52 “chỉ điểm” với nhiếp ảnh film - #1 Đừng tốn quá nhiều

Trong một thế giới ngày càng được số hóa, thật thú vị khi theo dõi hashtag #filmisnotdead đang được phổ biến trở lại trên instagram, vì thế chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu đến bạn đọc loạt bài 52 “chỉ điểm” của tác giả Stephen Dowling dành cho những người mới bắt đầu hoặc có ý định trở lại với nhiếp ảnh film.

#1: Đừng tốn quá nhiều

Nhiếp ảnh hoàn toàn là sự trải nghiệm và những sai lầm, phạm phải các lỗi và học từ chính những điều này. Nhưng khi bạn bắt đầu – đặc biệt với nhiếp ảnh film – đôi khi nó thật phiền phức.

Nếu bạn có ý định nghiêm túc với nhiếp ảnh theo nghĩa thông thường – tức là nhiếp ảnh kỹ thuật số – thì hãy chi càng nhiều càng tốt theo khả năng của mình. Mua một cái máy tốt nhất và quan trọng hơn là đầu tư vào ống kính, điều này cho phép bạn phát triển khả năng mà không cần phải nâng cấp máy thường xuyên. Nhưng liệu nó có đúng khi bắt đầu với nhiếp ảnh film?

Thật sự là không cần thiết. Nhiều người trong chúng ta vẫn mơ về việc dạo bước trên những dãy phố trải sỏi hay trên các đại lộ ở Manhattan với một chiếc Leica (cho những bạn chưa biết thì những chiếc máy ảnh rẻ nhất của Leica cũng đã có giá hơn 30 triệu đồng) và một túi da đầy film, nhưng có nhiều thứ đáng nói hơn khi bắt đầu với một thiết bị khiêm tốn hơn thế.

Nếu bạn muốn được học càng nhiều càng tốt, thì cách tốt nhất là nên bắt đầu bằng một chiếc máy cơ hoàn toàn với ít chức năng nhất có thể. Hãy quên các chế độ tự động khẩu độ, tốc độ hay ống kính tự động lấy nét và flash gắn trong.

Công cụ tốt nhất để thực hành là một cái máy ảnh SLR (viêt tắt của Single-lens Reflex – máy ảnh gương lật ống kính đơn) với ống kính 50mm và một máy đo sáng để đảm bảo lấy sáng chuẩn xác. Đừng để bị cám dỗ bởi những chiếc máy ảnh chỉ dành cho những người có ví tiền dày (nhưng một điều tích cực là những chiếc máy ảnh film đắt tiền trước đây nay đã tương đối rẻ hơn khá nhiều).

Tại sao lời khuyên này tốt ư? Bởi chụp film đôi khi không dành cho bạn. Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để chờ xem kết quả, nó sẽ khiến bạn ngứa ngáy ngón tay đến khó chịu. Thậm chí đôi khi nó khiến bạn quên mất mình đã chụp gì. Điều này không phải là tệ nhưng bạn nên tập làm quen với nó.

Các nhà sản xuất đã làm ra nhiều loại máy ảnh dành cho những người mới bắt đầu và những người đam mê nó trong thập niên 60, 70 và đầu những năm 80, tất cả chúng đều đã được kiểm chứng qua thời gian. Có một số ít linh kiện điện tử nhỏ có thể bị hỏng, như pin đo sáng không hoạt động nhưng nó vẫn có thể chụp được (như Olympus OM-1 hay Pentax MX) và bạn có thể dùng một chiếc máy ảnh kĩ thuật số để đo sáng hoặc áp dụng quy tắc “Sunny 16”.

Nhiều hãng máy ảnh lớn ngày này như Canon, Nikon, Olympus hay Pentax cũng đã từng làm ra những chiếc máy ảnh film. Bạn có thể tìm thấy nhiều chiếc máy ảnh có giá 50$ – 100 $ (ở Việt Nam hiện có nhiều máy ảnh film giá chỉ từ 300.000 đồng).

Trở lại vào những năm 2000, tôi quyết định học nhiếp ảnh từ cơ bản. Tôi đã mua một chiếc Praktica MTL 5B. Đó là một chiếc máy được sản xuất ở Đông Đức những năm 80. Nó sử dụng được với nhiều loại ống kính, những ống kính dùng được cho cả máy Pentax và Zenit, Chinon và nhiều hãng khác nữa.

Tôi cũng sở hữu một máy Canon tự động với ống kính zoom – và sau 6 tháng nằm im trong ngắn kéo, tôi đã dùng nó “đốt” (thuật ngữ của những người chơi máy film khi chụp rất nhiều film trong một khoảng thời gian) một lượng lớn film. Đó là sự thử nghiệm và những sai lầm, tôi đã phạm rất nhiều lỗi nhưng những điều này giúp tôi hoàn thiện kỹ năng của mình.

Lượn vòng quanh Ebay (ở Việt Nam bạn có thể tham gia các chợ máy film trên facebook), các cửa hàng đồ cũ, hỏi thăm xem ai đó có máy ảnh film cũ – đó là nơi bạn dễ dàng tìm thấy chiếc máy ưng ý với giá phải chăng đôi khi còn được bảo hành.Có nhiều mẫu máy ảnh cơ mà bạn có thể dùng được với mức giá vừa phải như Praktica MTL 50 hoặc những máy có từ thập niên 70, 80 của Nhật như Olympus OM-2/OM-1, Minolta X700 hay Pentax MX.

Nếu muốn đốt tiền thì hãy dùng nó để mua film và trải nghiệm. Hãy đợi đến lúc trúng vé số và một chiếc Leica – và trong lúc chờ đợi, hãy học nhiều hơn với việc chụp film bằng những chiếc máy phù hợp.

Lược dịch
Nguồn: filmisnotdead

Cùng tác giả

#Tag

52 chỉ điểm film photography hướng dẫn Kiến thức nhiếp ảnh photography

iDesign Must-try

Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Lớn lên trong một cộng đồng biệt lập, nhiếp ảnh gia Brendon Burton đã phát triển khả năng quan sát cách các tòa nhà đổ nát nép mình vào cảnh…
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam và Matca xin hân hạnh giới thiệu triển lãm ảnh “Rạp chiếu phim – Teatros” của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert. Bộ ảnh…
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Lần đầu tiên, sau 10 năm miệt mài theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh chuyên…