Bắt đầu với UX, bạn có cần một người hướng dẫn?

Học UX, UI, hay bất cứ thứ gì đều khó cả. Khó từ khâu hiểu bức tranh toàn cảnh mà mình đang muốn dấn thân. Khó tới khâu kiếm đâu ra nguồn tài liệu xịn xò để học vừa nhanh vừa chuẩn. Khó để duy trì động lực. Chưa nói đến câu chuyện làm sao để cái kiến thức mình học không chỉ nằm ở mấy câu chữ mà được mang ra sài ngay. Rồi thì, khi buồn, khi nản, khi hoang mang biết chia sẽ với ai bây giờ đây?


Dưới đây là bài chia sẻ của Leo Nguyen, một cái tên không quá xa lạ với cộng đồng UX tại Việt Nam, những bài viết của anh như thổi một làn gió mới vào việc chia sẻ kiến thức và định hướng cho nhiều bạn trẻ mới vào nghề. Hiện tại, anh Leo hiện đảm nhiệm thiết kế các nghiên cứu trong một công ty tư vấn tại Milan, đồng thời dẫn dắt một team thiết kế sản phẩm tại Việt Nam và là một trong các mentor của chương trình UXMP.


Mình cũng từng thế. Hơn 10 năm trước, mình bắt đầu tự học thiết kế, dấn thân vào diễn đàn Việt Photoshop, có thể nói là một trong những cộng đồng thiết kế đầu tiên. Những sản phẩm đầu tiên bị ném đá, ăn hành, xấu không phải vấn đề mà bởi tư duy thượng đẳng của những người đi trước.

Mình nản! Nhưng mình không rút lui. Mình tự học, tự kiếm việc. Đi làm và thị trường ngoài kia hóa ra lại dễ thở hơn rất nhiều so với những câu từ của một thanh niên cứng đó trên mạng. Bấy giờ tài liệu thiết kế thì ít, cách mình học nhanh nhất có lẽ cũng chính là lao ra ngoài kia và để “đồng tiền” dạy cho mình.

Thêm vài năm, mình dấn thân vào lĩnh vực UX một cách tình cờ khi làm quen với khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, về cách đánh giá chất lượng dịch vụ. Khác với ngày trước, khối lượng thông tin cần tiếp thu lại tạo ra nghịch lý của sự lựa chọn. Nguồn nào cũng hay cả. May mắn lúc này mình gặp được thầy Minh ở FTU. Thầy không giảng, thầy không đọc hộ, thực sự thầy chỉ hướng dẫn. Mình vẫn phải tự làm nhưng được học từ thầy về cách đặt câu hỏi cho đúng, tư duy khoa học, tư duy nghiên cứu, tư duy hệ thống của người Đức, tư duy của chính việc đi học ra sao. Kết quả, đề tài khóa luận sau đó của mình về đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với Grab & Uber được 9.7. Ngày đó, mình cũng bàn về User Stories, Service Design chưa hề biết thứ mình đang làm chính là Usability Testing.

Cuộc đời bươn trải, vấp ngã, tiêu hao tuôi trẻ, sức khỏe và tiền bạc cho mình thêm những trải nghiệm về việc học. Người giáo viên quan trọng nhất của mình thực ra lại chính là mình. Không đọc, không tự học, không tự dạy cho mình thì không thể đi xa. Mình tự nhủ phải “Re-train” mỗi ngày để đáp ứng với Thế giới vạn biến ngoài kia. Mình phải tự học vì mình thân cô thế cô ở đất khách quê người, làm chỉ đủ ăn thôi.

Nhưng mình cũng nhận ra, mình cần những con người trân quý giúp mình mỗi khi băn khoăn nhất, sẵn sàng lắng nghe, cho mình sai, cho mình nói và cho mình hỏi. Người thầy quý giá nhất là người đến với mình như một người bạn, một người tạo điều kiện tốt nhất để mình làm việc. Đó chính là bất kì ai xung quanh, mentor, sếp, đồng nghiệp, và thậm chí là khách hàng.

Bạn muốn học UX? Khoan, hãy tìm một cách học phù hợp trước khi lao vào mênh mông đại dương kiến thức. Bạn sẽ cần một lộ trình, bạn sẽ cần hiểu được từng mảnh ghép cho bức tranh toàn cảnh. Rồi khi thấy mình phù hợp với một mảnh ghép nào đó, bạn sẽ cần lao mình vào để thấu hiểu tường tận nó, bằng cách đọc rất nhiều, nghe rất nhiều và tự làm rất nhiều. Bạn hoàn toàn có thể tự học!

Bạn có còn cần một người thầy, một mentor trong lĩnh vực UX? Bạn đang muốn đi nhanh, ai cũng vậy. Nhưng can đảm để sai và tìm kiếm một bàn tay sẽ kéo đỡ mình khi đó thực sự là thử thách. Bạn đã thử rất nhiều nhưng vẫn thấy chậm vì chiếc la bàn vẫn xoay không định hướng. Lắm điều băn khoăn mà lên mạng chẳng ai giải đáp được ngọn ngành, thậm chí gặp phải tư duy thượng đẳng. Đó là lý do bạn cần một huấn luyện viên/ mentor ở bên.

Người mentor tốt nhất không hẳn là người giỏi nhất mà thực ra lại là người luôn sẵn sàng ở bên bạn khi bạn khó. Người mentor về kĩ năng có thể chưa chắc giỏi hơn bạn, nhưng bạn lại cảm giác an tâm và được thấu hiểu hơn rất nhiều khi bên họ. Người mentor đến với bạn vì bạn muốn học, và vì họ cũng muốn học. Học được lẫn nhau có lẽ là điểm đến lý tưởng của một mối quan hệ mentor-mentee. Và đôi khi, bạn sẽ tìm đến một mentor đơn giản vì họ có nhiều trải nghiệm sống hơn bạn một chút, đâu đó bạn sẽ thấy câu chuyện của mình ở họ, và họ cũng có thể giúp bạn lớn hơn, mạnh mẽ hơn.

Gần đây mình về nước và có cơ hội gặp gỡ các anh em trong cộng đồng UX/UI Việt Nam. Rất nhiều người trân quý, mình gặp chút thôi đã học được rất nhiều. Và mình nghĩ rằng rất nhiều anh em cũng đang muốn chung tay nâng tầm cộng đồng UX Việt. Công việc đầu tiên, trách nhiệm đầu tiên mà bọn mình đều nhận thấy chính là chia sẻ những thứ mình may mắn học trước, những gì mình đã sai, đã vấp để tất cả các bạn trẻ có nhiều hành trang hơn để vào nghề. Mình đã được nhận lời mời tham gia làm Mentor trong chương trình UXMP, một hoạt động thú vị giúp kết nối 40 bạn Fresher tài năng với các Senior/ Mentor trong ngành.

Vài tháng này, mình cũng có cơ hội nói chuyện về băn khoăn của nhiều bạn trẻ đang muốn chuyển hướng sang UX/UI. Mình nhận Coaching cho một vài bạn, có bạn đang làm HR, có bạn đang làm Marketing, BA, Graphic Design mỗi bạn đều có câu chuyện riêng nhưng đều đến với tâm thế chân thành muốn học và làm. Nhiệm vụ của của mình lại là cổ vũ sự can đảm của các bạn ấy. Mình đến vì mình đã ở vị trí của các bạn 10 năm trước. Mình đến vì mình cũng muốn học từ chính các bạn. Và xa hơn cả, mình mong với những hạt mầm nho nhỏ trong mỗi người chúng ta sẽ có một cộng đồng làm UX tại Việt Nam một cách hiện đại, tân tiến.

Mentor có thể đảm bảo gì cho các bạn? Mình hay bất kì mentor nào không thể hứa bạn sẽ có công việc tốt hơn, lương ngàn đô. Mình cũng không hứa bạn có thể trở thành chuyên gia trong vài tháng. Mình chỉ hứa có thể giúp các bạn trở thành một người tốt hơn, dựa trên những nền tảng về Design Thinking, Human-centred Design hay UX Research. Với mình, một Designer sẽ trở nên tốt hơn khi học cách trở thành một người tốt hơn.

Vậy đó, mình có thể tự học, nhưng mình cũng đã may mắn gặp được những Mentor trân quý khi chập chững những ngày đầu vào nghề. Giờ đây chính những anh em trong ngành hay những bạn đồng nghiệp lại là người thầy của mình trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

Hãy nói nhiều hơn, hãy chia sẻ nhiều hơn, hãy mạnh dạn tìm một ai đấy để những băn khoăn được giải tỏa khi khó, đừng để bản thân quá nản mà rời ngành. Cùng nhau chúng ta sẽ trở nên tốt hơn!


UXMP – là chương trình cố vấn đầu tiên tại Việt Nam với hy vọng tạo ra một sân chơi giữa những người trong lĩnh vực UX và xây dựng một cộng đồng UX bền vững. Đây là nơi những người quan tâm sẽ trở thành một học viên UX thực thụ, có thể học hỏi từ tất cả mọi người và cùng nhau phát triển.

Chương trình sẽ mời các Mentor có kinh nghiệm lâu năm trong ngành UX ở Việt Nam và trên thế giới, đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo nên những nền tảng phong phú. Chương trình sẽ kéo dài trong 12 tuần. Mỗi Mentor sẽ hướng dẫn 2 Mentee để hoàn thành dự án, từ đó giúp họ trả lời các câu hỏi về ngành.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình tại đây.

Ban biên tập iDesign

Cùng tác giả

#Tag

Leo Nguyen ux/ui UXMP UXMP VietNam

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
UX Mentorship Program - Chương trình cố vấn định hướng thiết kế trải nghiệm người dùng đã chính thức khởi động
UX Mentorship Program - Chương trình cố vấn định hướng thiết kế trải nghiệm người dùng đã chính thức khởi động
Bạn đã từng lướt mạng xã hội từ trang này sang trang khác mà không để ý về thời gian hay cảm nhận bất cứ sự phiền toái nào? Trải…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…