bonnard, Modigliani, Renoir, Laurencin, Braque, Vlaminck hoặc Matisse. Đáng nói hơn, ông không bao giờ tạo bản sao của bức tranh hiện có mà ông đã thực sự vẽ mới theo phong cách mà họa sĩ gốc đã sử dụng. Một số tác phẩm “giả” của ông thậm chí được xác thực bởi các chuyên gia nghệ thuật và đăng trên các tờ báo lớn. Con gái riêng của họa sĩ quá cố Marc Chagall cũng từng bị lừa bởi một tác phẩm giả khi có nguồn tin nói rằng đó là một bức tranh bị thất lạc của cha cô.

Màn lừa đảo của Guy Ribes thực sự thành công là nhờ một mạng lưới những người bán tranh tinh vi trong suốt nhiều năm liền. Cho đến khi một lần ông tự thân đi bán tranh thì lại bị cảnh sát bắt được. Năm 2005, ông bị cảnh sát bắt tại ngay xưởng tranh riêng ở Saint-Mandé và bị kết án tù vào năm 2010. Chỉ có 350 vụ giả mạo của ông được làm chứng trước tòa. Ông bị kết án ba năm tù, hai trong số đó là án treo. Mười một người khác là đồng phạm trong đường dây lừa đảo đã bị kết án với nhiều hình phạt khác nhau.

Các tác phẩm cá nhân của Guy Ribes phần lớn là tranh màu nước.

“Bán tranh chép còn dễ hơn bán tranh do chính tôi thực hiện cho những người không hiểu gì về hội họa của tôi”, ông khai trước tòa án Pháp vào năm 2010.

Gilles Perrault, chuyên gia đứng ra làm chứng thừa nhận: “Tôi đã tham gia vào nhiều trường hợp kiểu này, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một kẻ giả mạo nào sao chép được hàng loạt nghệ sĩ như vậy. Nếu Picasso vẫn còn sống, ông ấy chắc chắn sẽ thuê một người như ông ta.”

Theo luật sư của Guy Ribes, tòa án đã công nhận “chất lượng cao trong các tác phẩm”, “những phẩm chất nghệ sĩ” và là “một kẻ giả mạo không hơn”. Sau khi bị vạch mặt trước công chúng, Guy Ribes đã chấm dứt hoạt động giả mạo và vẽ các tác phẩm dưới tên mình.

Tái xuất trong trong bộ phim tiểu sử Renoir (2012)

Trong thời gian mãn hạn tù, Guy Ribes một lần nữa hành nghề chép tranh, nhưng lần này là với một mục đích hoàn toàn khác xưa. Ông xuất hiện trong một tác phẩm điện ảnh quan trọng, trong vai “bàn tay tài hoa” của vị hoạ sĩ Pierre-Auguste Renoir đáng kính.

Guy Ribes đang giúp đỡ Michel Bouquet (phải) trên phim trường Renoir.
Hậu trường cảnh trang điểm cho Guy Ribes vào vai cánh tay của Renoir.

Nhà sản xuất Marc Missonnier của Fidélité Films nói với tờ The Independent: “Bạn có thể thấy Renoir làm việc qua bàn tay của Guy Ribes. Bức tranh được vẽ từ đầu đến cuối và nó hệt như được vẽ bởi chính Renoir vậy, theo như lời nhà nghiên cứu kỹ thuật vẽ của Renoir đã nói.”

Bộ phim phục dựng hình ảnh ngôi nhà của Renoir ở miền nam nước Pháp với những bức tranh được tái hiện trên tường của ông: “Nhưng khi bạn để ý các bức tranh Renoir vẽ, chúng không liên quan đến bất kỳ một tác phẩm cụ thể của ông, mặc dù bạn có thể nhận ra ngay nét vẽ đặc trưng của bậc thầy hội họa.”

Đó là cách Guy Ribes đánh lừa các nhà sưu tập tranh trong đời thực. Marc Missonnier cũng mô tả bậc thầy chép tranh là một người rụt rè, ông nói: “Điểm đặc biệt ở Guy Ribes là ông ấy đã vẽ nên những bức tranh như thể chính Renoir đã vẽ nó vậy.”

Guy Ribes đứng trong phòng khách cùng với các tác phẩm ông chép lại năm xưa

Nhờ bộ phim mà tài năng của Guy Ribes mới thực sự được công nhận rộng rãi. Antonin Lévy, luật sư của ông cho biết bộ phim đã cứu rỗi Guy Ribes trong thời điểm ông đang là người vô gia cư. Khi được hỏi liệu vị nghệ sĩ có cảm thấy cay đắng khi không được công nhận hay không, ông nói: “Không còn nữa”. Ông nhớ lại một chuyên gia nghệ thuật đã mô tả những tác phẩm của thiên tài chép tranh là một trong những tác phẩm giả mạo thuyết phục nhất mà ông từng thấy.

Renoir được dựa trên một câu chuyện bị lãng quên về cô người mẫu Andree đã giúp cho hai cha con nghệ sĩ gắn kết lại với nhau.

Bộ phim Renoir (2012) lấy bối cảnh Thế chiến thứ nhất, mô tả người nghệ sĩ trong những năm tháng tuổi xế chiều. Đau khổ vì mất vợ, bệnh viêm khớp và thông tin khủng khiếp rằng con trai Jean của ông đã bị thương trên chiến trường và khiến ông mất ý chí vẽ tranh. Cho đến khi một cô gái trẻ xinh đẹp Andrée Heuschling tìm đến ông để làm người mẫu, vị hoạ sĩ lại tràn ngập niềm đam mê hội họa. Khi Jean trở về nhà để dưỡng bệnh, anh cũng phải lòng cô người mẫu của cha mình. Và riêng người con trai Jean đã người đã trở thành một trong những đạo diễn hàng đầu của điện ảnh, với những tác phẩm kinh điển như La Grande Illusion.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Chép tranh Guy Ribes Heirstory lịch sử mỹ thuật lịch sử nghệ thuật lừa đảo Pierre-Auguste Renoir

iDesign Must-try

Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…