Những nền văn minh ngoài hành tinh sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu thế nào?

Bài nghiên cứu mới đã đưa ra một câu hỏi lớn: Thực sự có hay không một nền văn minh bền vững, có lẽ nền văn minh ấy nằm cách xa thiên hà của chúng ta? Hoặc họa chăng tất cả các nền văn minh đều diệt vong bởi chính nó?

Đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu, phá rừng, và sự biến mất của đa dạng sinh học, một trong những hành động cấp thiết nhất trong toàn thể nhân loại là gầy dựng một phiên bản bền vững của nền văn minh. Tuy nhiên khi đối mặt với thách thức lớn lao này, chúng ta hiếm khi đặt ra câu hỏi thúc bách nhất trên tất cả: Làm thế nào chúng ta biết rằng một nền văn minh có thể bền vững?

Các phi hành gia đã kiểm tra phần lớn những ngôi sao trong vũ trụ, thiên hà, các sao chổi, và nhiều hố đen. Nhưng có chắc những hành tinh có nền văn minh bền vững đều nằm gọn trong vũ trụ? Hay mỗi nền văn minh chỉ có thể khởi nguyên trong vũ trụ được một vài thế kỷ trước khi nó chìm trong biến đổi khí hậu do chính mình gây ra?

Nhà vật lý thiên văn Adam Frank – chuyên gia trong lĩnh vực vật lý và thiên văn học tại đại học Rochester, cũng là một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu đã tiến hành những bước đầu tiên nhằm đưa ra lời giải đáp cho những nghi vấn trên. Trong một bài nghiên cứu mới được đăng trên ký sự Astrobiology (Tạm dịch: Sinh học vũ trụ), nhóm nghiên cứu giải quyết những câu hỏi đó trên phương diện “sinh học vũ trụ”.

“Sinh học vũ trụ là ngành nghiên cứu về đời sống và nghiên cứu này có thể thực hiện trong bối cảnh hành tinh,” Frank, tác giả cuốn sách có nhan đề “Light of the Starts: Alien Worlds and the Fate of the Earth” (Tạm dịch: Ánh sáng của những vì sao: những thế giới ngoài hành tinh và số phận của trái đất) được viết dựa trên bài nghiên cứu này. “Thế giới ấy chứa đựng những nền văn minh ngoài trái đất hay chúng ta thường gọi là người ngoài hành tinh.”

Frank và các đồng nghiệp của ông chỉ ra những tranh luận về biến đổi khí hậu ít khi diễn ra trong bối cảnh rộng lớn hơn này – một điều cần xem xét khả năng có thể đây không phải lần đầu tiên trong lịch sử vũ trụ một hành tinh và sinh quyển của nó biến đổi giống như cách mà loài người chúng ta đã làm với trái đất.

“Nếu chúng ta không phải là nền văn minh đầu tiên trên thế giới này,” Frank nói “Điều có nghĩa chúng ta đã có sẵn những quy luật làm thế nào để đưa số mệnh của một nền văn minh trẻ như chúng ta phát triển.”

4 viễn cảnh cho nền văn minh hành tinh

“Nếu con người làm biến đổi khí hậu trái đất đến một mức độ nào đó, các bạn sẽ không còn có thể cứu vãn. Ngay cả khi bạn thoái lui và bắt đầu sử dụng nguồn tài nguyên mặt trời hoặc những nguồn khác ít tác động, điều đó cũng đã quá muộn, bởi vì hành tinh của chúng ta đã biến đổi rồi.” – Frank nói

Trong một nền văn minh hành tinh, vì dân số tăng, nguồn tài nguyên của hành tinh đó càng ngày càng bị vắt kiệt. Cũng vì sử dụng nguồn tài nguyên này, nền văn minh đã biến đổi tình trạng của hành tinh. Tóm lại, các nền văn minh và hành tinh không phát triển riêng biệt từ đời này sang đời nọ. Chúng dựa vào nhau để đi lên, và số mệnh của nền văn minh chúng ta phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng nguồn tài nguyên trái đất.

Nhằm mục đích giải thích cách hệ thống văn minh – hành tinh đồng tiến hoá, Frank và cộng sự của mình đã cùng phát triển một mô hình toán học để diễn tả những con đường mà quần thể tiến bộ kỹ thuật và hành tinh của họ có thể cùng nhau phát triển. Bằng cách nghĩ về những nền văn minh và hành tinh – ngay cả nền văn minh ngoài trái đất –  như một tổng thể, những nhà nghiên cứu có thể dự đoán rõ hơn nhân loại cần làm gì để tồn tại. 

“Vấn đề là để nhận ra rằng biến đổi khí hậu có thể là vấn đề chung,” Frank nói. “Những định luật vật lý yêu cầu bất cứ dân số trẻ nào xây dựng một nền văn minh sử dụng nhiều năng lượng như chúng ta, sẽ nhận phản hồi lên chính hành tinh đó. Chứng kiến biến đổi khí hậu trong bối cảnh vũ trụ có thể cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về những gì hiện đang xảy ra với con người và làm thế nào để giải quyết những điều ấy.”

Áp dụng mô hình toán học, các nhà khoa học đã phát hiện 4 viễn cảnh có thể xảy ra trong nền văn minh – hành tinh:

  1. Lụi tàn: dân số và tình trạng hành tinh (ý chỉ những yếu tố như nhiệt độ trung bình của nó) tăng vọt. Sau cùng, dân số chạm đỉnh và rồi giảm nhanh chóng bởi nhiệt độ hành tinh tăng lên khiến điều kiện sống khó khăn hơn. Dân số đạt đến mức ổn định, tuy nhiên con số đó chỉ là một phần nhỏ của mức dân số cao nhất. “Tưởng tượng 7 trên 10 người bạn biết chết đi nhanh chóng,” Frank tiết lộ. “Chưa rõ một nền văn minh công nghệ phức tạp có thể tồn tại sau những biến đổi tương tự hay không.”
  2. Bền vững: dân số và nhiệt độ cùng tăng thậm chí cả hai đều giữ giá trị ổn định, không có bất kỳ tác động nghiêm trọng. Viễn cảnh này xảy ra trong những mô hình khi quần thể nhận ra họ đang ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường và chuyển đổi sử dụng nguồn tài nguyên từ nguyên liệu mang tác động lớn như dầu sang nguyên liệu có tác động thấp như năng lượng mặt trời.
  3. Sụp đổ nhưng không biến đổi tài nguyên: Cả dân số và nhiệt độ tăng lên nhanh chóng cho đến khi số dân đạt đỉnh điểm và đột ngột giảm. Trong mô hình này, chúng ta không chắn các loài có chết sạch hoàn toàn hay không. 
  4. Sụp đổ có biến đổi tài nguyên: Dân số và nhiệt độ tăng, mặc dù người dân nhận thức được vấn đề đang gây ra và thay đổi nguồn tài nguyên từ ảnh hưởng nhiều thành ảnh hưởng ít. Mọi thứ chững lại trong một thời gian, nhưng sự đối phó đã quá trễ và dù sao đi nữa dân số cũng sẽ sụp đổ. 

Frank cho biết “Viễn cảnh cuối cùng gây chấn động nhất. Ngay cả khi bạn thực hiện đúng, nếu bạn trì hoãn quá lâu, kết cục vẫn sẽ là sụp đổ dân số.”

4 viễn cảnh số mệnh của những nền văn minh và hành tinh đều dựa trên các mô hình toán học được phát triển bởi Adam Frank và đồng nghiệp của ông. Đường màu đen biểu thị quỹ đạo của dân số trong nền văn minh và đường màu đỏ diễn tả quỹ đạo đồng phát triển của trạng thái hành tinh (đại diện cho nhiệt độ). Ảnh: Futurity

Nhìn vào Easter Island (Đảo Phục Sinh)

Các nhà nghiên cứu dựng mô hình một phần dựa trên nhiều nghiên cứu về những nền văn minh tuyệt chủng như người dân tại Đảo Phục Sinh. Những cư dân cổ này bắt đầu chiếm lĩnh vùng đảo giữa năm 400 – 700 công nguyên và phát triển dân số thành 10,000 người vào giữa 1200 – 1500 công nguyên. Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, họ đã tiêu hết tất cả nguồn tài nguyên của mình và dân số giảm mạnh còn khoảng 2,000 người.

Nguyên do con người ở Đảo Phục Sinh tuyệt chủng liên quan đến một khái niệm được gọi tên là khả năng chịu đựng hoặc số lượng tối đa ở các loài mà một môi trường có thể cung cấp. Lời phản hồi của trái đất trong công trình xây dựng nền văn minh cho thấy biến đổi khí hậu thực sự “nặng cân” như thế nào. 

“Nếu biến đổi khí hậu khắc nghiệt diễn ra, khả năng chịu đựng của bạn có thể giảm, bởi vì,  ví dụ nền nông nghiệp trên diện rộng có thể bị gián đoạn mạnh mẽ. Tưởng tượng nếu biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán ở khu vực Trung Tây. Chúng ta sẽ không thể nuôi trồng thực phẩm và số dân sẽ giảm.”

Vào thời khắc này đây, các nhà nghiên cứu không thể hoàn toàn dự tính được số phận của trái đất. Những bước tiếp theo sẽ áp dụng mô hình chi tiết hơn về cách thức các hành tinh phản ứng khi một nền văn minh tiêu hao năng lượng dưới mọi hình thức để phát triển. Từ giờ cho đến lúc đó, lời công bố của Frank như một cảnh báo đáng lưu tâm.

“Nếu con người làm biến đổi khí hậu trái đất đến một mức độ nào đó, các bạn sẽ không còn có thể cứu vãn. Ngay cả khi bạn thoái lui và bắt đầu sử dụng nguồn tài nguyên mặt trời hoặc những nguồn khác ít tác động, điều đó cũng đã quá muộn, bởi vì hành tinh của chúng ta đã biến đổi rồi. Mô hình này cho thấy chúng ta không thể chỉ nghĩ về sự phát triển dân số của riêng mình. Chúng ta buộc phải suy ngẫm đến mối liên kết cùng nhau phát triển giữa trái đất và các nền văn minh khác.”

Nguồn: futurity.org
Người dịch: Jane
Ảnh bìa: Photo by Greg Rakozy on Unsplash

Cùng tác giả

#Tag

biến đổi khí hậu Mô hình toán học Nền văn minh ngoài hành tinh Sinh học vũ trụ Vắt kiệt tài nguyên

iDesign Must-try

National Geographic mừng Ngày Trái Đất với phiên bản bìa kép đặc biệt
National Geographic mừng Ngày Trái Đất với phiên bản bìa kép đặc biệt
Tờ tạp chí này đã mừng Ngày Trái Đất với số báo tháng 04/2020 bằng phiên bản bìa kép với góc nhìn lạc quan và bi quan, ám chỉ việc…
While the Ice Is Melting: Triển lãm phản ánh cuộc sống vùng cực trước tác động của biến đổi khí hậu
While the Ice Is Melting: Triển lãm phản ánh cuộc sống vùng cực trước tác động của biến đổi khí hậu
Vào tháng 08/2019, sự biến mất đầu tiên của một sông băng do biến đổi khí hậu đã đánh dấu sự kiện chết chóc kinh khủng đối với vùng đất…
School Strike for Climate - phim hoạt hình ngắn về biến đổi khí hậu lấy cảm hứng từ Stranger Things
School Strike for Climate - phim hoạt hình ngắn về biến đổi khí hậu lấy cảm hứng từ Stranger Things
Lấy cảm hứng từ Eleven của Stranger Things, School Strike for Climate – một phim hoạt hình ngắn do Alex Grigg sản xuất, hợp tác cùng tổ chức của Greta…
Khủng hoảng khí hậu rất tồi tệ, nhưng với tư cách một người sáng tạo, bạn có thể làm được nhiều thứ!
Khủng hoảng khí hậu rất tồi tệ, nhưng với tư cách một người sáng tạo, bạn có thể làm được nhiều thứ!
Bài viết dưới đây nói về những điều mà một người sáng tạo có thể làm trước viễn cảnh khủng hoảng khí hậu hiện nay, dưới góc nhìn của Naresh…
Đằng sau bức ảnh bìa về sự biến đổi khí hậu của tạp chí TIME
Đằng sau bức ảnh bìa về sự biến đổi khí hậu của tạp chí TIME
Ba mươi năm trước, TIME đã xướng tên Trái Đất trong hạng mục Man of the Year của tờ báo, với bìa thực hiện bởi nghệ sĩ Christo lấy hình…
Cập nhật biến đổi khí hậu qua bộ sưu tập thiết kế thảm trải sàn
Cập nhật biến đổi khí hậu qua bộ sưu tập thiết kế thảm trải sàn
Nhiều khối băng vỡ, hồ nước bốc hơi và các hiện tượng khác liên quan đến khí hậu biến đổi trên trái đất đã truyền cảm hứng đến bộ sưu…