5 bài học quý giá từ ngôi trường Bauhaus dành cho nhà thiết kế

Một trong những điều thú vị và đặc biệt của phong trào Bauhaus là tư duy đánh giá nền giáo dục sáng tạo không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và cải tiến kiến thức hay kĩ năng.

Những điều mà trường Đại học Harvard đã nói về 32,000 tác phẩm online của trường Bauhaus khiến cho giới sáng tạo phải kinh ngạc.

Vào những năm 1920 và 1930, thời kì của sự cơ giới hóa, những giáo viên và học sinh tại trường Bauhaus đã thách thức ngành mỹ thuật, kiến trúc và thiết kế truyền thống bằng cách ủng hộ khả năng sáng tạo thủ công của cá nhân. Đồng thời, họ cũng chủ trương loại bỏ đi những chi tiết hoa lá, những yếu tố đã thống trị ngôn ngữ thiết kế vào đầu thế kỉ 20. Thay vào đó là những yếu tố thiết kế đơn giản, hợp lý và hiệu của hơn – đây cũng chính là phương pháp thiết kế mà chúng ta thường thấy ngày nay.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phong trào này là gì, từ đó chỉ ra 5 bài học từ trường thiết kế Bauhaus mà các nhà thiết kế ngày nay có thể học hỏi, và cuối cùng là những bằng chứng cho thấy được ảnh hưởng của phong trào Bauhaus đến thiết kế web đương đại.

Lịch sử ngôi trường thiết kế Bauhaus?

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 02

Trường thiết kế Bauhaus ở Dessau, nơi viện nghiên cứu tọa lạc giữa năm 1325 và 1932.

Trường thiết kế Bauhaus 1919 - 1933

Trường Bauhaus hoạt động vào giữa năm 1919 và 1933 ở Đức. Với đặc thù chuyên về tư duy, ngôi trường luôn tìm ra phương pháp mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, và thiết kế; và cũng với vai trò là ngôi trường giảng dạy ứng dụng ở Weimar và Dessau, nơi đây là nguồn cội của những lãnh đạo tài năng. Giáo viên ở đây gồm những nghệ sĩ tiên phong như Johannes Itten, Paul Klee và Vassily Kandinsky, còn thế hệ học sinh Bauhaus có thể kể đến như Josef AlbersHerbert Bayer và Gunta Stölzl.

Sau sự đàn áp của chính quyền quốc gia, những người đã thúc ép đóng cửa ngôi trường vì những ý tưởng “suy đồi”, nhiều thành viên của Bauhaus đã di chuyển đến Châu Âu và Mỹ để tiếp tục công việc sáng tạo đơn lẻ. Do đó, “Bauhaus” trở thành phong trào vượt biên giới cộng hòa Weimar trong thế kỉ 20.

Môi trường học tập ở đó ra sao?

Nền giáo dục tại trường Bauhaus rất đa dạng và thực tế, bám sát vào xây dựng lý thuyết, lĩnh vực gốm sứ, nghề mộc, mỹ thuật, in ấn đồ họa, tranh thủy tinh và treo tường, tranh dệt, chủ đề hình học, toán học, quản trị kinh doanh, kim loại, nhiếp ảnh, in ấn và quảng cáo, kể cả nghệ thuật nhựa. Thậm chí chương trình học còn bao gồm các màn trình diễn sân khấu và tiệc tùng, mọi học sinh đều được khuyến khích mặc thử trang phục và soạn thảo kịch.

Trong khi giảng dạy nghệ thuật truyền thống tập trung xây dựng kĩ thuật phối hợp khi vẽ tranh, giáo viên ở trường Bauhaus lại hướng học trò của mình đến những nguyên tắc cơ bản của màu sắc và hình dáng, đồng thời kích thích trải nghiệm tất cả các lĩnh vực và loại nguyên liệu thiết kế.

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 03

Trên đây là cơ cấu tái xây dựng biểu đồ chương trình học của nhà sáng lập Bauhaus Walter Gropius. Học sinh sẽ trải qua khóa học sơ cấp, bao gồm “những hình dạng cơ bản” và “nghiên cứu nguyên liệu”. Trong ba năm tiếp theo, học sinh sẽ được trải nghiệm ở nhiều loại hình phương tiện, và sau khi lĩnh hội được tất cả những điều cơ bản này thì các học sinh xuất sắc nhất sẽ được tham gia khóa học kiến trúc chủ đạo (được hình thành từ năm 1927).

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 04

Điều làm nên sự khác biệt tại ngôi trường thiết kế Bauhaus không phải là những gì được học mà phương pháp và quan điểm tiên tiến về giảng dạy và học tập. Những tinh hoa này được thể hiện qua tuyên ngôn vắn tắt bởi Gropius năm 1919:

“Ngôi trường nghệ thuật […] cần phải giảng dạy kĩ năng thực tế. Những kiến trúc sư và nghệ sĩ ứng dụng cần phải biết những kiến thức thực tiễn và áp dụng được. Trước đây, một người có niềm say mê ngành sáng tạo bắt đầu sự nghiệp bằng lĩnh vực thương mại, ‘người nghệ sĩ’ không năng suất sẽ không còn bị chỉ trích vì những tác phẩm không hoàn hảo bởi vì kĩ năng của anh ta nằm ở lĩnh vực thủ công, nơi anh có thể tỏa sáng. Hỡi những kiến trúc sư, nhà điêu khắc, họa sĩ – chúng ta hãy trở về với lĩnh vực thủ công!”

Trong “Bài luận văn về typography” năm 1931, Eric Gill đã nói lại về tuyên ngôn của Gropius, viết về những mất mát trong lĩnh vực thủ công mà ông cho là xuất phát từ sự công nghiệp hóa. Ông ủng hộ sự hợp nhất giữa nghệ sĩ và kĩ năng thủ công của họ.

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 05

Những tác phẩm được bàn tay học sinh Bauhaus tạo ra trong suốt thời gian này đã trở thành biểu tượng, và phong cách Bauhaus được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất và đồ gia dụng ngày nay. Ví dụ, cây đèn bàn của Wilhelm Wagenfeld năm 1923, được tạo ra khi ông còn là học sinh tại trường Bauhaus, vẫn còn hiện diện khắp các cửa hàng ngày nay.

5 bài học từ ngôi trường Bauhaus dành cho các nhà thiết kế ngày nay

1. Hãy đơn giản
idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 06
Chiếc ấm trà của Marianne Brandt, 1924.
Những thiết kế phong cách Bauhaus vẫn gây được sức ảnh hưởng đến các sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm ở cuối thế kỉ 20.

 

Một trong những điều thú vị và đặc biệt của phong trào Bauhaus là tư duy nhận ra rằng nền giáo dục sáng tạo không dừng lại ở việc truyền đạt và cải tiến kiến thức hay kĩ năng. Google là bậc thầy khi chứa đầy ắp các câu trả lời cho câu hỏi “làm sao để”. Việc xem những content trên mạng như của Aaron Draplin về thử thách thiết kế logo sẽ chúng ta hiểu được quá trình thiết kế và cho ta cảm hứng để thực hành. Nhưng khi nói đến vấn đề của riêng mình, chúng ta cần nhiều thứ hơn là những chỉ dẫn làm thế nào đó.

Khi sử dụng thuần thục những yếu tố cơ bản của màu sắc, hình dạng, và ý nghĩa trong thiết kế, chúng ta sẽ tích góp được những kĩ năng cho riêng mình và thỏa sức sáng tạo để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề thiết kế của bản thân.

2. Hình dạng đi đôi với chức năng

Câu nói “hình dạng đi đôi với chức năng” đã trở thành chân lý đối với nhà thiết kế, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trường Bauhaus nói không với chức năng thuần “trang trí” của thiết kế hình ảnh bấy lâu.

Ý nghĩ này trở nên phổ biến suốt thời kì phong trào Bauhaus: năm 1936, nhà lý thuyết học Walter Benjamin đã viết về ảnh hưởng của thời kì cơ giới hóa đã cướp đi quyền năng của nghệ thuật.

Phá vỡ và chối từ tính chất trang trí và trưng bày thường bị gán ghép cho lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, và kiến trúc vào đầu những năm 1990, trường Bauhaus đã tìm ra những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề về thiết kế.

Điều này có nghĩa là họ sẽ chủ trương loại bỏ đi những yếu tố trang trí phức tạp cuối thế kỉ 19. Ở trường, những học sinh được yêu cầu phản ánh và kiến tạo nên chức năng của vật thể mà không cần phải thêm vào bất cứ một chi tiết mang tính trang trí nào. Bạn sẽ thấy rõ sự đơn giản và hợp lý này qua bộ bàn ghế của Josef Albers:

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 07
Bên trái là bộ bàn của Josef Albers (ca 1927),
bên phải là bộ bàn “Kilo” trong nhiều cửa hàng khắp nước Anh (2016).

 

3. Phá bỏ mọi quy tắc

Văn bản lưu trữ Bauhaus có giải thích rằng “Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Bauhaus chính là khả năng vận dụng sự sai lệch và sản phẩm không hoàn chỉnh để biến chúng thành nhân tố tiềm năng và điều chỉnh sao cho hợp lý.”

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 08
Trang phục Bauhaus những năm 1920

 

Văn hóa học tập tại trường Bauhaus luôn khuyến khích học sinh trải nghiệm những loại hình khác nhau. Họ nhắc nhở chúng ta rằng nguyên tắc và tính truyền thống được tạo ra để ta học hỏi chứ không phải lúc nào cũng tuân theo răm rắp. Một vài vấn đề thiết kế cần giải pháp mà chỉ có bạn mới có niềm tin rằng chúng sẽ thành công. (Tìm hiểu về chuyến bay đầu tiên)

4. Luôn có tư tưởng lớn, thậm chí khi sản phẩm “nhỏ”
idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 09
Bên trái: chiếc điện thoại bàn Bauhaus của Marcel Breuer, khoảng năm 1928.
Bên phải: máy tính Braun ET 66 của Dietrich Lubs, 1987.

 

Mục đích của phong trào Bauhaus là để thay đổi xã hội, và nó đã làm được điều đó – điều này thể hiện qua những thiết kế ấm trà, đèn bàn, và điện thoại. Văn bản lưu trữ Bauhaus nói rằng, “Đầu năm 1928, mục đích xã hội của ngôi trường được đề cao dưới thời Hannes Meyer; và tôn chỉ được rút gọn thành ‘con người là tài sản chứ không phải là món đồ trang sức’.”

Bauhaus đã dự đoán được những chủ đề thiết kế của thế kỉ 20 – điểm cốt yếu của quá trình thiết kế không nằm ở những dự án lớn (chẳng hạn như thiết kế một nhà hát opera) mà ở những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua những mặt hàng mỹ phẩm được thiết kế bởi Dieter Rams và Dietrich Lubs dành cho Braun từ những năm 1950 trở đi.

Vì thế, thậm chí khi thiết kế của bạn có vẻ “nhỏ”, chúng ta nên có tư tưởng và cái nhìn rộng mở, ngay cả khi bạn thiết kế logo cho quầy bán hot dog của bạn bè mình.

5. Bắt tay vào làm việc

Trường Bauhaus tập hợp những nghệ sĩ với nhiều loại kĩ năng và khuyến khích học sinh trải nghiệm và đắm chìm trong nhiều loại nguyên liệu và kĩ thuật thiết kế.

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 10

Lần tới, nếu bạn cần in một vài tấm danh thiếp, trước khi lặn lội đến tiệm in, tại sao bạn lại không mua một cái máy tại nhà và tự in? (Phía trên là tấm danh thiếp mà tôi tự in bằng máyRiso Gocco PG-11). Cách nhanh và hiệu quả nhất để học hỏi sự tương phản và tính chất của nguyên liệu như giấy và mực là bạn phải bắt tay vào tự làm thôi.

5 ảnh hưởng của phong trào Bauhaus đến thiết kế trang web

1. Kinh tế và tầng lớp

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 11

Bên trái là tác phẩm“Severe in Sweet” (1928) của Vassily Kandinsky. Nó thể hiện quan hệ giữa sáng và tối, hình dạng và không gian, nội hàm và ngoại cảnh, trái và phải, lớn và nhỏ. Hãy so sánh với trang landing page của một trang web đương đại phía bên phải (đến từ Hà Lan). Nó tạo ra được hệ thống phân cấp thị giác tương tự như bức vẽ của Kandinsky.

2. Màu sắc chứa đựng ý nghĩa

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 12

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 13
Ảnh phía trên: “Homage to the Square” của Josef Albers, 1951.
Ảnh phía dưới: bảng màu cho trang Brandts.com

 

Josef Albers, một học sinh học tại trường Bauhaus, viết một cuốn sách nói về lý thuyết màu sắc có tên “Interaction of Color”. Ngày nay, những trang web tốt nhất được thiết kế với những tông màu được lựa chọn kĩ càng, tôn lên được vẻ đẹp tiềm ẩn cũng như thể hiện được ý nghĩa về văn hóa và tự nhiên.

3. Typography hợp lý và rõ ràng

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 14

 

Thành lập dựa trên sự xuất hiện chính quyền Akzidenz Grotesk năm 1986, trường Bauhaus chủ trương tạo ra những tác phẩm typography hợp lý, rõ ràng và minh bạch. Đối với những thành viên như Herbert Bayer, điều này có nghĩa là họ sẽ không sử dụng đến những yếu tố trang trí như đuôi font chữ, và áp dụng tính chất phân cấp vào các nguyên liệu in ấn, sử dụng kiểu chữ in hoa và chữ thường độc lập nhau.

Người ta thường nói 95% thiết kế trang web là typography. Những font chữ mới chứng tỏ rằng chúng vẫn là yếu tố được ưu tiên – con chữ cần phải thể hiện chức năng và hỗ trợ quá trình giao tiếp hiệu quả.

Chúng ta thường thấy điều này thông qua các thiết kế font Roboto cho hệ điều hành Android của Google và font San Francisco của Apple. Cả hai loại font chữ này được thiết kế kĩ lưỡng nhằm tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất bằng cách kết hợp hài hòa độ cao của con chữ và độ tương phản thấp.

4. Lưới
idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 15
Bên trái: Catalogue triển lãm MoMA Bauhaus, 1938.
Bên phải: Thiết kế web, “The Grid System”.

 

Việc sắp xếp các yếu tố hình ảnh sao cho hợp lý đã trở thành chuẩn mực trong nhiều tác phẩm Bauhaus. Các trang web thường được thiết kế theo hệ thống lưới. Kiểu thiết kế này giúp ta có thể nắm được bố cục, trình bày con chữ rõ ràng và phân cấp nội dung kĩ lưỡng hơn.

5. Những trang web thiết kế theo yêu cầu người dùng

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 16

Thông qua việc khẳng định tầm quan trọng của chức năng và hình thái, trường Bauhaus đã tạo ra cơ sở cho thiết kế lấy người dùng làm trung tâm mà những người thiết kế web gọi là thiết kế UX. Những trang web tương thích thay đổi kích thước, diện mạo và chức năng của nó dựa vào thiết bị và người dùng.

Tìm hiểu thêm về trường Bauhaus

idesign 5baihocquygiatungoitruongbauhausdanhchonhathietke 17

Hình ảnh thiết kế Bauhaus tại Berlin.

Chắc hẳn bạn đã đọc nhiều về Bauhaus rồi phải không, và năm 2019 sẽ là kỉ niệm 100 năm thành lập ngôi trường này. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về sự kiện này tại https://www.bauhaus100.de/en/. Trang web lưu trữ của Bauhaus ở Berlin chứa rất nhiều thông tin bổ ích về ngôi trường Bauhaus: http://www.bauhaus.de/en/. Nếu bạn đến Berlin, hãy ghé ngang bảo tàng của họ nhé!

Tác giả:Designlab
Người dịch: Đáo
Nguồn: UX Panet

Cùng tác giả

#Tag

bauhaus Bauhaus movement Bauhaus school bauhaus style Kiến thức lịch sử thiết kế phong trào Bauhaus phong trào nghệ thuật

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy là một nghệ sĩ thị giác và một nhà giáo dục nhiệt huyết với tầm ảnh hưởng khó thể đong đếm tới giáo dục, thực hành nghệ thuật…
Bauhaus (Phần 3)
Bauhaus (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Bauhaus, chúng ta tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ngôi trường.  “Tôi coi đạo đức và…
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus không thể đạt được thành công và sức ảnh hưởng khó lòng đo đếm của nó nếu không có đội ngũ giảng viên xuất chúng lại vô cùng đa…
Bauhaus (Phần 1)
Bauhaus (Phần 1)
Khi nói về một tập thể những người sáng tạo và giảng dạy có tầm ảnh hưởng lớn nhất với thực hành đa dạng nhất trong nghệ thuật, thiết kế…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…