10 khoảnh khắc lịch sử đưa Graffiti trở thành hình thức nghệ thuật được thế giới yêu thích

Graffiti – một thể loại từng bị xem thường là thứ phá hoại, tuy nhiên trong 40 năm qua, nghệ thuật Graffiti đã chứng minh giá trị và vị thế để không bị xem là thứ nghệch ngoạc trẻ con vẽ trên tường nữa. Bắt đầu hình thành tại thành phố New York, Graffiti đã lan rộng trên phạm vi thế giới và dần gia nhập vào văn hóa đương đại.

Hãy cùng iDesign xem lại 10 dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghệ thuật đã giúp Graffiti trở thành loại hình nghệ thuật chính thống.


1. Những bức tranh trong hang động thời tiền sử chứng minh rằng tranh trên tường đã xuất hiện từ sớm.

Ảnh: Wikipedia

Năm 1940, một nhóm thanh thiếu niên người Pháp tình cờ thấy những bức tranh bên trong hang động Lascaux ở tây nam nước Pháp. Các bản vẽ thô sơ với chủ đề động vật, người và hình vẽ trừu tượng được vẽ trên các hang động có thập niên khoảng 17,000 năm TCN , chứng minh nhu cầu sáng tạo cần phải thể hiện một cách công khai. Không những vậy, Graffiti trong khu khảo cổ của người Ý ở Pompeii, có niên đại từ năm 78 trước công nguyên có khắc dòng chữ “Gaius Pumidius Diphilus đã từng ở đây”.


2. Graffiti nổi bật trên tờ The New York Times

Ảnh: TAKI 183

Năm 1971, The New York Times đã xuất bản một bài viết về nghệ sĩ Graffiti trẻ tên là TAKI 183. Bài báo này là một đột phá vô cùng lớn. Một ấn phẩm chính thống lần đầu tiên không chỉ thảo luận về Graffiti mà còn gặp gỡ trò chuyện với một nghệ sĩ và tìm hiểu những gì họ làm. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều nghệ sĩ Graffiti ở thành phố New York, nơi sẽ trở thành điểm nóng của hoạt động có ảnh hưởng đến nghệ thuật Graffiti trên toàn thế giới.


3. Cuộc gặp gỡ giữa Martha Cooper và Dondi

Ảnh: Martha Cooper

Huyền thoại Graffiti và nhiếp ảnh gia đường phố Martha Cooper lần đầu tiên gia nhập bộ môn nghệ thuật Graffiti ở New York vào những năm 1970. Sau khi nhìn thấy một cậu bé tên Edwin đang viết trên tường và ông đã hỏi chuyện cậu ta, cơ duyên này đã giúp Cooper Dondi gặp nhau sau lời giới thiệu của cậu bé. Có thể nói Dondi là một trong những người tham gia nghệ thuật Graffiti quan trọng nhất thời bấy giờ. Anh chào đón Cooper bước chân vào thế giới của mình, cho phép cô theo dõi tác nghiệp và ghi lại những khoảnh khắc sáng tạo. Những tài liệu đó cùng với hình ảnh của Henry Chalfant đã được công bố trên Subway Art, cuốn tư liệu về nghệ thuật Graffiti.


4. Phim tài liệu Style Wars

Trái: Đạo diễn Tony Silver và nghệ sĩ Seen năm 1982. Phải: Style Wars poster. (Ảnh: Night Flight)

Năm 1983, đạo diễn Tony Silver hợp tác với nhiếp ảnh gia Henry Chalfant đã phát hành bộ phim tài liệu mang tên Style Wars. Bộ phim được phát sóng trên PBS để đưa văn hóa Hip Hop và Graffiti của New York đến gần với công chúng hơn. Style Wars không chỉ xoay quanh các nghệ sĩ mà còn hướng ống kính máy quay tới các chính trị gia, bộ máy tư pháp và mở ra một cuộc tranh luận về việc sáng tạo nghệ thuật ở địa điểm công công và hành vi phá hoại của công. Năm 2009, A.O. Scott đã viết như sau về bộ phim trên tờ the New York Times, “Style Wars là một tác phẩm nghệ thuật, bởi vì nó không chỉ ghi lại những tác phẩm của các nghệ sĩ mà bộ phim còn nắm bắt được tinh thần của họ và từ đó truyền tải giá trị tác phẩm qua nhiều thập kỷ sau”


5. Sự trỗi dậy của Basquiat

Trái: Basquiat năm 1981 (Ảnh: Rex Features) / Phỉa: Andy Warhol và Basquiat năm 1985. (Ảnh: Michael Halsband)

Jean-Michel Basquiat là một nghệ sĩ sinh ra ở Brooklyn, ông đã chứng minh rằng Graffiti có thể gia nhập vào thế giới nghệ thuật chính thống. Basquiat nổi tiếng trong thập niên 70 với dự án SAMO, được biết đến khắp Lower Manhattan cùng với người bạn Al Diaz. Năm 1978, nhật báo The Village Voice đã xuất bản một bài viết về công việc của họ, tuy nhiên một năm sau đó dự án đã kết thúc. Và để đặt dấu chấm hết cho SAMO, cặp đôi viết SAMO IS DEAD (SAMO đã chết) trên khắp vùng ven tây Manhattan.

Vào thời điểm đó, Basquiat đã tạo nên làn sóng trong giới họa sĩ chuyên nghiệp, và vào đầu những năm 80, anh tiếp tục gặt hái thành công với tư cách là một họa sĩ solo. Ông cũng hợp tác với David Bowie Andy Warhol tổ chức buổi triển lãm tại bảo tàng huyền thoại Gagosian. Những nỗ lực và thành công của ông sẽ là tiền đề cho Graffiti phát triển ngày nay.


6. Keith Haring và cửa hàng Pop Shop

Haring nổi lên với loạt tác phẩm nghệ thuật ở tàu điện ngầm New York vào những năm 1980. Từ năm 1984, ông nhận được nhiều lời ngỏ ý từ quốc tế, ông bay khắp thế giới để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Năm 1986, ông khai trương cửa hàng Pop Shop tại trung tâm thành phố Manhattan, nhằm chứng minh khả năng thương mại của nghệ thuật Graffiti. Haring nhận ra tầm quan trọng của việc làm có thể giúp loại hình nghệ thuật này gần hơn với công chúng, cửa hàng đã bán tất cả mọi thứ, từ quần áo đến các mặt hàng quà tặng được trang trí theo phong cách của Haring.


7. Tấm poster ‘Hope’ của Shepard Fairey trở thành biểu tượng của cuộc bầu cử tổng thống năm 2008

Ảnh: Obey Giant

Hope” bắt đầu với mục đích ủng hộ tổng thống Obama, mà lúc bấy giờ là thượng nghị sĩ trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2008. Mặc dù Shepard Fairey đã có một sự nghiệp thành công nhưng sau khi ‘Hope’- một thiết kế chỉ trong một ngày được lựa chọn làm biểu tượng cho chiến dịch tranh cử của tổng thống Obama, tên tuổi của người nghệ sĩ đã được nâng lên một tầm cao mới. Bây giờ bạn có thể tìm thấy nó trên rất nhiều mặt hàng, từ áo phông đến cốc cà phê.


8. Graffiti và nghệ thuật đường phố tiếp cận Viện bảo tàng

Thực hiện bởi Barry McGee, AKA Twist.

Bảo tàng nghệ thuật đương đại Los Angeles năm 2011 đã có buổi triển lãm Nghệ thuật đường ph, chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên nghệ thuật Graffiti bước vào một bảo tàng, nhưng nó là một trong những điều đáng nhớ nhất. Dưới sự điều hành của đạo diễn Jeffrey Deitch, mộtchuyên gia về nghệ thuật Graffiti và nghệ thuật đường phố, chương trình là một cái nhìn toàn diện về lịch sử của Graffiti và sự phát triển của nghệ thuật đường phố.

Buổi triển lãm bao gồm những gương mặt lớn trong giới nghệ sĩ đường phố như Bansky và Shepard Fairey, bên cạnh là những gương mặt đầy triển vọng như TAKI 183, Fab Five Freddy, Lee Quinones và RISK. Theo một số ước tính, đây là triển lãm được chú ý nhất trong lịch sử MOCA, chứng minh rằng công chúng đang ngày một hướng đến nghệ thuật Graffiti.


9. Bart Simpson trở thành một nghệ sĩ Graffiti

Ảnh: Simpsons World

Một trong những phương thức tiếp cận hiệu quả của nghệ thuật Graffiti là sự xuất hiện trên loạt phim hoạt hình dài tập và dài nhất nước Mỹ – The Simpsons. Và vào năm 2012, The Simpsons dành cả tập phim cho thể loại Graffiti và nghệ thuật đường phố. Lấy cảm hứng từ bộ phim của Banksy từ năm 2010, Exit Through the Gift Shop, tập phim thứ 15 của mùa 23 có tên gọi Exit Through the Kwik-E-Mart. Tập phim đánh dấu sự góp mặt của các nhân vật hoạt hình mô phỏng một số nghệ sĩ graffiti nổi tiếng lúc bấy giờ như Shepard Fairey, Ron English, và Kenny Scharf. Cũng trong tập phim này, nhân vật chính Bart Simpson đã tự mình hóa thân thành một nghệ sĩ Graffiti. Động chạm tới vấn đề nhạy cảm về nghệ thuật và hành vi phá hoại địa điểm công cộng, Bart nhận được lời mời tại một phòng triển lãm nhưng sau đó lại bị bắt giữ vì đã tự ý vẽ lên địa điểm công cộng của thị trấn.


10. Thời trang cao cấp lấy cảm hứng từ Graffiti.

Trái: Katy Perry tại 2015 MET Ball (Ảnh: Sky Cinema / Shutterstock) / Giữa và phải: Louis Vuitton Art Scarves (Ảnh: Louis Vuitton)

Graffiti trở thành nguồn cảm hứng của thời trang cao cấp và điều đó trở thành một xu hướng mới. Với bộ sưu tập khăn quàng cổ, Louis Vuitton đã biến thương hiệu cao cấp của mình thành sản phẩm dễ tiếp cận hơn, đồng thời chiếm được nhiều thị trường trẻ. Từ năm 2012 đến 2014, họ đã đưa ra một loạt những chiếc khăn được thiết kế bởi các nghệ sĩ Graffiti và đường phố như Kenny Scharf, Stephen Sprouse, Lady AIKO, eL Seed và Os Gemeos.

Vào năm 2015, Katy Perry đã mặc một chiếc váy theo phong cách Graffiti được thiết kế bởi nhà thiết kế Jeremy Scott hãng Moschino trong buổi MET Ball lừng lẫy. Chiếc váy đã tạo nên làn sóng thời trang, nhưng sau đó cũng bị vướng vào một vụ kiện vi phạm bản quyền, khi nghệ sĩ graffiti RIME nhận ra các hình vẽ của mình trên váy nghệ sĩ. Vào năm 2014, các nghệ sĩ Revok, Reyes và Steel đã từng kiện nhà thiết kế thời trang Roberto Carvalli vì đã sử dụng tác phẩm Graffiti của họ vào bộ sưu tập quần áo và túi sách của Just Cavalli mà không xin phép. 


Graffiti đã chứng tỏ được sức ảnh hưởng và các nghệ sĩ Graffiti vẫn đang tiếp tục vươn lên dẫn đầu trong văn hóa đương đại.

Biên tập: Thao Lee
Tác giả: Jessica Stewart

Cùng tác giả

#Tag

andy warhol Bart Simpson Dondi graffiti Heirstory Jean-Michel Basquiat Keith Haring lịch sử nghệ thuật lịch sử thiết kế Martha Cooper nghệ sĩ graffiti Nghệ thuật đường phố Shepard Fairey TAKI 183

iDesign Must-try

Dự án ảnh hợp tác Tưởng tượng về một thế giới nơi các nghệ sĩ đường phố có quyền tự do
Dự án ảnh hợp tác Tưởng tượng về một thế giới nơi các nghệ sĩ đường phố có quyền tự do
Các nghệ sĩ sẽ tạo ra điều gì nếu tất cả các bề mặt của thế giới đều có thể trở thành một bức vẽ? Joseph Ford, người khởi xướng…
‘Beyond the streets London’- Khi nghệ thuật đường phố không nằm ngoài đường phố
‘Beyond the streets London’- Khi nghệ thuật đường phố không nằm ngoài đường phố
Một cuộc hồi tưởng quy mô lớn về lịch sử của grafiti, kết hợp với các tác phẩm sắp đặt quy mô lớn, phù du nguyên bản và thời trang…
Huyền thoại Graffiti gốc Việt Cyril Kongo
Huyền thoại Graffiti gốc Việt Cyril Kongo
Cyril Kongo tên thật là Cyril Phan, sinh năm 1969 tại Toulouse (Pháp) trong một gia đình có bố là người Việt và mẹ là người Pháp. Ông đã dành…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Công nghệ thay đổi thế giới nghệ thuật như thế nào?
Công nghệ thay đổi thế giới nghệ thuật như thế nào?
Công nghệ đã mang những kiệt tác đến gần hơn với khán giả đại chúng, giúp chúng ta hiểu tầm nhìn nghệ thuật và lịch sử của nó, từ đó…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 1/2022
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 1/2022
Tháng đầu tiên của năm 2022 các độc giả iDesign có gì mới không nhỉ? Riêng chúng mình thì có loạt điểm tin nghệ thuật nổi bật diễn ra trên…