Ảnh hưởng của văn hóa đến các nguyên lý thiết kế hiện đại

Thiết kế đồ họa bắt nguồn từ các đất nước khác nhau sẽ mang giá trị khác nhau trong việc trình bày thông tin, sử dụng màu sắc, phân tầng thông tin và những yếu tố khác mà nhà thiết kế trình bày.

Nguồn ảnh – https://www.pinterest.com/.

Thiết kế hiện đại là một trong những lĩnh vực chuyển động nhanh nhất ở thời điểm hiện tại. Mỗi năm chúng ta đều chứng kiến sự hiện diện của những nhà thiết kế mới với các xu hướng thiết kế mới lạ. Có nhiều nền tảng để bạn trưng bày các thiết kế của mình. Với sự mở rộng của công nghệ và phê bình ngày càng nhiều, mọi người càng trở nên cẩn trọng hơn với lời nói và hành động của mình về chủ đề thiết kế. Một ngày của nhà thiết kế được lấp đầy với các yếu tố như con chữ, màu sắc, hình dạng, hình ảnh và khuôn khổ. Sự thể hiện của một nhà thiết kế đối với một vấn đề đều giới hạn trong khuôn khổ yêu cầu.

Tính kiểm soát xuất phát từ khuôn khổ đã tạo ra các quy tắc và hướng dẫn. Chúng giúp nhà thiết kế tạo ra các định biên cũng như nền tảng cho những nhà thiết kế khác để cải thiện. Thiết kế đồ họa đã tạo ra nhiều biến thể khác nhau ở mỗi vùng của thế giới. Lĩnh vực thiết kế đồ họa hiện đại chịu ảnh hưởng từ nét văn hóa từ những ngày đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại. Trong bài viết này, tôi sẽ bàn luận về mối liên hệ giữa thiết kế đồ họa hiện đại và văn hóa.

Tại sao chúng ta cần cân nhắc yếu tố văn hóa khi thiết kế?

Văn hóa và nghệ thuật có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Thiết kế lấy cảm hứng từ văn hóa và tôn giáo của một đất nước. Thiết kế đồ họa bắt nguồn từ các đất nước khác nhau sẽ mang những giá trị khác nhau trong việc trình bày thông tin, sử dụng màu sắc, phân tầng thông tin và những yếu tố khác mà nhà thiết kế trình bày. Nếu là nhà thiết kế làm việc cho khách hàng quốc tế, đầu tiên bạn cần phải hiểu một vài điều.

  • Thấu hiểu đất nước mà bạn đang làm việc và khu vực khách hàng sinh sống
  • Các xu hướng thiết kế đồ họa đã thay đổi như thế nào ở đất nước ấy?
  • Ảnh hưởng của văn hóa đến thiết kế ở đó như thế nào?
  • Màu sắc phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế là gì?
  • Tìm hiểu hình thái và loại phông chữ thông dụng cũng như cách trình bày các tầng lớp hình ảnh

Hãy cùng điểm qua một vài nét văn hóa và xu hướng thiết kế chính để hiểu thêm về cách áp dụng chúng một cách hợp lý nhất


Văn hóa Ấn Độ và thiết kế đồ họa

Văn hóa Ấn Độ là một trong những nền văn hóa giàu có, lâu đời và độc đáo nhất. Quốc gia này có sự đa dạng văn hóa tuyệt vời. Tôi nhận thấy các biến thể trong văn hóa Ấn Độ rất hay bởi đây là một trong những nơi mà bạn có thể tìm thấy những văn hóa khác nhau trong cùng một nơi. Ấn Độ là cái nôi của một vài nền văn minh cổ đại nhất, bao gồm 4 tôn giáo chính trên thế giới như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Giai-na và đạo Xích.

Các tôn giáo này có tác động trực tiếp đến lĩnh vực thiết kế đồ họa ở Ấn Độ. Đặc biệt màu sắc và phông chữ bản ngữ là nhân tố nổi bật trong các thiết kế Ấn Độ. Văn hóa giàu có ở Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực thiết kế đồ họa hiện đại. Thiết kế đồ họa là yếu tố chủ chốt trong văn hóa thiết kế Ấn Độ. Với những gam màu đậm đà và các đường kẻ gãy gọn, thiết kế trở nên nổi bật và độc đáo hơn trong mắt người xem.

Ek Type: Baloo
Ishan Khosla Design: Godna Display Typeface.
Sanchit Sawaria / Kulture Shop.

Thời gian đã làm thay đổi tính độc đáo trong màu sắc và kĩ thuật thiết kế của Ấn Độ. Văn hóa độc đáo đã tác động đến phong cách thiết kế, khiến nó trở thành một loại hình độc nhất vô nhị.


Văn hóa và thiết kế Châu Âu

Văn hóa châu Âu là sự kết hợp giữa nghệ thuật, kiến trúc, các loại hình âm nhạc và văn thơ khác nhau. Nghệ thuật của văn hóa châu Âu bắt nguồn từ Mỹ thuật thời tiền sử, mỹ thuật cổ điển, mỹ thuật thời trung cổ, mỹ thuật thời phục hưng, mỹ thuật Baroque, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực cho đến mỹ thuật thời hiện đại.

Văn hóa châu Âu có các biến thể khác nhau về nghệ thuật theo giời gian. Nghệ thuật và các gam màu sống động đã tác động to lớn đến thiết kế hiện đại. Ở giai đoạn đầu, nền văn hóa châu Âu có nhiều nghệ sĩ tài ba góp phần tạo nên các tác phẩm tuyệt vời, tạo cảm hứng cho thế hệ các nhà thiết kế tương lai.

Đến năm 1984, đa số các nhà thiết kế tạo ra tác phẩm của mình bằng tay. Tuy nhiên sau đó là sự xuất hiện của chiếc máy tính Macintosh đầu tiên. Thiết kế đồ họa đã hòa nhập vào thời đại kĩ thuật số. Giờ đây đồ họa phức tạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau về phong cách và phong trào để tạo thành thiết kế đồ họa của hôm nay. Chúng là:

  • Phong trào Tân nghệ thuật
  • Chủ nghĩa hiện đại
  • Art Deco
  • Sự bùng nổ trong lĩnh vực quảng cáo
  • Phong cách Thụy Sĩ
  • Thời đại kĩ thuật số

Hãy cùng nhìn ngắm từng phong cách sau đây.


Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

Chủ nghĩa kiến tạo được xem là biểu tượng của thay đổi về xã hội. Hình thái nghệ thuật này bắt nguồn từ Nga vào cuối những năm 1890. Những nhân tố chủ đạo của nó là các kí tự đậm nét, ứng dụng màu sắc sơ cấp và màu đen. Phong cách này tạo ra thông điệp rất mạnh mẽ cho người xem.

Poster cho hãng hàng không quốc gia Nga Dobrolet, Alexander Rodchenko, 1923.


Poster cho CBS Records, Paula Scher, 1979.
Poster đêm nhạc hội dành cho tour diễn ở thành phố New York của The Black Keys, được thiết kế bởi OBEY’s Shepard, 2012.

Bauhaus

Phong cách này xuất hiện vào cuối thế kỉ 19 trong bối cảnh lo ngại về sự vô hồn của quá trình sản xuất hiện đại và sự mất liên hệ về xã hội của nghệ thuật. Phong trào Bauhaus đã ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực kiến trúc. Đồ họa của phong cách này có mối liên hệ mật thiết với các dạng hình học. Khái niệm này ảnh hưởng to lớn đến lĩnh vực thiết kế đồ họa ngày nay.


Phong cách Thụy Sĩ

Phong cách Thụy Sĩ, còn được gọi với cái tên The International Typographic Style hay International Style vào những năm 1960, xoay quanh sự đơn giản và tính dễ đọc. Thiết kế phong cách Thụy Sĩ đa số sử dụng phông chữ không chân. Ứng dụng các gam màu sống động là thuộc tính thường thấy trong các thiết kế của phong cách này. Việc sử dụng các phông chữ khác nhau theo từng mức độ đậm nhạt và biến thể cũng là một yếu tố nổi bật khi nhắc đến phong cách Thụy Sĩ.

Kết luận

Thiết kế đồ họa dần trở nên vừa tinh vi, vừa đẹp đẽ. Bên cạnh các nguyên lý và lý thuyết thiết kế, chúng ta cần phải thấu hiểu ngôn ngữ thị giác, xu hướng thiết kế, ảnh hưởng của văn hóa lên thiết kế và các màu sắc thường được sử dụng trong thiết kế để phù hợp với nhu cầu. Chúng tôi luôn tin rằng thiết kế tốt có thể khiến mọi người cảm thấy vui về những gì họ làm. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tạo ra thiết kế liên quan và trao đổi với đối tượng mình làm việc cùng.

*Tác giả muditha batagoda là một nhà thiết kế sản phẩm, một nhà văn với ấn phẩm UX Tank, giáo viên thỉnh giảng tại Viện quản trị doanh nghiệp quốc gia và diễn giả trong các webinar tại 99x technology và Russia-UX Club.

Người dịch: Đáo
Nguồn:
UX Planet
Ảnh bìa:  
Michael Drive

Cùng tác giả

#Tag

bauhaus constructivism culture nguyên lý thiết kế Swiss Style văn hóa

iDesign Must-try

Làng lụa Mã Châu
Làng lụa Mã Châu
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng thêu Văn Lâm
Làng thêu Văn Lâm
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
Tây Tạng là một nơi xa xăm, rất xa sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Truyền thông phương Tây chỉ nói về khu vực này khi nó dính…
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy là một nghệ sĩ thị giác và một nhà giáo dục nhiệt huyết với tầm ảnh hưởng khó thể đong đếm tới giáo dục, thực hành nghệ thuật…
Bauhaus (Phần 3)
Bauhaus (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Bauhaus, chúng ta tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ngôi trường.  “Tôi coi đạo đức và…