6 tính năng siêu hữu ích của Google Analytics dưới góc nhìn thiết kế UX (phần 2)

Google Analytics là một công cụ để cải thiện sản phẩm, không chỉ là các trang web marketing. Nó cho bạn biết chính xác người dùng đang làm gì, họ đến từ đâu, họ đã tương tác trong bao lâu, v.v. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) và Retention rate (tỷ lệ duy trì), và một vài thống kê khác. Google Analytics có thể là một công cụ phức tạp, nhưng nó cung cấp một lượng lớn dữ liệu và thông tin chi tiết.

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu qua vấn đề phổ biến khi sử dụng Google Analytics với tư cách một nhà thiết kế UX là phân tích hành vi người dùng. Phần 2, hãy cùng iDesign tiếp tục xem xét về mục đích của người dùng đối với trang web của bạn thông qua Google Analytics!


Xem xét mục đích của người dùng với Google Analytics

Việc sử dụng Google Analytics như một phương tiện để hiểu mục đích mọi người truy cập vào trang web của bạn, cũng như trả lời những câu hỏi như:

  • Khách truy cập đang cố gắng hoàn thành điều gì?
  • Họ đang tìm kiếm thông tin gì?
  • Họ đang cố gắng làm gì?

Rất tiếc, Google Analytics không thể định nghĩa rõ ràng bất cứ những điều trên. Việc diễn giải dữ liệu, tìm kiếm và phân tích các vấn đề, v.v. tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, dữ liệu mà Google Analytics mang lại rất hữu ích trong việc hỗ trợ hoặc phản bác các giả thuyết. Nó giúp bạn hình thành và tìm thấy những cơ hội để cải tiến, chẳng hạn như thử nghiệm A/B.

4. Pageviews (Số lần xem trang)

Pageviews giúp bạn biết tần suất truy cập của một trang. Tuy nhiên, khi bạn so sánh tất cả số lần xem trang với số lần xem trang duy nhất (unique pageviews), bạn có thể tìm ra liệu một khách truy cập có đang xem nội dung nhiều lần hay không. So sánh các mốc thời gian mà người dùng quay lại để có thể hình dung rõ hơn về mối quan hệ của khách truy cập với nội dung của bạn. Ví dụ: có thể một bài đăng trên blog là một nguồn tin đáng tin cậy đối với khách truy cập nếu họ tiếp tục xem lại vài tuần một lần. Hay người dùng cần phải truy cập lại Landing page nhiều lần trước khi đến bước cuối cùng? Điều này thường đúng đối với những giao dịch có giá trị cao, và khách hàng cần sự yên tâm và suy tính kỹ càng hơn.

Pageviews và mức độ tương tác của người dùng

Pageviews là chỉ số để đo lường mức độ tương tác của người dùng, bằng cách kiểm tra số lần xem trang so với mục tiêu và tỷ lệ chuyển đổi. Khi bạn so sánh Pageviews, Behavior flow, và Conversion rates, bạn có thể xác định xem mọi người có di chuyển từ trang này sang trang khác nhiều lần hay không, vì có thể họ không thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Đó chắc chắn là một lý do lớn khiến khách truy cập không thể chuyển đổi.

Tuy nhiên, Pageview cao nhưng Conversion rate thấp thì không phải là điều tuyệt vời, nhưng đó là một vấn đề đáng để xác định. Đây là cơ hội để bạn kiểm ra và chỉnh sửa những gì đang cản trở khách hàng. Nó có thể đơn giản như một liên kết bị hỏng hoặc một điều hướng phức tạp cùng với một văn bản khó hiểu.

Đây cũng là lý do tại sao các chỉ số của Google Analytics rất có giá trị. Nó cho phép bạn nhìn thấy các vấn đề của người dùng thực tế đang sử dụng trang web của bạn. Xem xét dữ liệu và phân tích để tìm ra chính xác cách trang web của bạn đang ảnh hưởng đến khách truy cập như thế nào.

5. Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)

Bounce rate đề cập cụ thể đến tỷ lệ phần trăm những người đã vào trang web của bạn và rời đi mà không nhấp qua nơi nào khác. Bounce rate cao hoặc thấp có nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Bounce rate cao trên Landing page có thể cho thấy trang web chưa thật sự tốt. Nếu biểu mẫu của bạn không hoạt động, không có gì lạ khi tỷ lệ thoát cao, thế nhưng việc khắc phục vấn đề này dễ dàng hơn so với việc làm lại toàn bộ Landing page. Nhìn chung, Bounce rate là một báo hiệu tuyệt vời về hiệu suất của Landing page, đặc biệt là đối với các chiến dịch Pay-Per-Click (PPC).

Khi Bounce rate cao là tốt

Bounce rate cao cũng có thể là một điều tốt, đặc biệt khi bạn cũng có Conversion rate cao. Dữ liệu này cũng có thể ngụ ý rằng trang của bạn đang nhanh chóng loại bỏ những người không thuộc đối tượng mục tiêu, đó thực sự là một điều tốt. Bởi vì trang sẽ hoạt động thật sự hiệu quả khi xác định được tập khách hàng tiềm năng. Khi nói đến Landing page dựa trên dịch vụ, bạn có thể tiết kiệm chi phí về lâu dài nếu bạn tập trung vào việc chuyển đổi hoặc phục vụ các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện thay vì lãng phí thêm thời gian kiểm tra hoặc xử lý cho mọi người dùng.

Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của trang web hoặc các trang web riêng biệt, Bounce rate cao có thể cho biết mọi người đã tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm. Điều này đặc biệt đúng đối với các blog hoặc các trang thông tin. Khách truy cập có thể đã nhận được thông tin chính xác mà họ đang tìm kiếm, nhưng các trang này cũng là ‘ngõ cụt’ khi không có CTA, không có đề nghị tham gia hoặc liên kết đến nội dung bổ sung. Trong trường hợp này, trang web cần được làm lại để phù hợp và thu hút khách hàng tiềm năng.

Bounce rate và thử nghiệm A/B

Nếu bạn đang gặp phải tỉ lệ Bounce rate cao nhưng Conversion rate thấp và/hoặc Pageviews thấp, thì đó là lúc bạn cần tối ưu hóa trang hơn nữa. Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến Bounce rate, đó là lý do tại sao việc theo dõi bất kỳ dữ liệu nào bạn tìm thấy từ Google Analytics đều rất quan trọng. Ví dụ: nó có thể chỉ ra rằng CTA của bạn không rõ ràng hoặc có thể thông tin không đủ để thuyết phục khách hàng chuyển đổi. Có lẽ bạn đang cung cấp cho họ thứ gì đó mà họ không muốn hoặc chỉ cung cấp thông tin khi họ đăng ký bằng email. Khi bạn nhận thấy những vấn đề này, đó là dấu hiệu để bạn chạy thử nghiệm A/B hoặc kiểm tra nội dung của trang.

6. Time on Page (Thời gian trên trang)

Đúng như tên gọi, tính năng này của Google Analytics cho bạn biết mọi người ở lại trang web của bạn và các trang riêng lẻ trong bao lâu. Bạn có thể nhận được thông tin một cách chi tiết, chẳng hạn như thời gian khách truy cập trên trang. Nó cực kỳ hữu ích cho các blog hoặc trang web thông tin. Bên cạnh đó, nó cũng là dữ liệu tốt để theo dõi các funnel trong Behavior flows. Bằng cách này, bạn có thể thấy khách truy cập mất bao lâu trong mỗi bước Sale funnel của bạn.

Trên các trang web có nhiều nội dung dài như khảo sát, thời gian khách ở lại lâu là một điều tốt. Nó ngụ ý rằng mọi người đang tương tác với những gì đang có trên trang. Đối chiếu Time on page với Bounce rate để xem trang web có thực sự lôi cuốn người dùng hay không.

Luôn so sánh thông tin chi tiết về dữ liệu

Một trong những điều tuyệt vời nhất về Google Analytics là bạn không cần phải xem xét các điểm dữ liệu khác nhau trong silo. So sánh các điểm dữ liệu khác nhau là cách duy nhất để có được bức tranh chi tiết về những gì đang diễn ra. Như bạn đã thấy, khi Bounce rate cao (vì trang có đủ khả năng thu hút khách hàng tiềm năng) có thể là một điều tốt, nhưng khi Pageviews cao (vì người dùng không thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm) có thể là một điều tồi tệ.

Luôn so sánh dữ liệu bạn thấy trong Google Analytics với các chỉ số hoặc KPI khác. Nếu bạn có các công cụ phân tích khác, hãy kiểm tra dữ liệu của chúng dựa trên thông tin bạn đã tìm thấy trong Google Analytics. Sử dụng khả năng phân tích để có được cái nhìn sâu sắc và chính xác nhất về trang web của bạn.

Phần kết luận

Google Analytics có thể khá hữu ích cho các nhà thiết kế trải nghiệm người dùng. Trên đây là sáu tính năng cơ bản bạn có để dễ dàng sử dụng. Điều quan trọng là bạn phải so sánh và phân tích các loại dữ liệu khác nhau mà Google Analytics có thể cung cấp. Bằng cách này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về những gì người dùng đang thực hiện, những gì họ cần và những khó khăn mà họ gặp phải khi truy cập trang web của bạn.


Biên tập: Thao Lee
Theo: analytics.google; designmodo; designexperienceproject

Cùng tác giả

#Tag

A/B Test Bounce rate công cụ google Google Analytics marketing pageviews Time on Page trải nghiệm sản phẩm ux ux design ux design và marketing ux tool ux/ui ux/ui design

iDesign Must-try

Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Những kỹ năng ngoài chuyên môn giúp bạn tốt hơn trong Design
Những kỹ năng ngoài chuyên môn giúp bạn tốt hơn trong Design
Vì sao một người học rất giỏi trong trường học, khi ra đời làm việc lại không suôn sẻ? Vì sao một người chăm chỉ làm việc, luôn cố gắng…