Biển hiệu vẽ tay: Giữ gìn một nét nghệ thuật cũ

Tái Bản (Republish) là một dự án thể nghiệm tập hợp các bộ phông chữ miễn phí dựa trên những tàn tích nghệ thuật chữ Việt Nam, được khởi xướng bởi Behalf Studio. Bài viết dưới đây nằm trong loạt bài nghiên cứu của dự án Tái Bản.


Khi mới mở tiệm hớt tóc tại khu Chợ Lớn vào giữa những năm 1980, chú Hùng, một thợ hớt tóc lành nghề, cũng cân nhắc rất kĩ về một tấm biển hiệu trước cửa.

Nhớ lại hồi đó, chú Hùng kể: “Chú phải đi hỏi vòng vòng mấy thợ vẽ biển hiệu mà chú ưng nhất. Ông họa sĩ chú chọn mắc hơn mấy người khác nhưng mà ưng là được, nhìn biển hiệu đẹp như vậy thì chắc chắn hợp với tiệm hớt tóc của mình rồi.”

Fig.1 — Biển hiệu trước cửa tiệm của chú Hùng những năm 80 — Hình chụp bởi Giang Nguyễn, 2014

Chú Hùng nói: “Hồi đó thì biết gì về nghệ thuật vẽ chữ hay sắp chữ là gì đâu, thấy màu sắc đẹp đẽ, nhìn chữ thuận mắt là cũng ưng lắm.” Đồng tiền chú bỏ ra cũng xứng đáng với một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Chuyện các cửa tiệm chọn và thuê hoạ sĩ vẽ biển hiệu đã có từ rất sớm, trước thời kỳ Phục Hưng. Nghề vẽ biển hiệu bắt nguồn từ châu Âu và Mỹ, nở rộ vào cuối thế kỷ 19 với nhu cầu thiết kế thương hiệu ngày càng cao của các nhãn hàng.

Rất lâu trước khi máy tính và ngành quảng cáo ra đời, các họa sĩ vẽ biển hiệu luôn là cái tên được săn đón. Người chọn nghề này đều là những nghệ nhân vẽ chữ trang trí (lettering artists), mong muốn tìm kiếm nguồn thu nhập phụ qua nghề vẽ biển hiệu. Với một số người, cái nghề ấy trở thành cái nghiệp theo họ cả đời.

Các tác phẩm của những nghệ nhân vẽ biển hiệu Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ những người thợ sơn nhà cửa (peintres en bâtiment) của Pháp. Một thời những tác phẩm ấy từng mang dáng dấp và linh hồn của cả một vùng đất nơi những người nghệ nhân sinh sống. Dẫu bị mai một dần, các tác phẩm ngày càng được những nghệ sĩ sáng tạo trẻ trân trọng, nỗ lực gìn giữ để vực dậy nghệ thuật vẽ chữ và vẽ biển hiệu (lettering and sign painting).

Tại khu trung tâm Sài Gòn, tàn dư của dòng nghệ thuật xưa cũ này vẫn còn in đậm trước mặt tiền của những căn nhà cổ. Những vết tích mờ nhạt, biển hiệu của các sản phẩm quảng cáo và nhiều cửa hàng, nay đã lạc theo dấu vết thời gian. Số ít biển hiệu, như tấm biển trước tiệm hớt tóc cũ của chú Hùng, vẫn tồn tại nhưng lặng lẽ khép mình sau những biển quảng cáo hiện đại, được sản xuất công nghiệp hơn.

Fig.2 — Biển hiệu mới thay biển hiệu của chú Hùng. Nơi đây giờ là một văn phòng luật sư — Hình chụp bởi Hạ Đoàn, 2020
Fig 3.1 & 3.2 — Biển hiệu của chú Hùng giờ chỉ còn lấp ló phía sau biển hiệu mới — Hình chụp bởi Minh Nguyễn, 2019

Những kiểu chữ duy mỹ với nét đồ họa bắt mắt trường tồn cùng với thời gian được xem như di sản để lại của các họa sĩ. Họ vừa là nhà thiết kế, vừa là nghệ sĩ kiêm cả người thi công. Suốt thế kỷ 20, hầu như thương nghiệp nào ở Sài Gòn cũng thuê họa sĩ vẽ biển hiệu, mong sao có tấm biển bắt mắt đặt ngay mặt tiền hay những biển ngoài trời cho thật nổi bật, chữ đẹp hình hay, để thu hút khách hàng.

Chú Hùng tâm sự: “Chọn kiểu chữ gì thì là do họa sĩ. Thấy ưng thì chú khen cách phối màu, dáng chữ này nọ. Rồi chú nói thêm đó là tiệm hớt tóc cho nam, còn lại họa sĩ sẽ tự nghĩ và thể hiện kiểu chữ sao cho hợp.” Sự tự do sáng tạo vừa là một cơ hội nhưng cũng là thách thức cho những bạn trẻ làm sáng tạo thời nay: đặt mình vào tình huống nhận “đề bài” như vậy, không biết họ sẽ nghĩ sao?

Lấy cảm hứng từ biển hiệu của chú Hùng cùng phong cách vẽ biển hiệu của các tiệm hớt tóc thời bấy giờ, nhóm thiết kế đã phục dựng và cho ra mắt phông chữ số hóa (digital typeface) Thợ Cạo (Barber). Việc xếp chồng những lớp phông chữ lên nhau tạo hiệu ứng đa chiều (dimensional), đa màu (chromatic) với ánh sáng và bóng đổ, là sự tôn trọng nét vẽ ở biển hiệu gốc.

Fig.4 — Minh hoạ việc chồng những lớp phông chữ của bộ chữ Thợ Cạo

Dẫu công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, đi cùng với tư duy kinh doanh “nhanh, gọn, rẻ” của phần lớn doanh nghiệp, ngày càng có nhiều người tìm lại những biển hiệu vẽ tay tại Sài Gòn. Đó là một phần trong dòng chảy của thế giới: ngược tìm về những giá trị nghệ thuật thủ công dựng lên từ đôi bàn tay nghệ nhân.

Sau nhiều năm gắn bó, cửa tiệm cũ nay không còn; chú Hùng sát nhập tiệm cũ với một cửa tiệm khác tại khu vực Chợ Lớn. Hỏi chú Hùng nghĩ gì về những biển hiệu ngày nay, chú than thở, có phần không hài lòng với các tác phẩm thiếu sự tử tế và chỉn chu. “Chú tự hào về tác phẩm của người họa sĩ ngày xưa, lúc nào nhìn biển hiệu cũ cũng thấy hài lòng cả.”

Những con người như chú Hùng, bằng cách riêng nhỏ bé, đang góp phần gìn giữ kho tàng nghệ thuật và một phần di sản của Việt Nam.

Theo: republi.sh

Triển lãm “Republish: Chữ Là Chi… – Một phần của dự án Tái Bản (Republish) vẫn đang diễn ra:

  • Thời gian: 08/01/2021 – 07/02/2021, 10:00 – 20:00 
  • Địa điểm: The Nutshell Saigon, 58/12 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3

Cùng tác giả

#Tag

artist Behalf Studio designer graphic design Republish Chữ là Chi saigon tái bản republish typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
Trong những năm 1950, một phong trào thiết kế nổi lên từ Thụy Sĩ và Đức và được gọi là Thiết kế kiểu Thụy Sĩ (Swiss Design) hay, đúng hơn…