Bạn đã biết hết về những công cụ hỗ trợ cho UX Designer? (Phần 2)

Thiết kế trải nghiệm người dùng không còn là một khái niệm mới mẻ với cộng đồng designer. Trên con đường trở thành một UX designer chuyên nghiệp, ngoài những kĩ năng cần thiết, bạn sẽ cần đến những công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc của mình.

phần 1 của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu 10 phương pháp và kĩ thuật hữu ích như Cultural Probes, Heuristic, Value proposition… 

Giờ thì cùng iDesign khám phá phần 2 để biết thêm nhiều bí kíp hay ho nhé!


11. Bản đồ sản phẩm (Product Roadmap)

Product roadmap là một kế hoạch phát triển sản phẩm với những thứ tự ưu tiên. Đó có thể là một bảng tính excel đơn giản, một biểu đồ hay thậm chí là một tá các ghi chú. Các designer UX sẽ chia sẻ các chiến lược về sản phẩm với team và những định hướng cần được tiến hành nhằm đạt các mục tiêu đề ra.

Ví dụ về biểu đồ sản phẩm

12. Thiết lập nên các nhóm tập trung (Focus Groups)

Nhóm tập trung là một mô hình thảo luận với đặc trưng khoảng 5 đến 10 người tham gia. Các thành viên cùng thảo luận về vấn đề và những mối quan ngại về đặc điểm của giao diện người dùng. Mỗi cuộc họp có thể kéo dài trong khoảng 2 giờ và được điều hành bởi một người trung gian nhằm duy trì tiến độ của cuộc họp.

three persons in front of table
Nhóm khoảng 5 đến 10 người tham dự được dẫn dắt bằng một cuộc thảo luận về việc thiết lập những chủ đề, hành động và viết phản hồi (Nguồn: telecomitalia)

13. Thẻ phân loại (Card Sorting)

Card sorting là một phương pháp giúp các designer thiết kế hoặc phát triển mô hình thông tin của sản phẩm. UX designer sẽ tập hợp người dùng vào các nhóm nội dung và chức năng khác nhau nhằm mở rộng hoặc thu hẹp các mục. Kết quả mang lại sẽ giúp các designer thiết lập được hệ thống cấp bậc hoàn chỉnh, có tổ chức và mượt mà hơn.

person holding pink sticky note
Card sorting là một phương pháp thiết lập hệ thống rất hiệu quả trong việc khám phá con người và phân mục thông tin.


14. Thử nghiệm khả năng sử dụng (Usability Testing)

Usability Testing là sự quan sát người dùng khi họ đang cố gắng sử dụng một sản phẩm. Cuộc thử nghiệm có thể tập trung vào một tiến trình cụ thể hoặc phân thành những thứ bậc riêng lẻ và rộng hơn.


15. Thử nghiệm mô hình (Concept Testing)

Một nhà nghiên cứu về UX đã chia sẻ rằng, những nhân tố khóa cần thiết (tuyên bố giá trị) của một mô hình mới cần phải được xác định nếu muốn bắt kịp với những nhu cầu thiết yếu nhưng không ngừng thay đổi của khách hàng. Thử nghiệm mô hình có thể được thực hiện bởi những cuộc gặp riêng với nhiều người tham gia, trực tiếp hoặc online.


16. Thử nghiệm A/B (A/B Test)

A/B testing sẽ yêu cầu những phiên bản thay thế của một sản phẩm nhằm tạo ra sự khác biệt với từng đối tượng người dùng và so sánh kết quả, từ đó tìm ra được phương án khả thi nhất. Đây là một kĩ thuật hoàn hảo nhằm tối ưu hóa các phễu bán hàng và các trang landing page.


17. Thử nghiệm Guerrilla (Guerrilla Testing)

Guerrilla Testing là kỹ thuật mà tester thực hiện test lại phần đã test một vài lần trước đó để đảm bảo tính chắc chắn của hệ thống. Đây là một trong những cách thức đơn giản nhất (và rẻ nhất) của việc thử nghiệm người dùng.

Sử dụng Guerrilla Testing thường sẽ là việc bạn ra một quán cà phê hoặc một nơi công cộng để hỏi những người ở đó về sản phẩm và mẫu thử của bạn. Bất kì nơi đâu cũng có thể là nơi phù hợp để thực hiện phương thức này – quán cafe, thư viện, trạm xe bus,… thật dễ dàng để bạn có thể tìm ra những đối tượng khách hàng thích hợp.


18. Kĩ thuật Field Studies

Field study là việc ra ngoài và quan sát người dùng trong thực tế. Khi đó, những biểu hiện hành vi của người dùng khi sử dụng sản phẩm có thể được đo lường. Kĩ thuật này có thể bao gồm việc nghiên cứu các đặc điểm về dân cư, phỏng vấn và quan sát, các phương thức điều tra theo ngữ cảnh.


19. Ứng dụng kĩ thuật Eye Movement Tracking (Điểm di chuyển mắt người dùng)

Đây là công nghệ có thể phân tích chuyển động nhãn quan của người dùng trên giao diện website. Kĩ thuật này cung cấp dữ liệu về các yếu tố giữ được sự hứng thú của người dùng trên màn hình và cách mà họ đọc các dòng thông tin có thể giúp tối ưu hóa các thiết kế của bạn.

Ví dụ về hiển thị nhãn quan người dùng trên giao diện website

20. Phân tích SWOT

Một kĩ thuật giúp bạn dễ dàng phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro khi người dùng trải nghiệm sản phẩm.

Một bảng phân tích SWOT cho một trang landing page (Nguồn: e27)

21. Kiểm tra khả năng truy cập (Accessibility Audit)

Một phương thức nhằm xác định xem một website có thể được sử dụng bởi mọi đối tượng người dùng hay không, kể cả với các đối tượng người sử dụng sở hữu những nhu cầu đặc biệt.

Mục tiêu cuối cùng, kể cả tính khả dụng và khả năng truy cập, đều nhằm khám phá về mức độ thuận lợi mà người dùng có thể sử dụng một sản phẩm và phản hồi thông tin lại cho team để cải tiến các thiết kế trong tương lai và bổ sung cần thiết (Nguồn: Sarah Horton)

Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn có thể mang về cho mình những phương pháp cần thiết nhằm mang lại những trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng của bạn.

Theo dõi các bài viết hữu ích khác từ iDesign nhé!


Nguồn: Uxplanet

Tác giả: Nick Babich

Bài dịch: Thụy

Ảnh bìa: Designed by Freepik

Cùng tác giả

#Tag