Bạn đã biết hết về những công cụ hỗ trợ cho UX Designer? (Phần 1)

Thiết kế trải nghiệm người dùng không còn là một khái niệm mới mẻ với cộng đồng designer. Trên con đường trở thành một UX designer chuyên nghiệp, ngoài những kĩ năng cần thiết, bạn sẽ cần đến những công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc của mình.

Danh sách 10 công cụ được tổng hợp dưới đây bao gồm các phương pháp và kĩ thuật hữu ích nhất nhằm tạo ra những trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng.

Cùng iDesign khám phá ngay thôi nào!

1. Định hình Tuyên bố giá trị (Value proposition)

Value proposition là những cam kết về lợi ích của sản phẩm mà một thương hiệu có thể mang đến cho người dùng. Một tuyên bố chỉ có giá trị khi xác định được những điểm quan trọng của một sản phẩm: Là gì, dành cho ai và sử dụng thế nào; từ đó tạo ra sự đồng nhất về giá trị mà sản phẩm sẽ mang lại.

Định hình Value proposition giúp các designer tạo ra sự thống nhất cho thiết kế

Nguồn hình ảnh: UXMag

Giải thích về chức năng của Value Proposition (Nguồn: Youtube)

2. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm 

Một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh sẽ xác định được vòng đời của sản phẩm và kế hoạch phát triển trong tương lai.

Từ đó, các UX designer sẽ có thể phát triển tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng cố định, xác định rõ insight (sự thật ngầm hiểu về mong muốn của khách hàng – người dịch), từ đó thiết kế nên nhóm sản phẩm có những đặc tính tiêu dùng phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Một chiến lược về cách tiếp cận trải nghiệm người dùng đối với các thiết kế UX (Nguồn: UIE)

Buổi trò chuyện đầy cảm hứng được dẫn dắt bởi diễn giả Jared Spool nhằm xây dựng một chiến lược UX thành công từ mô hình Kano (Nguồn: Youtube)

3. Làm phép toán về khả năng cạnh tranh

Tính toán khả năng cạnh tranh là một phương thức phân tích toàn diện về khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua những đại lượng có thể tính toán được. Mục đích của việc này là xác định những đặc điểm mà đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành đang sở hữu, từ đó bạn hoàn toàn có thể lập ra những chiến lược sáng tạo và giành lấy lợi thế cạnh tranh.

Kết quả tính toán của một Website

4. Kĩ thuật Cultural Probes (tương đương với Diary Study)

Nghiên cứu về trải nghiệm người dùng không phải là một quá trình đơn giản, nhất là với những công ty nhỏ; không có team UX Research và cũng không có ngân sách để thuê agency. Trong trường hợp này có thể dùng một kỹ thuật đơn giản gọi là “Cultural Probes” (hay còn được biết đến với tên gọi khác là Diary Study).

Cultural Probes được sử dụng nhằm kích thích nguồn cảm hứng sáng tạo trong quá trình thiết kế.

Kĩ thuật này được tiến hành bằng cách góp nhặt những dữ liệu hữu ích về cuộc sống con người và các giá trị được tạo ra, sau đó thử đặt chúng vào một môi trường thực tế. Cách làm này giúp ta nhận dạng những vấn đề, tìm kiếm cơ hội mới và truyền cảm hứng cho các designer tìm kiếm những giải pháp phù hợp.

Cultural probes sử dụng một tập hợp các công cụ hỗ trợ, hiện vật và đặt ra những nhiệm vụ giả định đòi hỏi người dùng phải nghiền ngẫm và suy nghĩ, từ đó sáng tạo ra những cách tiếp cận mới.

5. Phỏng vấn các bên liên quan mật thiết (Stakeholder Interviews)

Những bên liên quan mật thiết (các Stakeholder) có thể đem đến cho các UX designer những kinh nghiệm quan trọng mà họ có được: về khách hàng, những người quản lí, đồng nghiệp hoặc cấp dưới cả trong và ngoài tổ chức. Những cuộc phỏng vấn này cho phép các UX designer đứng dưới vai trò là những người tiếp xúc với các stakeholder và nhìn nhận một cách cụ thể hơn vai trò của chính mình qua con mắt của các stakeholder này. Điều này cực kì hữu ích trong việc xác định những đặc tính cần ưu tiên và các chỉ số KPI cụ thể.

6. Phỏng vấn người dùng (User Interview)

Phỏng vấn người dùng là một phương thức nghiên cứu rất hữu ích và tối ưu, được sử dụng nhằm thu thập lượng thông tin cần thiết từ những người dùng hiện có. Phương pháp này nhằm giúp các UX designer thấu hiểu tốt hơn những người đang sử dụng sản phẩm của họ. Kĩ thuật này đặc biệt hữu ích khi đối tượng khách hàng được hướng đến là những đối tượng hoàn toàn mới hoặc chưa biết đến sản phẩm.

Thỉnh thoảng, người nghiên cứu có thể gặp gỡ các đối tượng trực tiếp để thảo luận sâu hơn và khám phá những cảm nhận chân thực của người dùng

7. Tiến hành các cuộc họp khởi động dự án (Kick-off Meetings)

Nội dung của một cuộc họp khởi động dự án sẽ vẽ nên bức tranh tổng quát những định hướng về mục tiêu sản phẩm, những cá nhân tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm, cách mà họ làm việc cùng nhau và hoàn thành dự án, chốt lại kết quả cần đạt được và xác định thước đo thành công là gì. Các cuộc họp khởi động dự án sẽ thiết lập từng bước dẫn tới thành công cho sản phẩm của bạn.

8. Kĩ thuật Heuristic

Kĩ thuật Heuristic là phương pháp ứng dụng biểu đồ phân tích sản phẩm, chỉ rađiểm mạnh và yếu của một thiết kế khi áp dụng trong thực tế (thiết kế của những sản phẩm đã và đang được sử dụng). Chẳng hạn như, bạn sắp ra mắt phiên bản cải tiến của một sản phẩm trước đây; lúc này hãy sử dụng kĩ thuật Heuristic nhằm phân tích thế mạnh và những điểm yếu cần được khắc phục của phiên bản cũ. Qua đó, bạn có thể mường tượng ra được tính hữu ích của sản phẩm đã đạt được và khi ra mắt phiên bản mới, bạn cần phải tiếp tục phát huy những ưu điểm sẵn có cũng như phiên bản nâng cấp của bạn phải khắc phục được những hạn chế trước đây.

Biểu đồ phân tích một website dựa trên các đặc tính thể hiện (Nguồn: Tạp chí Smashing)

9. Áp dụng Brainstorming

Brainstorming là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các tổ chức. Đây là một cách thức làm việc giúp phát triển ý tưởng, đào sâu vấn đề và tìm ra được những hướng giải quyết mang tính tổng quát. Brainstorming cho phép các thành viên trong team hình dung được cách tiếp cận đến các tầng của một thiết kế trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

10. Phân tích các Task (Task Analysis)

Để hoàn thành bất kì một công việc nào, bạn cũng sẽ cần đến việc nghiên cứu. Task Analysis là phương thức rất hữu ích khi các designer và developer cố gắng tìm hiểu về công cụ hiện tại và dòng thông tin của nó. Điều này sẽ tạo ra tính khả thi và định vị các task một cách thích đáng ngay cả với các công cụ mới hoàn toàn.

Task analysis rất đơn giản và hiệu quả đối với người dùng (Nguồn: Comcast)

Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể mang về cho mình những phương pháp cần thiết nhằm đem lại trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng.

Đón đọc phần 2 trên idesign.vn để góp nhặt thêm nhiều công cụ hay ho khác nhé!

Nguồn: Uxplanet

Tác giả: Nick Babich

Bài dịch: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

Brainstorming chiến lược sản phẩm Hướng dẫn Kiến thức product strategy thiết kế sản phẩm Usability Testing ux UX designer

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
Trong một thế giới mà hàng triệu sản phẩm và thiết kế được ra mắt mỗi năm, A’ Design Awards & Competition đã ra đời với mong muốn giới thiệu…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Khi thiết kế cũng cần lên đỉnh!
Khi thiết kế cũng cần lên đỉnh!
Nhà tâm lý và kinh tế học hành vi từng đoạt giải Nobel Daniel Kahneman đã khám phá ra một điều thú vị là ở chúng ta luôn tồn tại…